| Hotline: 0983.970.780

Tạo bứt phá trong xây dựng nông thôn mới

Thứ Ba 21/02/2023 , 10:45 (GMT+7)

Tỉnh Quảng Nam cho rằng, năm 2023 là năm tăng tốc, phải bám sát yêu cầu, nội dung nhiệm vụ chương trình NTM để chỉ đạo thực hiện hiệu quả, tạo bứt phá.

Theo ông Ngô Tấn, Phó giám đốc Sở NN-PTNT Quảng Nam, trong năm 2022 vừa qua, quá trình xây dựng nông thôn mới (NTM) trên địa bàn tỉnh Quảng Nam đã có những chuyển biến tích cực. Nhiều địa phương đã có cách làm sáng tạo, huy động các hệ thống chính trị vào cuộc để thực hiện tốt các nhiệm vụ trong giai đoạn mới.

Empty

Tỉnh Quảng Nam xác định, năm 2023 sẽ tạo được sự bứt phát trong xây dựng NTM. Ảnh: CTV.

Năm 2022 là năm chuyển tiếp của cả giai đoạn nên nhiều nội dung mới, cơ chế chính sách mới, Bộ tiêu chí mới có nhiều chỉ tiêu tăng thêm. Do đó, để đáp ứng được những yêu cầu, chỉ tiêu này, các cấp chính quyền phải thật sự nỗ lực hơn nữa. Trên cơ sở đó, vừa qua, tỉnh Quảng Nam cũng đã ban hành kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM trên địa bàn trong năm 2023.

Mục đích mà tỉnh Quảng Nam hướng đến là xây dựng NTM phải được tiến hành một cách thường xuyên, liên tục, chuyển biến mạnh về chiều sâu, bền vững ; phát huy cao sự chủ động, sáng tạo của người dân. Trọng tâm hướng đến nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần.

Bên cạnh đó là việc tập trung thực hiện các chương trình chuyên đề để có sự chuyển biến rõ nét về phát triển kinh tế nông nghiệp tổng hợp. Nâng cao hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã, hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã khởi nghiệp, sáng tạo; thực hiện chương trình OCOP hiệu quả. Đẩy mạnh chuyển đổi số trong xây dựng NTM, và phát triển du lịch nông thôn.

Thêm nữa, tỉnh này cũng sẽ quan tâm đến các xã miền núi khó khăn chưa đạt chuẩn NTM. Đối với các xã, huyện đã đạt chuẩn thì phải đảm bảo duy trì chuẩn theo Bộ tiêu chí mới, chuyển mạnh sang xây dựng xã, huyện NTM nâng cao, kiểu mẫu để đảm bảo tính liên tục và bền vững.

Empty

Đối với các xã đã đạt chuẩn NTM thì cần duy trì theo chuẩn Bộ tiêu chí mới, đảm bảo tính liên tục, bền vững. Ảnh: CTV.

Quảng Nam đặt mục tiêu đến cuối năm 2023, có thêm ít nhất 7 xã đạt chuẩn nông thôn mới, nâng tổng số xã đạt chuẩn nông thôn mới lên ít nhất 130 xã (đạt 67%). Bên cạnh đó, tỉnh đặt mục tiêu sẽ có thêm ít nhất 15 xã nông thôn mới nâng cao; đưa xã Điện Quang (thị xã Điện Bàn) đạt chuẩn xã nông thôn mới kiểu mẫu nổi trội về lĩnh vực văn hóa.

Để làm được điều này, lãnh đạo UBND tỉnh Quảng Nam yêu cầu các sở, ban, ngành đoàn thể cũng như các địa phương xây dựng kế hoạch cụ thể thực hiện chương trình xây dựng NTM năm 2023 trong phạm vi, lĩnh vực, địa bàn quản lý. Đưa chỉ tiêu xây dựng NTM vào chương trình công tác, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trong năm của địa phương. Đồng thời phải đảm bảo hoàn thành kế hoạch đề ra, không để phát sinh nợ đọng xây dựng cơ bản trái quy định trong xây dựng NTM, nhất là nợ xây dựng cơ bản giai đoạn 2016 – 2020 phải được xử lý dứt điểm.

Theo ông Trần Anh Tuấn, Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, với những yêu cầu, mục đích hướng đến thì cần phải xác định được những nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm nhằm tăng tính hiệu quả trong xây dựng NTM trên địa bàn. Trong số đó, cần tăng cường tuyên truyền, vận động, tổ chức có hiệu quả phong trào thi đua “Quảng Nam chung sức xây dựng NTM”.

Đặc biệt là phải đổi mới cách tuyên truyền cho phù hợp với xu hướng chuyển đổi số, chú trọng giải pháp tuyên truyền để nâng cao ý thức cho cán bộ, đang viên, nhất là cấp xã và thôn cũng như mọi tầng lớp nhân dân cùng chung tay thực hiện. Quá trình xây dựng NTM cần gắn chặt với thực hiện các phong trào, cuộc vận động để tạo sức lan tỏa rộng trên địa bàn, nhất là địa bàn miền núi đặc biệt khó khăn để người dân cùng đồng thuận.

Trong nhiệm vụ phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, tỉnh Quảng Nam tập trung chỉ đạo, triển khai quyết liệt Kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2021-2025, tạo chuyển biến rõ nét về chuyển đổi mô hình tăng trưởng; rà soát, điều chỉnh và tổ chức thực hiện các cơ chế, chính sách trong nông nghiệp được hiệu quả. Đồng thời, đưa chương trình OCOP tiếp tục đi vào chiều sâu, là trụ cột cho phát triển kinh tế nông thôn trong giai đoạn 2021 - 2025 và những năm tiếp theo, xác định đây là giải pháp trọng tâm để nâng cao đời sống cho người dân và xây dựng NTM bền vững.

“Tăng cường ứng dụng khoa học và công nghệ trong sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là khâu sản xuất giống để phát triển sản xuất công nghệ cao, liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, phát triển kinh tế nông hộ. Tiếp tục kêu gọi, đầu tư xây dựng các cơ sở cung ứng giống đảm bảo chất lượng cho các mô hình phát triển sản xuất trong toàn tỉnh để hạn chế thấp nhất tình trạng thiếu giống cho các dự án phát triển sản xuất”, lãnh đao tỉnh Quảng Nam nêu rõ.

Xem thêm
424 hộ nghèo tỉnh Ninh Bình được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở

Năm 2024, tỉnh Ninh Bình sẽ hỗ trợ hơn 37 tỷ đồng xây dựng, sửa chữa nhà ở cho 424 hộ nghèo, khó khăn trên địa bàn.

Hưng Yên: Nhiều giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn

Những giải pháp dưới đây vừa giúp giảm căn bản ô nhiễm môi trường, vừa tạo ra lượng lớn phân hữu cơ chất lượng tốt chăm bón cho cây trồng.

Hà Nội có hơn 2.700 sản phẩm OCOP, nhiều nhất cả nước

Tính đến tháng 4/2024, 63 tỉnh/thành trên phạm vi toàn quốc đã đánh giá, phân hạng được 12.075 sản phẩm OCOP, trong đó Hà Nội có 2.711 sản phẩm, chiếm số lượng nhiều nhất.