| Hotline: 0983.970.780

Phương Tây chỉ trích Trung Quốc cực đoan

Thứ Hai 06/08/2012 , 11:40 (GMT+7)

Truyền thông Trung Quốc phản ứng lại những chỉ trích của dư luận thế giới về cách làm thể thao hướng tới huy chương bằng mọi giá của nước này.

Dư luận Trung Quốc đang thể hiện sự hoan hỷ trước thành công của đoàn thể thao nước này ở Thế vận hội Olympic London 2012. Truyền thông Trung Quốc phản ứng lại những chỉ trích của dư luận thế giới về cách làm thể thao hướng tới huy chương bằng mọi giá của nước này.

>> VĐV Trung Quốc ''hành xác'' vì giấc mơ Olympic

Trên bảng xếp hạng, Trung Quốc đang cạnh tranh quyết liệt vị trí số 1 với Mỹ, vượt trội hoàn toàn so với các quốc gia còn lại. Tính đến kết thúc ngày thi đấu thứ 8, Trung Quốc đã giành được 25 HCV, đứng thứ hai trên bảng xếp hạng và chỉ kém Mỹ một HCV. Với người Trung Quốc, sự phát triển của thể thao cũng được xem như cách để nước này thể hiện vị thế ngày một tăng trên trường chính trị thế giới. Đây có lẽ là lý do khiến cho dư luận và truyền thông Trung Quốc phản ứng lại mạnh mẽ trước những chỉ trích của phương Tây về cách thức nước này hướng tới những chiếc HCV Thế vận hội.

Để chuẩn bị cho Olympic, Trung Quốc đã tổ chức chọn lọc vận động viên (VĐV) ngay từ lứa tuổi mẫu giáo. Chế độ tập luyện đối với các VĐV “nhí”, như mô tả của báo giới phương Tây, là vô cùng hà khắc và cực đoan, HLV sẵn sàng dùng đòn roi. Theo tờ Daily Mail của Anh, Trung Quốc hiện có khoảng 3.000 lò luyện VĐV Olympic trên khắp cả nước. Quá trình tập luyện có thể bắt đầu từ khi 4 tuổi. Những em bộc lộ năng khiếu, tiềm năng phát triển sẽ được chọn lọc để đào tạo tiếp, trong khi số khác kém hơn sẽ được chuyển đến các trường bình thường.

Tờ Sports Grid (Mỹ) thì cho rằng, Trung Quốc mắc bệnh thành tích nặng trong thể thao. Câu chuyện điển hình được nhắc tới là trường hợp mới đây của VĐV nhảy cầu Wu Minxia. Wu Minxia vừa giành HCV nội dung nhảy cầu đôi ván mềm 3m ở Thế vận hội, đi vào lịch sử với tư cách VĐV đoạt HCV ở 3 kỳ Olympic liên tiếp. Tuy nhiên, sau khi nhận huy chương, Wu Minxia mới biết bà nội đã mất từ hơn 1 năm trước, trong khi mẹ đã nhiều năm bị bệnh ung thư. Những người có trách nhiệm, bao gồm cả bố mẹ Wu đã giấu nhẹm những tin tức trên với lý do không muốn cô bị ảnh hưởng trong khi tập luyện.

Dĩ nhiên, cũng có không ít ý kiến của chính người Trung Quốc chỉ trích bố mẹ Wu và cho đây là điển hình sự khắc nghiệt của thể thao nước nhà. Nhưng số ít trên không so được với luồng dư luận số đông của Trung Quốc, cho rằng đây là biện pháp cần thiết để thể thao Trung Quốc vươn lên dẫn đầu thế giới.

CCTV, kênh truyền hình Trung ương Trung Quốc, thường trực phát sóng hình ảnh đoàn thể thao Trung Quốc ở Thế vận hội Olympic London. CCTV đã tổ chức cả một talk-show để nói về việc một BLV của BBC đã không xin lỗi khi tỏ ý nghi ngờ thành tích của kình ngư Ye Shiwen, người phá kỷ lục Olympic ở nội dung 400m hỗn hợp nữ.

"Nếu không có chế độ tập luyện như vậy, Trung Quốc chỉ có thể như… Ấn Độ trên bảng huy chương”, đấy là lý lẽ của người Trung Quốc. Ấn Độ cho đến ngày thi đấu thứ 8 chỉ giành được 1 HCV. Người Trung Quốc cũng cho rằng, truyền thông Mỹ và phương Tây đã không công bằng khi đánh giá. Dư luận Trung Quốc thậm chí lên tiếng bênh vực Yu Yang, VĐV cầu lông Trung Quốc đã cố tình để thua nhằm mục đích tránh đối thủ đồng hương ở vòng sau. Daily Mail, tờ báo Anh đăng ảnh các VĐV trong một lò luyện Trung Quốc, bị xem là báo “lá cải”.

Xem thêm
Hà Nội phấn đấu đóng góp khoảng 5% GRDP từ ngành công nghiệp văn hóa

UBND thành phố vừa có kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 22/2/2022 của Thành ủy Hà Nội về ‘Phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô’.

Diễn viên Midu sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6

Diễn viên Midu vừa thông báo sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6/2024. Cô cũng đã gửi thiệp đến những người bạn thân thiết về sự kiện trọng đại này.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm