| Hotline: 0983.970.780

Thanh Hoá kêu gọi CLB Nông nghiệp Công nghệ cao DN trẻ vào đầu tư

Chủ Nhật 26/02/2023 , 11:22 (GMT+7)

CLB Nông nghiệp Công nghệ cao Doanh nhân trẻ Việt Nam mong muốn hợp tác, đầu tư tại tỉnh Thanh Hóa để phát huy tối đa tiềm năng lợi thế của địa phương...

Phát triển nông nghiệp lên tầm cao

Mới đây, tại buổi tiếp Đoàn Đại sứ quán Israel và Câu lạc bộ (CLB) Nông nghiệp Công nghệ cao Doanh nhân trẻ Việt Nam đến thăm và tìm hiểu cơ hội đầu tư, xúc tiến thương mại, ông Lê Đức Giang - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa cho biết, Thanh Hoá là địa phương có tiềm năng lớn để phát triển sản xuất nông nghiệp hiện đại, quy mô lớn đặc biệt là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

“Thanh Hóa hiện có 243.975 ha đất sản xuất nông nghiệp, chiếm 21,95% tổng diện tích tự nhiên; năm 2022 tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất ước đạt 3,65%, cao nhất từ trước đến nay, tổng giá trị sản xuất 66.280 tỷ đồng (thứ 9 toàn quốc), chiếm 14,4% cơ cấu nền kinh tế của tỉnh; xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt 321,6 triệu USD.

Sản phẩm nông nghiệp của tỉnh đã có mặt ở trên 30 quốc gia và vùng lãnh thổ. Ngoài ra, tỉnh có 317 sản phẩm OCOP cấp tỉnh (thứ 3 cả nước), trong đó có 1 sản phẩm đạt OCOP 5 sao, có những sản phẩm đã có mặt tại 61 siêu thị của Mỹ", ông Lê Đức Giang thông tin.

Lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa tiếp Đoàn Đại sứ quán Israel và Câu lạc bộ (CLB) Nông nghiệp Công nghệ cao Doanh nhân trẻ Việt Nam.

Lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa tiếp Đoàn Đại sứ quán Israel và Câu lạc bộ (CLB) Nông nghiệp Công nghệ cao Doanh nhân trẻ Việt Nam.

Theo ông Giang, trong thời gian qua, tỉnh Thanh Hóa đã chỉ đạo đẩy mạnh phát triển sản phẩm nông nghiệp chủ lực, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp tuần hoàn, trên cơ sở đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng khoa học - công nghệ.

Do đó, ngành nông nghiệp đã phát triển theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững; có lợi thế so sánh và năng lực cạnh tranh so với các sản phẩm nông nghiệp khác trên thị trường; có tiềm năng về quy mô và tốc độ tăng trưởng; thu hút được các nguồn lực đầu tư để tạo ra các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, ứng dụng khoa học - công nghệ, nâng cao khả năng cạnh tranh sản phẩm, gắn với chế biến, tiêu thụ theo chuỗi giá trị.

Tuy nhiên, theo ông Lê Đức Giang, tỉnh Thanh Hóa vẫn gặp nhiều khó khăn trong việc nghiên, cứu ứng dụng khoa học và công nghệ, nhất là công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp. 

Tỉnh Thanh Hóa mong muốn Israel tăng cường trao đổi, chuyển giao ứng dụng khoa học công nghệ trong nông nghiệp, đặc biệt các công nghệ của Israel trong lĩnh vực trồng trọt; chăn nuôi bò sữa; chế biến và bảo quản nông sản; hỗ trợ, chia sẻ kinh nghiệm thực hiện chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp.

Đồng thời, chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ, hướng dẫn xây dựng các khu công nghiệp ứng dụng công nghệ cao để Thanh Hoá xây dựng thành công các khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, trở thành đầu cầu quan trọng của tỉnh trong hợp tác quốc tế, là nơi các doanh nghiệp tham gia đầu tư, phát triển công nghệ cao trong nông nghiệp, hoặc ứng dụng công nghệ cao để sản xuất ra các sản phẩm nông nghiệp có năng suất, chất lượng và giá trị gia tăng cao.

Hỗ trợ Thanh Hóa xây dựng và phát triển các vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao để phát triển sản phẩm lợi thế nông nghiệp chủ lực, khai thác tiềm năng, thế mạnh của tỉnh và thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.

Hỗ trợ Thanh Hoá đào tạo nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực y tế, nông nghiệp.

Đối với CLB Nông nghiệp Công nghệ cao Doanh nhân trẻ Việt Nam, ông Lê Đức Giang đề nghị các tập toàn, doanh nghiệp quan tâm nghiên cứu hoặc hợp tác với các đối tác, doanh nghiệp trong tỉnh đầu tư phát triển các sản phẩm nông nghiệp mà tỉnh Thanh Hoá có lợi thế.

Hỗ trợ Thanh Hoá đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm có tiềm năng, thế mạnh như: gạo, rau quả, các sản phẩm chăn nuôi (thịt, sữa), các sản phẩm thuỷ sản (cá, tôm, ngao…) và các sản phẩm lâm nghiệp (gỗ, tre, luồng..)...

Đánh giá cao tiềm năng, lợi thế của Thanh Hoá, ông Yaron Mayer, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Nhà nước Israel tại Việt Nam cho rằng đây là nền tảng quan trọng để thúc đẩy hợp tác trên các lĩnh vực thương mại, nông nghiệp công nghệ cao trong tương lai.

Bà Nguyễn Thị Lan Hương, Chủ tịch CLB Nông nghiệp Công nghệ cao.

Bà Nguyễn Thị Lan Hương, Chủ tịch CLB Nông nghiệp Công nghệ cao.

Bà Nguyễn Thị Lan Hương, Chủ tịch CLB Nông nghiệp Công nghệ cao Doanh nhân trẻ Việt Nam cho biết: “Với hàng trăm doanh nghiệp hội viên đang hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp trên toàn quốc, trong đó có nhiều tập đoàn lớn, chúng tôi mong muốn hợp tác đầu tư tại tỉnh Thanh Hóa để phát huy tối đa tiềm năng lợi thế của địa phương cũng như của các doanh nghiệp hội viên".

Ngay tại buổi làm việc, một số doanh nghiệp trong CLB đã đề xuất mong muốn đầu tư các dự án nông nghiệp trong lĩnh vực chăn nuôi theo chuỗi giá trị khép kín từ con giống, chăn nuôi, chế biến, xuất khẩu..

Lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa cùng Đại sứ quán Israel và Câu lạc bộ (CLB) Nông nghiệp Công nghệ cao chụp ảnh lưu niệm.

Lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa cùng Đại sứ quán Israel và Câu lạc bộ (CLB) Nông nghiệp Công nghệ cao chụp ảnh lưu niệm.

Hợp tác, hỗ trợ vì sự lớn mạnh

Cũng trong khuôn khổ chương trình làm việc, CLB Nông nghiệp Công nghệ cao Doanh nhân trẻ Việt Nam đã tổ chức Hội nghị Gặp mặt hội viên tiêu biểu và Lễ ra mắt Ban chấp hành Câu lạc bộ Nông nghiệp Công nghệ cao Doanh nhân trẻ Việt Nam.

Đây là cuộc gặp gỡ của các doanh nhân làm nông nghiệp tiêu biểu trên cả nước, đồng thời xác định các hoạt động trọng tâm năm 2023.

Hội nghị đã giới thiệu 56 ủy viên tham gia Ban chấp hành Câu lạc bộ Nông nghiệp Công nghệ cao Doanh nhân trẻ Việt Nam nhiệm kỳ 2023-2025.

Trong năm 2023, CLB tiếp tục thực hiện các chiến lược tập hợp và liên kết các doanh nghiệp sản xuất, xúc tiến thương mại, kết nối giao thương trong lĩnh vực nông nghiệp, tạo cơ hội hợp tác và hỗ trợ lẫn nhau, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm ra thị trường thế giới. 

 

Phát biểu tại Hội nghị, bà Nguyễn Thị Lan Hương, Chủ tịch CLB Nông nghiệp Công nghệ cao Doanh nhân trẻ Việt Nam nhấn mạnh, thời gian tới, CLB Nông nghiệp Công nghệ cao sẽ tập trung hỗ trợ tổ chức các chương trình xúc tiến thương mại giữa các thành viên, đối tác trong và ngoài nước. Đẩy mạnh kết nối hợp tác với các đại sứ quán, tổ chức quốc tế, hiệp hội doanh nghiệp trong và ngoài nước. 

Kết nối, tư vấn, cung cấp, chuyển giao kỹ thuật công nghệ tiên tiến, đào tạo chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ tư vấn chứng nhận tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, số hóa, ứng dụng số hóa.

Đồng thời, tìm kiếm và chia sẻ kết nối cơ hội nhà đầu tư, dự án đầu tư trong lĩnh vực liên quan chuỗi giá trị nông nghiệp cho thành viên.

Bên cạnh đó, CLB cũng sẽ tích cực tham gia phối hợp với Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam hoặc các tổ chức khác để tổ chức đối thoại chính sách với các cơ quan nhà nước; xây dựng các báo cáo kiến nghị; tham gia xây dựng chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp thông minh, tuần hoàn và phát triển bền vững. 

Tham gia xây dựng chính sách mở cửa thị trường, chống rào cản thương mại …

Mục tiêu của CLB là phát huy mọi tiềm năng và thu hút nhiều hơn nữa các doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp, tạo nên một cộng đồng nông nghiệp công nghệ cao vững mạnh, đóng góp nhiều hơn cho nền kinh tế.

Ra mắt Ban chấp hành Câu lạc bộ Nông nghiệp Công nghệ cao Doanh nhân trẻ Việt Nam nhiệm kỳ 2023- 2025.

Ra mắt Ban chấp hành Câu lạc bộ Nông nghiệp Công nghệ cao Doanh nhân trẻ Việt Nam nhiệm kỳ 2023- 2025.

Nhân dịp này, CLB đã tổ chức tham quan Công ty Cổ phần Công Nông nghiệp Tiến Nông, Trang trại sản xuất rau má hữu cơ xuất khẩu, Cánh đồng Ứng dụng công nghệ cao của Tập đoàn TH, Nhà máy Nước tinh khiết, Thảo dược và Hoa quả Núi Tiên, Nhà máy sữa tươi sạch TH, Nhà máy cám FeedMill…

Câu lạc bộ Nông nghiệp Công nghệ cao Doanh nhân trẻ Việt Nam (DAA Việt Nam) được thành lập từ năm 2015. Đến nay, CLB đã thu hút được sự tham gia của hàng trăm thành viên là doanh nhân trẻ hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp trên toàn quốc. DAA Việt Nam với sứ mệnh cùng nhau nỗ lực nâng tầm vị thế của nông nghiệp Việt Nam trên bản đồ thế giới một cách bền vững theo hướng doanh nghiệp hóa, làm kinh tế nông nghiệp thông minh, bền vững, xây dựng nền nông nghiệp tiên tiến góp phần mang lại cuộc sống khỏe mạnh, an toàn và sung túc hơn cho người dân.

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Việt Nam hỗ trợ đưa nông nghiệp trở thành trụ cột kinh tế ở Venezuela

Bộ Nông nghiệp Venezuela đánh giá cao kết quả tốt vượt mong đợi về hợp tác nông nghiệp song phương, ngay cả trong điều kiện Venezuela vô cùng khó khăn.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Cửa hàng in quảng cáo chìm trong biển lửa

Sáng 21/4, Công an quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội vẫn đang khám nghiệm hiện trường, lấy lời khai nhiều người liên quan để điều tra vụ cháy xưởng sản xuất biển quảng cáo.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm