Thị trường 1,4 tỷ dân 'chờ' dừa tươi Việt Nam

Nguyễn Thủy - Thứ Sáu, 27/09/2024 , 16:20 (GMT+7)

Ký kết bản ghi nhớ với các tổ chức, hiệp hội đầu ngành Trung Quốc là bước đi quan trọng để ngành dừa Việt Nam từng bước thâm nhập sâu vào thị trường 1,4 tỷ dân.

Công ty Cổ phần Xuất Nhập Khẩu Bến Tre (Betrimex) ký kết bản ghi nhớ với Thương hội nhập khẩu trái cây Giang Nam - Quảng Châu. Ảnh: Đ.K.

Betrimex ký bản ghi nhớ cung ứng dừa tươi cho thị trường Trung Quốc

Ngày 27/9, tại Quảng Châu, Trung Quốc, trong khuôn khổ chương trình xúc tiến thương mại tại Triển lãm Công nghiệp Trái cây và Rau quả quốc tế Quảng Châu, Trung Quốc, dưới sự giới thiệu của Hiệp hội Dừa Việt Nam, Công ty Cổ phần Xuất Nhập Khẩu Bến Tre (Betrimex) - đại diện cho ngành dừa Việt Nam ký kết các biên bản ghi nhớ chiến lược với các tổ chức, hiệp hội đầu ngành về trái cây và dừa của Trung Quốc.

Đây là bước ngoặt quan trọng, mở ra cơ hội to lớn cho dừa tươi Việt Nam chinh phục thị trường tỷ dân.

Buổi lễ ký kết có sự chứng kiến của ông Nguyễn Duy Phú, Đại diện Thương vụ Việt Nam tại Quảng Châu; bà Nguyễn Thị Kim Thanh, Chủ tịch Hiệp hội Dừa Việt Nam; ông Zhiqiang Guan, Phó Chủ tịch Thương hội nhập khẩu trái cây Giang Nam - Quảng Châu; ông Guo Refn, Chủ tịch Hiệp hội Dừa Hải Nam.

Sự kiện này không chỉ khẳng định vai trò tiên phong và tinh thần chủ động của Betrimex trong việc thúc đẩy xuất khẩu dừa tươi, mà còn thể hiện sự quyết tâm của doanh nghiệp trong việc nắm bắt cơ hội vàng, sau hơn một tháng sau khi Bộ NN-PTNT Việt Nam và Tổng cục Hải quan Trung Quốc chính thức ký kết 3 Nghị định thư quan trọng về xuất khẩu nông sản sang thị trường Trung Quốc, trong đó có dừa tươi.

 Đoàn Hiệp hội ngành dừa Hải Nam và Hiệp hội dừa Việt Nam ký kết biên bản ghi nhớ. Ảnh: Đ.K.

Theo thỏa thuận hợp tác chiến lược, Betrimex sẽ là đối tác độc quyền của Thương hội nhập khẩu trái cây Giang Nam - Quảng Châu trong việc cung ứng và nhập khẩu dừa tươi vào thị trường Quảng Châu, Trung Quốc.

Hai bên cam kết hợp tác chặt chẽ để đảm bảo nguồn cung ổn định và chất lượng sản phẩm đạt chuẩn xuất khẩu.

Đồng thời, cả hai cùng phối hợp triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá và truyền thông nhằm nâng cao nhận diện thương hiệu và mở rộng thị phần cho sản phẩm dừa tươi Việt Nam không chỉ tại Quảng Châu mà còn trên toàn thị trường Trung Quốc.

Theo Hiệp hội Dừa Việt Nam, với việc ký kết Nghị định thư cho phép xuất khẩu chính ngạch dừa tươi sang Trung Quốc, kim ngạch xuất khẩu dừa tươi năm nay dự báo có thể đạt 250 triệu USD, chiếm 25% tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành dừa.

Ông Cao Bá Đăng Khoa, Tổng Thư ký Hiệp hội Dừa Việt Nam, cho biết, ngay sau khi nghị định thư được ban hành, Hiệp hội đã không ngừng nỗ lực kết nối doanh nghiệp Việt với đối tác Trung Quốc.

Trung Quốc hiện là thị trường chính, tiếp nhận hơn 60% sản lượng dừa của Thái Lan. Sự xuất hiện của dừa tươi Việt Nam sẽ tạo ra một cuộc cạnh tranh thú vị, đòi hỏi các doanh nghiệp phải đặc biệt chú trọng chất lượng sản phẩm để giành được lòng tin của khách hàng.

“Chỉ có như vậy, chúng ta mới có thể biến những biên bản ghi nhớ này thành giá trị thực sự, mang lại lợi ích lâu dài cho ngành dừa Việt Nam” ông Khoa nhấn mạnh.

Là doanh nghiệp dẫn đầu ngành Dừa Việt Nam, bà Trần Quế Trang, Tổng Giám đốc Betrimex chia sẻ, xuất khẩu dừa tươi sang Trung Quốc là một phần trong chiến lược dài hạn của Betrimex. Đơn vị đã chủ động chuẩn bị ngay khi Nghị định thư còn ở bước thương thảo, từ việc xây dựng vùng nguyên liệu đạt chuẩn cho đến nghiên cứu, đảm bảo các quy chuẩn xuất khẩu hết sức nghiêm ngặt của thị trường tỷ dân.

"Việc xúc tiến và tìm kiếm các đối tác tiềm năng cũng đã được Betrimex phối hợp cùng Hiệp hội Dừa Việt Nam miệt mài thực hiện trong hơn một năm qua. 

Chúng tôi tự tin với kinh nghiệm nhiều năm ở thị tường Trung Quốc cùng với sự hỗ trợ vững chắc từ Thương hội Nhập khẩu Trái cây Giang Nam - Quảng Châu, quả dừa tươi Việt Nam sẽ mở cánh cửa thâm nhập sâu hơn vào thị trường rộng lớn này, từng bước hiện thực hóa mục tiêu đưa nông sản quốc gia vươn ra toàn cầu.

Với kinh nghiệm và sự am hiểu dành cho thị trường tỷ dân, chúng tôi đang tích cực để tạo ra những bước phát triển mới cho ngành, Tổng Giám đốc Betrimex Trần Quế Trang nói.

Trước đó, các sản phẩm chế biến sâu của Betrimex như:nước dừa, sữa dừa, nước cốt dừa, dầu dừa…đã lần lượt chinh phục người tiêu dùng tại thị trường 1,4 tỷ dân này.

Đây cũng là doanh nghiệp dừa duy nhất tại Việt Nam đạt chứng nhận China Organic với vùng trồng dừa đạt chuẩn chất lượng.

Đoàn lãnh đạo tỉnh Quảng Đông và các Thương hội thăm quan gian hàng của Hiệp hội Dừa Việt Nam. Ảnh: Đ.K.

Thành lập Trung tâm thông tin Hiệp hội Dừa Hải Nam tại Việt Nam

Trong khuôn khổ buổi làm việc, Betrimex, Hiệp hội Dừa Việt Nam và Hiệp hội Dừa Hải Nam (Trung Quốc) đã ký kết biên bản ghi nhớ thành lập Trung tâm Thông tin Hiệp hội Dừa Hải Nam tại Việt Nam.

Trung tâm này sẽ đóng vai trò là cầu nối thông tin về giá dừa, cung cấp cho thương nhân Trung Quốc dữ liệu về giá dừa tại Việt Nam và ngược lại, doanh nghiệp Việt Nam sẽ được cập nhật thông tin về giá các sản phẩm dừa trên thị trường Trung Quốc.

Sự hợp tác này hướng đến mục tiêu xây dựng các chuỗi liên kết bền vững, tạo môi trường kinh doanh minh bạch và an toàn cho doanh nghiệp ngành dừa của cả hai nước.

Theo Hiệp hội Dừa Hải Nam, Trung Quốc hiện là nước tiêu thụ và nhập khẩu sản phẩm dừa lớn nhất thế giới. Số liệu cho thấy, từ năm 2018 đến 2023, lượng nhập khẩu các sản phẩm dừa của Trung Quốc đã tăng đáng kể, dừa khô tăng 106%, sữa dừa đông lạnh tăng 378%, và dừa tươi tăng 120%.

Sự phát triển nhanh chóng của ngành công nghiệp dừa Trung Quốc đã dẫn đến nhu cầu ngày càng tăng đối với các sản phẩm dừa. Trước đây, ngành này gặp phải tình trạng "nhu cầu thị trường nội địa tăng nhanh nhưng chuỗi cung ứng truyền thống không đáp ứng đủ". Hiện nay, vấn đề này đang dần được giải quyết bằng việc thiết lập các liên kết thu mua với các quốc gia như Việt Nam.

Với việc ký kết các biên bản ghi nhớ, cũng như sự chủ động của các doanh nghiệp ngành dừa, cùng với sự hỗ trợ của Hiệp hội Dừa Việt Nam và sự định hướng của Bộ NN-PTNT, Bộ Công thương, kỳ vọng về ngành dừa Việt Nam sẽ có những bước tiến mới trong thời gian tới.

Theo Cục Bảo vệ thực vật, Bộ NN-PTNT, dừa tươi được xuất khẩu từ Việt Nam sang Trung Quốc phải tuân thủ các quy định về kiểm dịch thực vật, quy định và tiêu chuẩn liên quan đến an toàn vệ sinh thực phẩm của Trung Quốc, không bị nhiễm các loài đối tượng kiểm dịch thực vật mà phía Trung Quốc quan tâm.

Trước khi xuất khẩu, Bộ NN-PTNT phải gửi cho Tổng cục Hải quan Trung Quốc danh sách các vùng trồng, cơ sở đóng gói đã đăng ký để phê duyệt. Danh sách này sẽ được cập nhật thường xuyên.

Mặt khác, trước khi xuất khẩu, cán bộ kiểm dịch thực vật tiến hành kiểm tra kiểm dịch thực vật, lấy mẫu 2%. Trong thời gian 2 năm đầu tiên, nếu không phát hiện vi phạm về kiểm dịch thực vật thì tỷ lệ lấy mẫu sẽ giảm xuống còn 1%.

Nguyễn Thủy
Tin khác
Dưa bao tử, hy vọng mới cho vụ đông Sơn La
Dưa bao tử, hy vọng mới cho vụ đông Sơn La

Phối hợp với Doveco, nông dân xã Chiềng Sung giờ đã có hướng đi mới cho vụ đông, vươn lên làm mô hình tiêu biểu cho toàn huyện.

Biến phế phẩm từ quả điều thành đặc sản chay xuất khẩu
Biến phế phẩm từ quả điều thành đặc sản chay xuất khẩu

Tây Ninh Với phương châm đưa thực phẩm chay ra thế giới, Công ty Vương Ngọc Vegan đã biến những quả điều, loại quả được xem như phế phẩm trong nông nghiệp, thành nước mắm chay hảo hạng.

Biến rác hữu cơ thành phân hữu cơ quy mô nông hộ
Biến rác hữu cơ thành phân hữu cơ quy mô nông hộ

Theo các chuyên gia, nếu biết tận dụng lượng chất thải hữu cơ trong sinh hoạt biến thành phân bón hữu cơ sẽ mang lại hiệu quả kinh tế và môi trường cho nhiều nông hộ.

Lợi nhuận ‘khủng’, giảm ô nhiễm nhờ đệm lót sinh học
Lợi nhuận ‘khủng’, giảm ô nhiễm nhờ đệm lót sinh học

Bà Rịa - Vũng Tàu Nhờ làm phân hữu cơ từ đệm lót sinh học, Công ty Trang Linh đang chứng minh được hiệu quả kinh tế và sự đúng đắn trong triết lý nông nghiệp tuần hoàn.

Từ phụ phẩm dừa thành hàng xuất khẩu triệu đô
Từ phụ phẩm dừa thành hàng xuất khẩu triệu đô

Than dừa được làm chủ yếu từ gáo dừa - một phụ phẩm của ngành dừa. Xuất khẩu than dừa nói chung đang ngày càng tăng, mang nhiều ngoại tệ về cho đất nước.

Xơ mướp thành hàng xuất khẩu cao cấp đạt chuẩn OCOP 3 - 4 sao
Xơ mướp thành hàng xuất khẩu cao cấp đạt chuẩn OCOP 3 - 4 sao

Từ xơ mướp, những bạn trẻ Đồng Tháp đã sáng tạo thành những sản phẩm có tính ứng dụng cao, được thị trường đón nhận, đã xuất khẩu đi nhiều nước như Nhật, Hàn, Mỹ, EU...

Bã sắn cứu cánh ngành chế biến tinh bột
Bã sắn cứu cánh ngành chế biến tinh bột

Từ một phế phẩm tưởng chừng vô giá trị, bã sắn tại Tây Ninh đã trở thành nguồn thu quan trọng cho các doanh nghiệp chế biến tinh bột.

Tri thức hóa nông dân là quá trình liên tục
Tri thức hóa nông dân là quá trình liên tục

Ngày nay, sản xuất không chỉ dựa vào kinh nghiệm, từ những mô hình thành công ở địa phương cho thấy tri thức hóa nông dân đang là nhiệm vụ hàng đầu.

Tri thức hóa nông dân cần sự kiên trì và đầu tư đúng mức
Tri thức hóa nông dân cần sự kiên trì và đầu tư đúng mức

ĐBSCL Việc tham gia của nông dân vào các tổ chức kinh tế tập thể còn thấp và công tác đào tạo chưa đồng đều khiến hành trình tri thức hóa nông dân gặp khó khăn.

Đồng Tháp có hơn 42.000 nông dân chuyên nghiệp
Đồng Tháp có hơn 42.000 nông dân chuyên nghiệp

Từ ý tưởng thi đua ‘Người nông dân chuyên nghiệp’, nông dân Đồng Tháp từng bước thay đổi tư duy sản xuất, khẳng định vai trò trong xây dựng nền kinh tế nông nghiệp.

Hơn 250 doanh nghiệp tham gia Ngày Doanh nghiệp Việt Nam - Nhật Bản
Hơn 250 doanh nghiệp tham gia Ngày Doanh nghiệp Việt Nam - Nhật Bản

Chuỗi sự kiện Ngày Doanh nghiệp Việt Nam tại Nhật Bản 2024 với slogan 'Chung tầm nhìn, chia sẻ thành công' đã diễn ra thành công tốt đẹp tại Thủ đô Tokyo, Nhật Bản.

Giới thiệu nông lâm sản chủ lực tỉnh Hòa Bình
Giới thiệu nông lâm sản chủ lực tỉnh Hòa Bình

Tiềm năng sản xuất, chế biến các mặt hàng nông, lâm thủy sản chủ lực của tỉnh Hòa Bình phục vụ thị trường trong nước và đáp ứng xuất khẩu.