| Hotline: 0983.970.780

Sửa đổi Nghị định 02 về hỗ trợ khôi phục sản xuất sau thiên tai

Thứ Hai 23/12/2024 , 22:10 (GMT+7)

Ông Nguyễn Văn Hải, đại diện Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai nhận định, Nghị định 02 cần sửa đổi để phù hợp với tình hình thiệt hại do thiên tai.

Theo Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai (Bộ NN-PTNT), bão số 3 (Yagi) và hoàn lưu mưa sau bão là đợt thiên tai nghiêm trọng, khốc liệt nhất trong nhiều năm qua ở Bắc bộ. Ước tính tổng thiệt hại về kinh tế trên 83.746 tỷ đồng, trong đó thiệt hại về nông nghiệp ước tính 38.086 tỷ đồng, chiếm 45% tổng thiệt hại về kinh tế.

Với mục tiêu xây dựng các cộng đồng xã hội an toàn hơn trước thiên tai, sáng 23/12, Báo Nông nghiệp Việt Nam phối hợp với Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai, Sở NN-PTNT Yên Bái tổ chức Diễn đàn “Kinh nghiệm phục hồi sau thiên tai”.

Ông Nguyễn Văn Hải, Trưởng phòng Ứng phó và Khắc phục hậu quả thiên tai, Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai nhấn mạnh về sự khốc liệt của bão số 3 vừa qua. Ảnh: Phạm Trung Hiếu.

Ông Nguyễn Văn Hải, Trưởng phòng Ứng phó và Khắc phục hậu quả thiên tai, Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai nhấn mạnh về sự khốc liệt của bão số 3 vừa qua. Ảnh: Phạm Trung Hiếu.

Về công tác khắc phục hậu quả bão số 3 và mưa lũ sau bão, ông Nguyễn Văn Hải, Trưởng phòng Ứng phó và Khắc phục hậu quả thiên tai, Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai nhấn mạnh, từ Chính phủ đến Bộ NN-PTNT đã có những chỉ đạo quyết liệt nhằm nhanh chóng khắc phục hậu quả bão lũ.

Theo đó, Bộ NN-PTNT đang xây dựng dự thảo sửa đổi, bổ sung thay thế Nghị định 02 về cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh theo mong muốn của địa phương và tình hình thực tế về nâng mức hỗ trợ. 

“Có thể thấy sự vào cuộc mạnh mẽ của các cơ quan, đặc biệt Bộ NN-PTNT về chỉ đạo phục hồi sản xuất nông nghiệp. Trong đó, lực lượng khuyến nông các địa phương tích cực phối hợp để hỗ trợ bà con với phương châm “nước rút đến đâu, phục hồi đến đó”, bên cạnh huy động về kinh phí, còn hỗ trợ giống, hóa chất… kịp thời để xử lý nhanh tình hình.

Bộ NN-PTNT đã phối hợp với Bộ Ngoại giao kịp thời huy động và tiếp nhận nguồn lực quốc tế, với những chuyến bay xuyên đêm đến các địa phương chịu thiên tai để phân bổ viện trợ. Sau cơn bão số 3, chúng ta đã khắc phục được khoảng trống thời gian khi phân bổ và tiếp nhận các hàng thiết yếu đến người dân”, ông Hải cho biết.

Bà con Thái Nguyên khôi phục sản xuất trong vụ đông sau bão số 3. Ảnh: Phạm Trung Hiếu.

Bà con Thái Nguyên khôi phục sản xuất trong vụ đông sau bão số 3. Ảnh: Phạm Trung Hiếu.

Bài học sau bão số 3 cho thấy, khi có thông tin về dự báo bão mạnh, cần có sự rà soát đối với các tỉnh, trong đó có các tỉnh miền núi, biên giới, nơi có tình huống về chia cắt giao thông, gây khó khăn cho liên lạc, khắc phục hậu quả thiên tai.

Huy động nguồn lực từ Trung ương đến địa phương, cộng đồng trong và ngoài nước vào cuộc, trong đó có phục hồi về nông nghiệp. Phục hồi sản xuất cần gắn với sinh kế và phát triển cộng đồng. Ngoài ra, cần có giải pháp bảo đảm an toàn cho nông nghiệp công nghệ cao và các sản phẩm giá trị lớn trước thiên tai trong thời gian tới.

"Trong thời gian tới, tôi cho rằng phải kiện toàn bộ máy nhằm bảo đảm công tác phòng, chống thiên tai được vận hành thông suốt, hiệu lực, hiệu quả, kịp thời hơn và kế thừa, phát huy những điểm mạnh của tổ chức hiện có trong công tác tham mưu, chỉ đạo, điều hành.

Bên cạnh đó, tiến hành rà soát, tổng hợp các dự án bố trí ổn định dân cư cấp bách do các địa phương đề xuất, cơ cấu lại cây trồng, vật nuôi ở các vùng, địa phương theo hướng thuận thiên, hiệu quả, bền vững hơn, an toàn trước thiên tai. Đồng thời, xây dựng phương án phòng, chống thiên tai được thực hiện theo phương châm bốn tại chỗ…", ông Hải kiến nghị.

Ông Nguyễn Văn Vương, Trưởng phòng Cây lương thực và Cây thực phẩm (Cục Trồng trọt) phát biểu tại diễn đàn. Ảnh: Phạm Trung Hiếu.

Ông Nguyễn Văn Vương, Trưởng phòng Cây lương thực và Cây thực phẩm (Cục Trồng trọt) phát biểu tại diễn đàn. Ảnh: Phạm Trung Hiếu.

Năm 2025 tiếp tục được dự báo là có những biến động thời tiết bất thường, ảnh hưởng đến sản xuất trồng trọt. Thêm vào đó, các thị trường nhập khẩu vẫn đang tăng cường các hàng rào kỹ thuật đối với hàng nhập khẩu. Theo ông Nguyễn Văn Vương, Trưởng phòng Cây lương thực và Cây thực phẩm (Cục Trồng trọt), trong năm 2025, các tỉnh phía Bắc cần chủ động xây dựng kế hoạch sản xuất nông nghiệp dựa trên tình hình thời tiết khí hậu, cơ cấu mùa vụ, vật tư nông nghiệp và nguồn nước.

“Bên cạnh tập trung vào khôi phục sản xuất lúa và nâng cao sản lượng, các địa phương cần chuẩn bị nguồn giống dự phòng và vật tư nông nghiệp để kịp thời ứng phó với thiên tai, đảm bảo duy trì sản xuất ổn định cho bà con nông dân”, ông Vương cho biết.

Xem thêm
Tổng Bí thư tiếp Đại sứ Úc Andrew Goledzinowski đến chào từ biệt

Chiều 23/12, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Australia tại Việt Nam Andrew Goledzinowski đến chào từ biệt, kết thúc nhiệm kỳ công tác.

Xuất khẩu thủy sản đạt 10 tỷ USD, kỳ vọng vào 2025

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam tổ chức Lễ mừng xuất khẩu thủy sản đạt 10 tỷ USD năm 2024, kỳ vọng tăng trưởng tốt hơn trong năm 2025.

Muốn khôi phục sản xuất cần giãn nợ, mở rộng chính sách bảo hiểm nông nghiệp

Khoanh nợ, giãn nợ, bổ sung gói vay mới, mở rộng chính sách bảo hiểm trong nông nghiệp sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp phát triển sản xuất bền vững.