Tản văn Phan Thị Hà Dương: Đi giữa lòng Hà Nội

. - Thứ Năm, 12/01/2023 , 06:10 (GMT+7)

Đi giữa lòng Hà nội, như giữa một dòng sông. Nhưng không thể để mình trôi vô thức. Vì không thể một giây lơ là, không thể nào nhắm mắt.

Đã qua rồi những ngày đường Hà Nội vắng hoe không một bóng người, qua rồi những ngày đầu sau dịch mừng vui khi thấy những bóng dáng xe qua. Ảnh minh họa.

Đã qua rồi những ngày đường Hà Nội vắng hoe không một bóng người, qua rồi những ngày đầu sau dịch mừng vui khi thấy những bóng dáng xe qua. Hà Nội đã trở lại nhịp sống của mình và đợi chờ đón Tết.

Chiều kia tan, sau ba tiếng họp, tôi về nhà, trên xe máy, từ phía đông đến phía tây thành phố, xuyên qua những khu phố lớn Bạch Mai, phố Huế, Hàng Bài, hít thở chút không khí xanh của Hồ Gươm, rồi lại Tràng Thi, Cửa Nam, qua cái nút thắt phố Sơn Tây, và tiếp nữa. Ơn trời, không tắc đường, chỉ lâu thôi. Và khói nữa. Và vẫn có thể nghĩ về chặng đường mình đang đi.

Đi giữa lòng Hà nội, xung quanh mình là hàng trăm xe máy đủ loại cũng đang nhích dần, nhích dần ở mỗi đèn đỏ, và cũng trăm xe máy uốn lượn, luồn lách, sát sạt nhau trên mỗi khúc đường. Cảm giác mình đang trôi trong một dòng sông, dòng chảy của những chiếc xe.

Cũng đã có cảm giác trôi trong một dòng sông, dòng chảy của những bước chân. Những bước chân người vội vã những buổi chiều tan tầm trong metro Paris. Những tiếng gót giầy cao, những tiếng đế giày trầm, những lao xao cười nói, những thở dài mệt mỏi. Và bao gương mặt lướt qua.

Nhưng có một điều gì đó khác, rất khác giữa hai dòng sông ấy.

Trong những bến metro Paris, có thể nhắm mắt bước đi, làm sao ngã được giữa dòng người như đang ép chặt, nhưng cũng như đang nâng đỡ mình ấy. Đã quá quen rồi khúc ngoặt nơi Place D'Italie, từ bậc cầu thang này, chỉ hai mươi bước nữa, mắt có nhắm cũng chói lên vì ánh đèn bên sập báo, chỗ ấy một ngã rẽ lên cầu thang về hướng Charles de Gaule-Etoile, và một ngã bên phải đi về hướng nhà mình. Tàu sẽ đi dưới hầm, và rồi trồi lên mặt đất ở khúc qua sông Seine, đèn trên cầu sẽ nhấp nháy, một lần nữa làm chói mắt.

Đã có những khi tôi bước đi giữa những hàng người sĩu sịt vào nhau. Đông đúc quá và ồn ào quá. Nhưng nếu mình chợt cảm thấy như đang nhắm mắt, tất cả các âm thanh sẽ dường như cùng lao xao, dường như cùng ồn ào theo một nhịp, và sau đó là tĩnh lặng hoàn toàn. Mình sẽ có thể trôi bồng bềnh trong dòng sông ấy, nhẹ bỗng, không cảm thấy trọng lượng, không cảm thấy âm thanh. Như trong chân không.

Đi giữa lòng Hà nội, như giữa một dòng sông. Nhưng không thể để mình trôi vô thức. Vì không thể một giây lơ là, không thể nào nhắm mắt. Bất kể lúc nào, nguy hiểm cũng rình sẵn bên mình, bất kể khi nào cũng có thể đâm vào xe người khác hay bị người khác đâm. Còn nhớ khi xem phim "Truyền thuyết Jumong", Heimusu nói về võ: không chỉ nhìn bằng mắt, mà cảm nhận bằng toàn bộ cơ thể.

Đi xe máy giữa lòng Hà nội dường như cũng vậy. Không chỉ mắt nhìn những đuôi xe đang đi thẳng bỗng hồn nhiên ngoặt ngang phía trước; tai còn phải cảm nhận tiếng động lạ lọc xọc sau lưng, báo hiệu một cái xe đang vác thêm ống nước loằng ngoằng gì đó; đầu phải tưởng tượng đến ngã ba này cụ ông ngay phía trước sẽ thò chân xuống lê lê trên lòng đường; mũi phải quay đi tránh luồng khói đen xộc ra từ sau xe bus; kinh nghiệm phải mách bảo rằng nếu mình lạng xe 10cm sang trái sẽ không bị xe sau húc, vì anh chàng khôi ngô đằng sau chắc đủ nhanh nhạy để đoán đường xe của mình; và đôi khi, tình cờ sao và bất chợt biết bao, giác quan thứ 6 phải nhắc với mình rằng cái tiếng gọi vọng lại phía bên kia đường là gọi tên mình một âm hay hai âm, và như thế đó là bạn cùng học hay không, bạn thân hay không, và mình sẽ quay lại hay không, vì quay lại thì ngã như chơi mà bỏ lỡ một người bạn thân thì không nỡ.

Dẫu không cố tình, mà trình độ đi xe máy của mình dường như cũng đã đạt tầm nghệ thuật. Đã đi xe bằng toàn bộ giác quan rồi.

Đi xe máy giữa lòng Hà nội, cảm thấy bao mối dây ràng buộc, cảm thấy mọi giác quan sống động.

Đi giữa lòng Hà nội, cảm nhận nhịp đập của cuộc sống này từng phút, từng giây.

Phan Thị Hà Dương

Phó giáo sư Phan Thị Hà Dương học Đại học tổng hợp Toán đến hết năm thứ ba thì sang Pháp. Chị làm tiến sĩ Toán - tin và làm maitre de conférences tại Paris 7 năm 26 tuổi. Năm 2005 chị về nước công tác tại Viện Toán học. Phan Thị Hà Dương là con gái cố giáo sư Phan Đình Diệu, nhà toán học, nhà khoa học máy tính nổi tiếng của Việt Nam.

.
Tin khác
Giải thưởng Trần Văn Giàu trao cho công trình nghiên cứu đô thị
Giải thưởng Trần Văn Giàu trao cho công trình nghiên cứu đô thị

Giải thưởng Trần Văn Giàu năm 2024 trao cho công trình nghiên cứu ‘Đô thị Sài Gòn - Chợ Lớn trước năm 1945 qua tài liệu lưu trữ’, vào sáng 28/9 tại TP.HCM.

Người lính già cầm trăng đợi chờ vì sợ đêm đi mất
Người lính già cầm trăng đợi chờ vì sợ đêm đi mất

Người lính già là cách nhà thơ Nguyễn Văn Hiếu tự nhận ở tuổi 80, khi ông giới thiệu tuyển thơ chắt chiu đời mình với bạn đọc, vào sáng 27/9 tại TP.HCM.

Nửa giờ cùng bác sĩ Alexandre Yersin
Nửa giờ cùng bác sĩ Alexandre Yersin

Alexandre Yersin là vị bác sĩ người Pháp đã gắn bó trọn đời với mảnh đất Nha Trang, có nhiều đóng góp nền tảng, quan trọng về y học, nông nghiệp.

Tiếng Việt giàu đẹp và cuộc hội ngộ người yêu tiếng Việt
Tiếng Việt giàu đẹp và cuộc hội ngộ người yêu tiếng Việt

'Tiếng Việt giàu đẹp' là bộ sách được nhiều giới yêu thích, lần đầu tiên có cuộc giao lưu giữa tác giả và độc giả, vào sáng 21/9 tại Đường sách TP.HCM.

Chiến sĩ công an bất ngờ xuất hiện ở phố trọ thi ca
Chiến sĩ công an bất ngờ xuất hiện ở phố trọ thi ca

Chiến sĩ công an Trần Lê Anh Tuấn mang đến đời sống văn chương một giọng điệu thi ca tương đối riêng biệt, qua tập thơ đầu tay có tên gọi ‘Phố trọ’.

Bão nay
Bão nay

Còn tôi cũng ước, ước những đồng bào của mình đang nằm đâu đó dưới lớp bùn đất và nước lũ kia cũng được hồi sinh.

Ký ức làng xưa chấp chới trên đôi cánh thời gian
Ký ức làng xưa chấp chới trên đôi cánh thời gian

Ký ức làng xưa bên dòng sông Lam được tác giả Hoa Mai tái hiện một cách sinh động qua tập tản văn giàu chất thơ, có tên gọi ‘Trên đôi cánh thời gian’.

Thiên tai khắc nghiệt khiến cơn bão lòng ta thổi mãi
Thiên tai khắc nghiệt khiến cơn bão lòng ta thổi mãi

Thiên tai khắc nghiệt đẩy hàng triệu số phận con người vào hoàn cảnh bi thương, được nhiều thế hệ nhà thơ Việt phản ánh trong các sáng tác thi ca.

'Tư duy ngược' giữa quan niệm mới và ý thức trẻ
'Tư duy ngược' giữa quan niệm mới và ý thức trẻ

‘Tư duy ngược’ được xem như một phương pháp rèn luyện kỹ năng sống hiện đại, nhưng sự đón nhận của độc giả trẻ cũng có nhiều góc độ khác nhau.

Danh họa Hồ Hữu Thủ trọn đời say đắm cái đẹp
Danh họa Hồ Hữu Thủ trọn đời say đắm cái đẹp

Danh họa Hồ Hữu Thủ, một tên tuổi hàng đầu của giới mỹ thuật Việt Nam hiện đại, vừa qua đời tại TP.HCM sau thời gian bạo bệnh, hưởng thọ 85 tuổi.  

Thiên nhiên vẫy gọi phía sau lưng người thăm thẳm
Thiên nhiên vẫy gọi phía sau lưng người thăm thẳm

Thiên nhiên vẫy gọi mỗi cá nhân phải có hành động tích cực để bảo vệ môi trường sống, đó là thông điệp chủ yếu trong tập truyện ‘Lưng người thăm thẳm’.

Bác sĩ Hoàng Thạch hoài niệm chiều một lời ru rất xa
Bác sĩ Hoàng Thạch hoài niệm chiều một lời ru rất xa

Bác sĩ Hoàng Thạch gửi gắm nhiều tâm sự với cố hương trong tập thơ ‘Hoài niệm chiều’ giăng mắc buồn thương xa vắng của một thân phận tha phương.