| Hotline: 0983.970.780

Sáng nay, Thủ tướng chủ trì hội nghị lần 3 phát triển bền vững ĐBSCL

Thứ Bảy 13/03/2021 , 08:09 (GMT+7)

Sau hơn 3 năm triển khai, Nghị quyết 120 đã tạo chuyển biến cả về nhận thức và hành động, với nhiều nhiệm vụ trọng tâm được triển khai để phát triển bền vững ĐBSCL.

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chủ trì Hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Nghị quyết số 120/NQ-CP. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chủ trì Hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Nghị quyết số 120/NQ-CP. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Sáng 13/3, tại TP Cần Thơ, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chủ trì Hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Nghị quyết số 120/NQ-CP về phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu. Hội nghị nhằm đánh giá những kết quả đã đạt được và triển khai nhiệm vụ tiếp theo trong giai đoạn 2021-2025 và tầm nhìn đến năm 2100.

Đồng chủ trì Hội nghị với Thủ tướng Chính phủ có các ông: Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Nguyễn Văn Nên, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh; Trương Hoà Bình, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ; ông Trịnh Đình Dũng, Phó Thủ tướng Chính phủ.

Cụ thể hóa hành động

Năm 2017, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã thay mặt Chính phủ ký ban hành Nghị quyết số 120/NQ-CP về phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu. Đây là Nghị quyết thể hiện tầm nhìn chiến lược với chủ trương phát triển “thuận thiên”, nhằm biến những thách thức do biến đổi khí hậu, nước biển dâng thành cơ hội và tận dụng tốt tiềm năng, thế mạnh, tạo điều kiện cho ĐBSCL phát triển nhanh, bền vững hơn.

Thực hiện Nghị quyết 120, Bộ NN-PTNT triển khai nhiều nhiệm vụ then chốt phát triển bền vững ĐBSCL, trong đó chú trọng đến phát triển thủy lợi, phòng chống xói lở bờ sông, bờ biển, thiên tai.. Ảnh: Trung Chánh.

Thực hiện Nghị quyết 120, Bộ NN-PTNT triển khai nhiều nhiệm vụ then chốt phát triển bền vững ĐBSCL, trong đó chú trọng đến phát triển thủy lợi, phòng chống xói lở bờ sông, bờ biển, thiên tai.. Ảnh: Trung Chánh.

Với trọng trách được giao, Bộ NN-PTNT đã cụ thể hóa bằng những hành động  và đã cơ bản hoàn thành nhiều nhiệm vụ trọng tâm được Thủ tướng Chính phủ giao, một số hoạt động mang tính chất thường xuyên thì các đơn vị đang tiếp tục triển khai.

Kế hoạch hành động của Bộ NN-PTNT xác định các nhóm nhiệm vụ, giải pháp chính và phân công cụ thể cho các đơn vị chủ trì. Đó là: Rà soát, hoàn thiện và bổ sung hệ thống cơ chế, chính sách. Cập nhật và hệ thống hóa số liệu, dữ liệu liên ngành, tăng cường điều tra cơ bản. Xây dựng quy hoạch và tổ chức không gian lãnh thổ. Xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý thích ứng với biến đổi khí hậu. Đầu tư và phát triển hạ tầng. Nghiên cứu, chọn tạo các giống nông nghiệp có chất lượng cao, thích ứng với biến đổi khí hậu. Phát triển và huy động nguồn lực.

Thời gian qua, Bộ NN - PTNT ưu tiên tập trung tổ chức triển khai 4 lĩnh vực then chốt, một trong số đó là xây dựng Chương trình tổng thể phát triển nông nghiệp bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu gắn với xây dựng nông thôn mới. Song song với đó là chú trọng đến phát triển thủy lợi, phòng chống xói lở bờ sông, bờ biển, thiên tai... và nghiên cứu, chọn tạo giống cây trồng, vật nuôi thích ứng với biến đổi khí hậu.

Đầu tư nhiều công trình trọng điểm

Các dự án trọng điểm mà Bộ NN-PTNT đẩy mạnh đầu tư tại ĐBSCL thời gian gần đây chính là những công trình thủy lợi lớn, liên vùng và phòng chống xói lở bờ sông, bờ biển, phòng chống thiên tai… để nâng cao năng lực thích ứng. Chỉ trong thời gian ngắn, đã có hàng ngàn tỷ đồng được đầu tư, các công trình dần được hình thành và đi vào hoạt động, phát huy hiệu quả.

Công trình cống âu thuyền Ninh Quới là một trong nhiều công trình thủy lợi trọng điểm được Bộ NN-PTNT đầu tư tại ĐBSCL, phát huy hiệu quả rõ rệt. Ảnh: Trung Chánh.

Công trình cống âu thuyền Ninh Quới là một trong nhiều công trình thủy lợi trọng điểm được Bộ NN-PTNT đầu tư tại ĐBSCL, phát huy hiệu quả rõ rệt. Ảnh: Trung Chánh.

Cụ thể, từ năm 2018 đến nay, Bộ NN-PTNT đã phối hợp với các Bộ, ngành trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Quốc hội hỗ trợ các tỉnh vùng ĐBSCL 6.622 tỷ đồng từ các nguồn vốn ngân sách Trung ương, hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) để xử lý sạt lở bờ sông, bờ biển, góp phần ổn định dân sinh, vùng ven sông, ven biển.

Tập trung ưu tiên phát triển thủy lợi vùng ĐBSCL bao gồm xây dựng quy hoạch thủy lợi vùng ĐBSCL và đề án hiện đại hóa thủy lợi vùng ĐBSCL. Hiện nay, Bộ giao Tổng cục Thủy lợi triển khai tổ chức thực hiện hằng năm các nhiệm vụ về quan trắc, dự báo nguồn nước và xây dựng kế hoạch sử dụng nước tại các tiểu vùng sinh thái, giám sát, dự báo chất lượng nước trong các hệ thống công trình thủy lợi.

Hoàn thiện cơ sở dữ liệu, xây dựng bản đồ trực tuyến, rà soát, điều chỉnh quy trình vận hành các hệ thống công trình thủy lợi Nam Măng Thít, Quản Lộ Phụng Hiệp và Cái Lớn, Cái Bé…

Cống Cái Bé là công trình thủy lợi do Bộ NN-PTNT đầu tư, được đẩy nhanh tiến độ thi công, sớm đưa vào vận hành, phát huy hiệu quả ngay đầu mùa không 2020-2021. Ảnh: Trung Chánh.

Cống Cái Bé là công trình thủy lợi do Bộ NN-PTNT đầu tư, được đẩy nhanh tiến độ thi công, sớm đưa vào vận hành, phát huy hiệu quả ngay đầu mùa không 2020-2021. Ảnh: Trung Chánh.

Ưu tiên bố trí các nguồn lực, nhất là kinh phí cho các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng, thủy lợi, phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ biển… phục vụ sản xuất nông nghiệp, ổn định đời sống của nhân dân ĐBSCL trong giai đoạn 2021-2025, với tổng nhu cầu vốn hoảng 41.257 tỷ đồng.

Trọng tâm là đầu tư các dự án kiểm soát mặn, cấp ngọt phục vụ sản xuất nông nghiệp. Đầu tư hệ thống trữ ngọt, cung cấp nước sinh hoạt, trữ nước hộ gia đình cho người dân khu vực thường xảy ra xâm nhập mặn. Đầu tư xử lý sạt lở bờ sông và củng cố đê biển.

Nền nông nghiệp thích ứng nhanh

Với tư duy xoay trục phát triển kinh tế, giảm diện tích trồng lúa, tăng thủy sản (nuôi cá và tôm nước lợ), trái cây, rau màu… Đồng thời, cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Tập trung nghiên cứu, chọn tạo giống cây trồng, vật nuôi thủy sản chủ lực thích ứng với biến đổi khí hậu vùng ĐBSCL.

ĐBSCL sẽ giảm dần diện tích canh tác lúa ở những vùng điều kiện bất lợi, chuyển sản cây, con khác cho hiệu quả kinh tế cao hơn. Ảnh: Trung Chánh.

ĐBSCL sẽ giảm dần diện tích canh tác lúa ở những vùng điều kiện bất lợi, chuyển sản cây, con khác cho hiệu quả kinh tế cao hơn. Ảnh: Trung Chánh.

Về cây lúa, giữ diện tích gieo trồng hàng năm quanh mốc khoảng trên 4 triệu ha. Tập trung thay đổi tập quán canh tác, giảm lượng giống gieo sạ (sạ thưa), sử dụng giống đạt phẩm cấp theo quy định. Hiện nay, diện tích sử dụng giống lúa xác nhận mới chiếm 65%, dự kiến đến năm 2020 tỷ lệ này tăng trên 75%,  năm 2025 đạt 90% và năm 2030 đạt 100%.

Cây ăn quả, hiện có khoảng 335,4 ngàn ha, gồm các cây trồng chủ yếu như: thanh long, xoài, cam, bưởi, chôm chôm, nhãn, sầu riêng, dứa… . Nhiều giống cây ăn quả khẳng định được năng suất, chất lượng cao, thích ứng với điều kiện vùng ĐBSCL đã được đưa vào sản xuất, nâng cao giá trị và kim ngạch xuất khẩu.

Áp dụng cơ giới hóa, giảm lượng giống gieo sạ, sử dụng giống đạt phẩm cấp nhằm phát huy hiệu quả kinh tế từ nghề trồng lúa ở ĐBSCL. Ảnh: Trung Chánh.

Áp dụng cơ giới hóa, giảm lượng giống gieo sạ, sử dụng giống đạt phẩm cấp nhằm phát huy hiệu quả kinh tế từ nghề trồng lúa ở ĐBSCL. Ảnh: Trung Chánh.

Thủy sản, tập trung xây dựng kế hoạch phát triển để trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của ĐBSCL, chủ lực là tôm nuôi nước lợ và cá tra. Hiện diện tích nuôi tôm nước lợ vùng ĐBSCL có khoảng 669.000 ha, chiếm 92,9% diện tích cả nước. Toàn vùng có 1.278 cơ sở sản xuất tôm giống, đáp ứng được 48,3% nhu cầu thả nuôi, số giống còn thiếu được cung cấp từ các tỉnh Nam Trung Bộ.

Theo Kế hoạch hành động Quốc gia phát triển ngành tôm, trong đó đẩy mạnh phát triển nuôi tôm càng xanh với năng suất và chất lượng ổn định, hiệu quả và bền vững, nuôi tôm thẻ chân trắng công nghiệp theo hướng công nghệ cao, tôm sú sinh thái, hữu cơ quy mô lớn (tôm - lúa - rừng) tập trung các khu vực lợi thế là Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang, Sóc Trăng, Bến Tre và Trà Vinh.

Thủy sản sẽ được tập trung phát triển để sớm trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của ĐBSCL, chủ lực là tôm nuôi nước lợ và cá tra. Ảnh: Trung Chánh.

Thủy sản sẽ được tập trung phát triển để sớm trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của ĐBSCL, chủ lực là tôm nuôi nước lợ và cá tra. Ảnh: Trung Chánh.

Cá tra, diện tích nuôi toàn vùng hiện nay đạt 6.000 ha, sản lượng đạt 1,4 triệu tấn (năm 2019), nhu cầu giống thả nuôi khoảng 3-4 tỷ con. Các địa phương có điều kiện phát triển mạnh nghề nuôi cá tra là các tỉnh đầu nguồn sông Tiền Và sông Hậu, gồm: Đồng Tháp, An Giang, Tiền Giang và TP Cần Thơ…

Tập trung nghiên cứu, sản xuất cây, con giống chủ lực  

Chương trình phát triển nghiên cứu, sản xuất giống phục vụ cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2021-2030, Bộ NN-PTNT tiếp tục nâng cao năng lực nghiên cứu, sản xuất giống cây nông, lâm nghiệp, giống vật nuôi và giống thủy sản theo hướng công nghiệp hiện đại. Qua đó, nhằm cung cấp cho sản xuất đủ giống có năng suất, chất lượng, thích ứng với biến đổi khí hậu, góp phần thực hiện thành công định hướng cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.

  • Tags:
Xem thêm
Tìm nguyên nhân khiến ngành chè 'ngại đổi mới'

'Cây chè là cây truyền thống và từng được bao cấp một cách triệt để về doanh nghiệp và đầu ra. Như vậy, đây có phải là nguyên nhân khiến ngành chè ngại đổi mới?' - nguyên Thứ trưởng Lê Quốc Doanh trăn trở.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Người phụ nữ 'biến đổi' vùng đất nghèo thành vườn rau bội thu

SƠN LA Bà Luyến, một nông dân ngụ cư, đã nỗ lực thay đổi bản Tự Nhiên từ vùng đất nghèo khó thành điểm sáng nông nghiệp sạch, mang lại cuộc sống ấm no cho cộng đồng.