| Hotline: 0983.970.780

Thả cá xuống biển, đưa rác thải nhựa lên

Chủ Nhật 31/03/2024 , 19:23 (GMT+7)

Thông điệp này được Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan chia sẻ tại lễ 'Thả giống tái tạo nguồn lợi thủy sản' bên vịnh Bái Tử Long (Quảng Ninh), chiều 31/3.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan (ở giữa), Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh Nguyễn Xuân Ký (thứ 3 từ phải sang) và Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh Cao Tường Huy (thứ 3 từ trái sang) cùng các đại biểu thả con giống thủy sản chiều 31/3. Ảnh: Tùng Đinh.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan (ở giữa), Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh Nguyễn Xuân Ký (thứ 3 từ phải sang) và Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh Cao Tường Huy (thứ 3 từ trái sang) cùng các đại biểu thả con giống thủy sản chiều 31/3. Ảnh: Tùng Đinh.

Ngày 31/3, tại lễ thả cá tái tạo nguồn lợi thủy sản tại bãi biển Phương Đông, huyện Vân Đồn, Quảng Ninh, nhân kỷ niệm 65 năm Ngày truyền thống ngành Thủy sản, 5 triệu con giống được thả xuống Vịnh Bắc bộ, trong đó có 4,9 triệu tôm sú và hơn 10 vạn cá vược, cá chẽm.

Hoạt động thả cá tái tạo nguồn lợi thủy sản này đã khẳng định cam kết, vai trò của Việt Nam với quốc tế trong việc bảo tồn, gìn giữ, cân bằng hệ sinh thái biển trong quá trình phát triển kinh tế, đảm bảo hài hòa sinh kế của người dân.

Dẫn thông tin trên báo chí về việc rác thải vẫn còn tồn tại ở Vịnh Hạ Long, Bộ trưởng Lê Minh Hoan nhấn mạnh, việc thả giống tái tạo nguồn lợi thủy sản cần gắn với việc gìn giữ môi trường sống xanh, sạch của sông, của biển.

"Thả cá xuống biển, đưa rác thải nhựa lên", cần là thông điệp hành động của tất cả chúng ta", Bộ trưởng Lê Minh Hoan chia sẻ.

Buổi lễ thả giống tái tạo nguồn lợi thủy sản ngày 31/3 thuộc chuỗi sự kiện do Bộ NN-PTNT phối hợp với UBND tỉnh Quảng Ninh tổ chức, nhân kỷ niệm 65 năm ngày truyền thống ngành Thủy sản và 10 năm ra mắt lực lượng Kiểm ngư.

Hoạt động ý nghĩa này được các địa phương trên cả nước triển khai đồng bộ nhằm góp phần quan trọng trong việc phục hồi và tái tạo nguồn lợi thủy sản, đặc biệt là các loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan cùng các em học sinh tham gia thả con giống tái tạo nguồn lợi thủy sản. Ảnh: Tùng Đinh.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan cùng các em học sinh tham gia thả con giống tái tạo nguồn lợi thủy sản. Ảnh: Tùng Đinh.

Theo Bộ trưởng, thời gian sắp tới, các cơ quan quản lý chuyên ngành ở Trung ương và địa phương sẽ tiếp tục thông tin, truyền thông, nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm và hiểu biết pháp luật của các tổ chức, cá nhân, đặc biệt là ngư dân và vai trò của cộng đồng dân cư, trong việc bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản.

Bên cạnh đó là đẩy mạnh bảo tồn, tái tạo các loài thủy sản bản địa, nguy cấp, quý, hiếm, có giá trị kinh tế, đa dạng sinh học, góp phần phục hồi, phát triển nguồn lợi thủy sản đang bị suy giảm, nhất là trước tình trạng khai thác quá mức, sử dụng các ngư cụ có kích cỡ mắt lưới nhỏ hơn quy định, khai thác bằng các phương thức có tính hủy diệt, ô nhiễm môi trường.

Lãnh đạo ngành nông nghiệp cũng nhấn mạnh việc các cơ quan chức năng sẽ tăng cường thanh tra, kiểm tra và kiên quyết xử lý các hành vi vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

Thông điệp mạnh mẽ tiếp theo được Bộ trưởng đưa ra là: "Hơn hết, các tổ chức, cá nhân và toàn xã hội hãy chung tay bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản, vì một ngành thủy sản xanh và phát triển bền vững".

Mượn câu chuyện cậu bé thả những con sao biển nhỏ về với đại dương, Bộ trưởng Lê Minh Hoan muốn nhấn mạnh ý nghĩa của những hành động thiết thực, đơn giản như việc "giúp từng con sao biển trở về ngôi nhà biển khơi".

"Cùng với sự đồng lòng của các cấp chính quyền và toàn thể người dân, tôi tin rằng nguồn lợi thủy sản trên cả nước sẽ được phục hồi và phát triển. Rồi biển sẽ sạch hơn, sẽ toát lên vẻ đẹp kỳ thú, vĩnh hằng của thiên nhiên bao la. Khi ấy mỗi người càng có tình yêu biển, yêu đại dương, yêu môi trường thiên nhiên, và tình yêu, trách nhiệm đối với quê hương, đất nước", người đứng đầu ngành nông nghiệp chia sẻ tại lễ thả con giống.

Người dân Quảng Ninh tham gia thả giống tôm, cá xuống biển. Ảnh: Tùng Đinh.

Người dân Quảng Ninh tham gia thả giống tôm, cá xuống biển. Ảnh: Tùng Đinh.

Trước đó, trong sáng 31/3, Bộ trưởng Lê Minh Hoan đã có chuyến thăm đảo Cô Tô, tìm hiểu về các hoạt động nuôi trồng thủy sản và phát triển du lịch cộng đồng tại hòn đảo tiền tiêu này.

Chiều 31/3, trước khi tham gia lễ thả con giống, Bộ trưởng Lê Minh Hoan cùng Chủ tịch UBNB tỉnh Quảng Ninh Cao Tường Huy đã có buổi tọa đàm trên biển về vấn đề phát triển thủy sản bền vững.

Tại tọa tàm, Bộ trưởng Lê Minh Hoan cũng như lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh đã giải đáp được một phần những trăn trở của cá nhân, HTX cũng như doanh nghiệp về các khó khăn đang gặp phải trong phát triển kinh tế biển hiện nay.

Trong những năm vừa qua, ngành thủy sản tỉnh Quảng Ninh luôn có vị trí vai trò quan trọng và đóng góp trên 55% giá trị sản xuất trong cơ cấu ngành nông, lâm, ngư nghiệp. Thực hiện chiến lược biển Việt Nam, chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam, tỉnh Quảng Ninh cũng ban hành các chính sách nhằm tạo nền tảng từng bước thúc đẩy ngành thủy sản địa phương phát triển theo hướng bền vững và nâng cao giá trị gia tăng.

Nhờ đó, sản lượng thủy sản của Quảng Ninh tăng từ 89.000 tấn năm 2013 lên hơn 175.000 tấn vào năm 2023; tổng diện tích nuôi trồng đạt hơn 32.000ha, các vùng nuôi trồng thủy sản tập trung cũng tăng về quy mô, sản lượng... Các cấp chính quyền tỉnh Quảng Ninh cũng đã tổ chức thực hiện tốt công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản và quản lý nuôi trồng thủy sản trên biển, hạ tầng vùng sản xuất giống và nuôi trồng thủy sản tập trung đã được một số nhà đầu tư lớn triển khai thực hiện có trọng tâm, trọng điểm.

Ngày 1/4, Bộ NN-PTNT và tỉnh Quảng Ninh tổ chức “Hội nghị Phát triển bền vững nuôi biển - Nhìn từ Quảng Ninh”. Hội nghị do Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan và Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh Nguyễn Xuân Ký chủ trì. Dự kiến, Hội nghị sẽ thu hút khoảng 400 - 450 đại biểu trong nước và quốc tế tham dự.

Sự kiện được Báo Nông nghiệp Việt Nam phát trực tiếp trên các nền tảng đa phương tiện.

Quý vị có thể tham dự qua zoom. ID: 939 8269 4473. Mật mã: 202404

Xem thêm
4,2 triệu Euro hỗ trợ nông dân ĐBSCL làm nông nghiệp sinh thái, thông minh

Trà Vinh Dự án được tài trợ bởi Liên minh Châu Âu và triển khai tại các tỉnh Đồng Tháp, Kiên Giang và Trà Vinh, với tổng vốn đầu tư 4,2 triệu Euro.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

ABIC Kiên Giang chi trả gần 700 triệu đồng cho khách hàng

Cà Mau Ngày 25/4, ABIC Kiên Giang phối hợp với Agribank Cà Mau chi trả bảo hiểm Bảo an tín dụng cho gia đình 3 khách hàng không may gặp rủi ro khi lao động sản xuất.

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm