| Hotline: 0983.970.780

SX thử nghiệm một số cây trồng, vật nuôi ở quần đảo Trường Sa

Thứ Hai 26/05/2014 , 09:30 (GMT+7)

Dự án “Sản xuất thử nghiệm một số cây trồng, vật nuôi ở quần đảo Trường Sa” được triển khai với 2 hạng mục chính là xây nhà kính trồng rau và nuôi thử nghiệm một số giống gia súc, gia cầm.

Từ ngày 29 - 7/6, Đoàn công tác của Bộ Nông nghiệp và PTNT do Thứ trưởng Trần Thanh Nam làm trưởng đoàn sẽ đi thăm, động viên, tặng quà cán bộ, chiến sĩ và nhân dân các xã đảo thuộc huyện đảo Trường Sa (Khánh Hòa) và Nhà giàn DK1.

Thứ trưởng Trần Thanh Nam cho biết: Một trong những nhiệm vụ quan trọng trong chuyến đi này của đoàn Bộ Nông nghiệp và PTNT là tìm hiểu, đánh giá hiệu quả dự án “Sản xuất thử nghiệm một số cây trồng, vật nuôi ở quần đảo Trường Sa” được Bộ giao cho Viện Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam triển khai thực hiện (2011-2014).

Từ kết quả khảo sát này, Đoàn sẽ có đề nghị với Bộ để tiếp tục hỗ trợ, nhân rộng mô hình này trên tất cả các đảo tại Trường Sa.

“Việc quan tâm, đầu tư phát triển các mô hình, dự án mới như mô hình trồng rau trong nhà kính, chuồng trại chăn nuôi tập trung là một việc làm cụ thể, thiết thực… Đây cũng là phần trách nhiệm của Bộ Nông nghiệp và PTNT nhằm góp phần nâng đời sống vật chất, tinh thần của bộ đội, nhân dân trên đảo” – Thứ trưởng Nam khẳng định.

Dự án “Sản xuất thử nghiệm một số cây trồng, vật nuôi ở quần đảo Trường Sa” được triển khai với 2 hạng mục chính là xây nhà kính trồng rau và nuôi thử nghiệm một số giống gia súc, gia cầm.

Tháng7/2013, hai khu nhà kính trồng rau trên Đảo Song Tử Tây được xây dựng với diện tích 156 m2, trị giá khoảng hơn 600 triệu đồng từ nguồn kinh phí đầu tư của Bộ Nông nghiệp và PTNT. Tháng 8/2013, hai khu nhà này được hoàn thành và đưa vào sử dụng.

Viện Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam đã tiến hành tập huấn cho cán bộ, chiến sĩ, nhân dân về kỹ thuật canh tác. Qua các lứa rau đã trồng đều phát triển rất tốt, kể cả khi có gió mùa mang theo hơi nước biển; từ năm 2013 đến nay, các đảo Nam Yết trồng được trên 17.000kg rau, Sinh Tồn gần 9.400kg rau, Song Tử Tây khoảng 14.700kg rau…

Ngoài ra, các đảo này cũng trồng được nhiều loại cây ăn quả, như: đu đủ, dừa, mía, chuối… cho năng suất, chất lượng tương đương trong đất liền . Hiệu quả bước đầu của dự án đã góp phần cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ, chiến sĩ, nhân dân nơi đây.

Từ năm 2011, Bộ Nông nghiệp và PTNT cũng đã tặng đảo ba con bò giống lai Sind và khi dự án tiến hành đã cấp thêm cho đảo bốn con. Bò lai Sind là giống bò lai giữa bò Sind nhập nội và bò vàng VN nên chịu được kham khổ, vóc dáng to, nhiều thịt.

Tiến sĩ Ngô Quang Vinh - Phó viện trưởng Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp miền Nam phấn khởi chia sẻ “Tôi khá bất ngờ vì trong điều kiện khó khăn nhưng sức sống của chúng rất mãnh liệt. Mùa khô không có cỏ tươi, chúng ăn lá khô, giấy, bìa cactông,... những thứ mà bò trong bờ hầu như chả bao giờ ăn. Vậy mà ở đây chúng vẫn khỏe, vẫn tốt, vẫn sinh sôi nảy nở. Đây là một trong những điểm thành công của dự án”. 



 

Xem thêm
Thủ tướng nêu 3 nhiệm vụ quan trọng trong quy hoạch tỉnh Lạng Sơn

Thủ tướng Phạm Minh Chính khái quát 3 nhiệm vụ hết sức quan trọng với Lạng Sơn trong thực hiện quy hoạch tỉnh.

Phú Thọ thiệt hại khoảng 34,5 tỷ đồng do mưa dông

Ngành nông nghiệp tỉnh Phú Thọ chịu thiệt hại vô cùng nặng nề khi hàng trăm ha lúa, ngô, chuối, rau màu... bị đổ ngã và không thể phục hồi.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Ngồi ở nhà, người dân Huế vẫn được cấp phiếu lý lịch tư pháp

THỪA THIÊN - HUẾ Từ ngày 22/4, người dân Huế có tài khoản định danh điện tử VNeID mức độ 2 sẽ thực hiện thí điểm cấp phiếu lý lịch tư pháp trên ứng dụng định danh VneID.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm