| Hotline: 0983.970.780

Sinh viên Bình Phước sẽ học đại học ngay tại tỉnh nhà

Thứ Hai 07/10/2024 , 20:28 (GMT+7)

Bắt đầu từ năm học 2025 trở đi, sinh viên cao đẳng, đại học có hộ khẩu tại tỉnh Bình Phước sẽ không phải đi học xa, mà học ngay tại tỉnh nhà.

Ngày 7/10, UBND tỉnh Bình Phước cho biết, đã ký kết hợp tác với Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật TP.HCM (HCMUTE) giai đoạn 2024-2027. Dự kiến Phân hiệu HCMUTE tại Bình Phước sẽ đi vào hoạt động trong quý I năm 2025. Đây sẽ là nơi đào tạo sinh viên và bồi dưỡng cho cán bộ, công chức trong tỉnh.

Việc cho ra đời Phân hiệu HCMUTE tại tỉnh Bình Phước xuất phát từ nhu cầu học đại học rất lớn của học sinh trên địa bàn tỉnh Bình Phước. Với 8 trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên hiện có, tỉnh Bình Phước đã xây dựng, ban hành nhiều chính sách để phát triển nguồn nhân lực, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh cơ bản đáp ứng yêu cầu đào tạo nghề cho lao động nông thôn. 

Theo thỏa thuận hợp tác, Phân hiệu HCMUTE sẽ triển khai các hoạt động phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của phân hiệu và nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Phước. Ảnh: HT.

Theo thỏa thuận hợp tác, Phân hiệu HCMUTE sẽ triển khai các hoạt động phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của phân hiệu và nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Phước. Ảnh: HT.

Phân hiệu HCMUTE được sử dụng toàn bộ cơ sở vật chất, trang thiết bị của Trường Cao đẳng Bình Phước (phường Tân Bình, TP. Đồng Xoài) có sẵn của trường. Ngoài ra, sẽ đầu tư thêm cơ sở vật chất, trang thiết bị, đáp ứng đầy đủ nhu cầu đào tạo như cơ sở chính của HCMUTE tại TP.HCM. Nguồn vốn thực hiện dự kiến 264 tỷ đồng, được bố trí từ nguồn vốn đầu tư công, nguồn vốn từ trụ sở chính và các nguồn tài trợ khác.
Việc chú trọng phân luồng học sinh ở các trường THCS, THPT được ngành giáo dục phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện hiệu quả. Tuy nhiên, tỷ lệ lao động qua đào tạo mới đạt khoảng 64,45%, trong đó lao động có chứng chỉ, bằng cấp chỉ đạt khoảng 17%.

Phát biểu tại lễ ký kết, bà Trần Tuyết Minh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước cho biết: Phân hiệu HCMUTE không chỉ giúp đào tạo lực lượng kỹ sư, cử nhân giỏi cho địa phương, mà còn là nguồn lực quan trọng cho các doanh nghiệp khu vực Đông Nam Bộ, sẵn sàng tiến trình thúc đẩy sự phát triển của các không gian công nghiệp gắn với ưu thế của từng địa phương trong định hướng quy hoạch vùng giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

PGS. TS Lê Hiếu Giang (hàng đầu, bên trái), quyền Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM và Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước Trần Tuyết Minh ký kết hợp tác dưới sự chứng kiến của lãnh đạo hai bên. Ảnh: HT.

PGS. TS Lê Hiếu Giang (hàng đầu, bên trái), quyền Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM và Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước Trần Tuyết Minh ký kết hợp tác dưới sự chứng kiến của lãnh đạo hai bên. Ảnh: HT.

Bình Phước có khoảng 72.000 lao động làm việc tại các khu công nghiệp, khu kinh tế, trong đó 70% lao động trong tỉnh và 30% lao động ngoài tỉnh. Theo tính toán, đến năm 2025, cơ cấu kinh tế của Bình Phước sẽ chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp và xây dựng với sự mở rộng các khu công nghiệp tập trung và mỗi huyện có từ 1 - 3 cụm công nghiệp. Trong giai đoạn này, mỗi năm tỉnh cần bổ sung mới khoảng 6.000 - 7.000 lao động có trình độ sơ cấp; từ 1.000 - 2.000 lao động trình độ trung cấp, cao đẳng trở lên. Các ngành có nhu cầu cao là: tự động hóa, điện - điện tử, điện công nghiệp, điện kỹ thuật, cơ khí chế tạo máy, phiên dịch…

“Hai bên phấn đấu đến quý I/2025, Phân hiệu sẽ được Bộ GD-ĐT cấp phép hoạt động và chính thức tuyển sinh. Tỉnh Bình Phước sẽ tiến hành báo cáo Bộ Tài chính về bàn giao 9ha đất và các cơ sở hiện hữu gắn liền với đất cho Trường ĐHSPKT TP.HCM thành lập Phân hiệu”, bà Tuyết Minh nói.

Trường Cao đẳng Bình Phước, nơi sẽ trở thành Phân hiệu HCMUTE. Ảnh: HT.

Trường Cao đẳng Bình Phước, nơi sẽ trở thành Phân hiệu HCMUTE. Ảnh: HT.

Theo thống kê, hàng năm có khoảng 71% học sinh tỉnh Bình Phước trúng tuyển đại học, cao đẳng. Qua khảo sát nhu cầu của gần 20.000 học sinh, có khoảng 11.000 học sinh mong muốn được học đại học tại Bình Phước. Bên cạnh đó, nhu cầu về đào tạo, bồi dưỡng sau đại học cho cán bộ, công chức, viên chức và nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ các doanh nghiệp của tỉnh rất lớn. Với sự có mặt của Phân hiệu Trường ĐHSPKT TP.HCM sẽ góp phần đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho Bình Phước và các tỉnh lân cận.

Xem thêm
Quốc hội chốt áp thuế VAT 5% với mặt hàng phân bón

Chiều 26/11, với 84,97% đại biểu tán thành, Quốc hội thông qua Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi), trong đó chốt quy định thuế suất 5% đối với mặt hàng phân bón.

Lần đầu công bố Kịch bản nguồn nước lưu vực sông Hồng - Thái Bình

Trong Kịch bản nguồn nước (lần đầu) lưu vực sông Hồng - Thái Bình, Bộ Tài nguyên - Môi trường (TN-MT) khuyến cáo việc sử dụng hợp lý nguồn nước trong và sau thời kỳ đổ ải.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Hơi ấm cộng đồng giúp người dân Lục Yên gượng dậy sau bão

Yên Bái Vượt qua những đau thương, mất mát do thiên tai càn quét, những ngày này chính quyền và người dân ở huyện Lục Yên đang gượng dậy khôi phục sản xuất, dựng lại nhà ở.