| Hotline: 0983.970.780

Rợn người cảnh mưu sinh bên trạm biến áp

Thứ Tư 19/04/2017 , 08:53 (GMT+7)

Hiện nay, trên địa bàn Hà Nội có hàng trăm bốt điện, trạm biến áp, tủ hạ thế đang bị người dân tận dụng làm nơi bán hàng hoặc sinh hoạt mà bất chấp sự cảnh báo của ngành điện.

Mặc dù biển cảnh báo nguy hiểm rất rõ ràng thế nhưng người ta vẫn cứ thờ ơ với sự nguy hiểm và hồn nhiên buôn bán, không nghĩ đến sự an toàn của bản thân.

Trước tình trạng trên, ngoài việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền, mỗi người dân cần nâng cao ý thức chấp hành nghiêm chỉnh các "cảnh báo" của ngành điện. Đừng để xảy ra hậu quả mới hối hận thì đã quá muộn màng.

07-47-25_1
Phớt lờ biển cảnh báo nguy hiểm, người phụ nữ bán thịt lợn cả ngày bên cạnh trạm biến áp, tại phố Kim Đồng-Hoàng Mai
07-47-25_2
Cũng tại phố Kim Đồng-Hoàng Mai một hàng sửa khóa ngay cạnh tủ điện
07-47-25_3
Có rất nhiều biển cảnh báo nguy hiểm, thế nhưng người đàn ông này vẫn hồn nhiên ngồi bơm vá suốt cả ngày bên trạm biến áp, ảnh chụp trên phố Lò Đúc
07-47-25_4
Tình trạng buôn bán sửa chữa cạnh những trạm điện, tủ điện cũng xuất hiện trên phố Hàng Bông-Hoàn Kiếm
07-47-25_5
Một hàng bán bánh mỳ tại cổng trường ĐH Giao thông vận tải
07-47-25_6
Người bán người ăn, những biển cảnh báo nguy hiểm đang trở nên vô nghĩa với những người này, ảnh chụp trên vỉa hè đường Cầu Giấy
07-47-25_7
Thản nhiên ngồi bấm điện thoại ngay cạnh tủ điện tại Cầu Giấy
07-47-25_8
Bất chấp nguy hiểm người phụ nữ vô tư ngồi ăn ngay cạnh trạm biến áp, tại ngõ 28 Trần Thái Tông-Cầu Giấy

 

Xem thêm
Khánh thành Đền thờ Anh hùng liệt sĩ hy sinh trên tuyến đường 1C

Khánh thành đền thờ anh hùng liệt sĩ hơn 50 tỷ. Hơn 50ha cây ăn quả ở Hà Tĩnh gặp hạn. Bến Tre: Giá dừa tươi lên mức 120.000 đồng/12 trái. Chia sẻ khó khăn với người dân về quê nghỉ lễ.

ĐBSCL cần giải pháp chủ động sống chung lâu dài với hạn mặn

Giữa tâm điểm hạn mặn đang diễn ra ở ĐBSCl, nhiều giải pháp được triển khai để đảm bảo ổn định cuộc sống người dân và giữ an toàn cho sản xuất nông nghiệp.

Âu thuyền Rạch Mọp - công trình kiểm soát nguồn nước bờ Nam sông Hậu

Sóc Trăng Công trình âu thuyền Rạch Mọp được Bộ NN-PTNT xây dựng tại tỉnh Sóc Trăng với tổng kinh phí 550 tỷ đồng, sau khi hoàn thành sẽ kiểm soát nguồn nước bờ Nam sông Hậu.

15ha rừng bị cháy trên đỉnh Tây Côn Lĩnh

Hà Giang Tính đến 17 giờ ngày 27/4, vụ cháy rừng ở đỉnh núi Tây Côn Lĩnh của tỉnh Hà Giang đã được lực lượng chức năng khống chế thành công, khoảng 15ha rừng bị cháy.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm