| Hotline: 0983.970.780

Thủ tướng: Nghiên cứu cơ chế đột phá phát triển vùng Đông Nam bộ

Thứ Ba 18/07/2023 , 18:45 (GMT+7)

Thủ tướng Chính phủ đề nghị các địa phương nghiên cứu, đề xuất về thể chế, cơ chế, chính sách đặc thù phát triển vùng Đông Nam bộ, thúc đẩy liên kết vùng.

Thủ tướng Phạm Minh Chính kết luận Hội nghị Hội đồng điều phối vùng Đông Nam bộ ngày 18/7 tại TP.HCM. Ảnh: T.N.

Thủ tướng Phạm Minh Chính kết luận Hội nghị Hội đồng điều phối vùng Đông Nam bộ ngày 18/7 tại TP.HCM. Ảnh: T.N.

Phát biểu kết luận Hội nghị Hội đồng điều phối vùng Đông Nam bộ ngày 18/7 tại TP.HCM, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, lãnh đạo Đảng, Nhà nước, đặc biệt là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng rất quan tâm, trăn trở triển khai đường lối Đại hội XIII của Đảng về 6 vùng kinh tế - xã hội.

Năm 2022, Bộ Chính trị đã ban hành 6 nghị quyết về 6 vùng kinh tế - xã hội và Chính phủ đã ban hành chương trình hành động triển khai các nghị quyết này.

Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, Hội đồng điều phối vùng Đông Nam bộ (gọi tắt là Hội đồng vùng - PV) là một trong 4 hội đồng điều phối vùng được Thủ tướng Chính phủ thành lập. Và là một hình thức tổ chức mới được thực hiện theo chủ trương của Đảng, nhất là với yêu cầu tăng cường điều phối và đẩy mạnh liên kết vùng.

Bài liên quan

"Hội đồng cần hoạt động hiệu quả, thực chất, không hình thức, không hành chính, phải tạo ra của cải vật chất", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh và lưu ý, hoạt động của Hội đồng điều phối vùng Đông Nam bộ cần đồng bộ với hoạt động của Ban Chỉ đạo triển khai Nghị quyết 98 của Quốc hội, lấy TP.HCM làm đầu tàu, làm mẫu cho cả vùng và cả nước.

Thủ tướng lưu ý, thành viên Hội đồng vùng tập trung chỉ đạo, đôn đốc, hướng dẫn thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ, chương trình, dự án, các hoạt động liên kết vùng bảo đảm đồng bộ, nhất quán và hiệu quả, phù hợp với quy định pháp luật và các quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt. 

Đặc biệt Thủ tướng đề nghị các địa phương sớm hoàn thiện quy hoạch, nhất là TP.HCM. "Quy hoạch phải có tư duy chiến lược, tầm nhìn dài hạn. Quy hoạch phải phát huy tối đa tiềm năng phát triển, lợi thế cạnh tranh của vùng và hóa giải được những mâu thuẫn, tồn tại hạn chế yếu kém của vùng. 

Trước mắt tập trung giải quyết 3 vấn đề: ách tắc giao thông, môi trường và nhà ở (cho công nhân, người thu nhập thấp...).

Chủ động nghiên cứu, đề xuất về thể chế, cơ chế, chính sách đặc thù phát triển vùng Đông Nam bộ, thúc đẩy liên kết vùng", Thủ tướng nói và nêu, đã đột phá thì phải có tiền, có cơ chế chính sách ưu tiên.

Ra mắt Hội đồng điều phối vùng Đông Nam bộ. Ảnh: T.N.

Ra mắt Hội đồng điều phối vùng Đông Nam bộ. Ảnh: T.N.

Bài liên quan

Thủ tướng cũng đề nghị Hội đồng vùng hỗ trợ các địa phương trong vùng giải quyết những vấn đề liên tỉnh, thành phố không thuộc thẩm quyền của các địa phương trong vùng. Đặc biệt là các địa phương phải đoàn kết, đồng lòng phối hợp với nhau để giải quyết các vấn đề mang tính liên tỉnh, thành phố, không thực hiện manh mún, cạnh tranh và hạn chế lẫn nhau.

Các bộ cần có ý kiến hỗ trợ về chuyên môn để địa phương giải quyết các vấn đề thuộc thẩm quyền địa phương như đầu tư các cao tốc, quốc lộ, cầu bắc qua hai địa phương, hay giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường, giữa các địa phương ở đầu nguồn và hạ nguồn các lưu vực sông...

 Điều phối trong lĩnh vực đô thị, logistics, dịch vụ chất lượng cao (trung tâm tài chính, trung tâm logistics vùng), khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, Thủ tướng đề nghị thành viên Hội đồng vùng Đông Nam bộ phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, địa phương trong vùng nghiên cứu các cơ chế, chính sách và có các hoạt động điều phối, liên kết cụ thể.

Thủ tướng lưu ý, đầu tư công cần đúng, trúng, có trọng tâm, trọng điểm, đẩy mạnh hợp tác công tư, lấy đầu tư công dẫn dắt và kích hoạt đầu tư tư. Nghiên cứu hình thành Quỹ phát triển hạ tầng vùng để có nguồn vốn bố trí riêng cho các lĩnh vực liên kết, có chính sách huy động nguồn lực xã hội vào hoạt động liên kết. Huy động đa dạng các nguồn vốn như vay các quỹ đầu tư, phát hành trái phiếu… 

Tại Hội nghị, Chủ tịch UBND TP.HCM đã đề xuất một số cơ chế, chính sách đặc thù cho vùng Đông Nam bộ. Trong đó, TP.HCM đề xuất thành lập Quỹ phát triển hệ thống giao thông vùng và Trung tâm kiểm soát bệnh tật vùng và xây dựng mạng lưới bệnh viện tuyến cuối của vùng.

Ngoài ra, TP.HCM đề xuất thành lập trung tâm chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo vùng hoặc quốc gia; xây dựng trung tâm dữ liệu quy hoạch và kinh tế - xã hội vùng.

Song song đó, đề xuất ban hành cơ chế đặc thù vùng Đông Nam bộ như Nghị quyết 98 của Quốc hội cho TP.HCM hoặc vượt trội hơn, nhất là các cơ chế về TOD (mô hình phát triển đô thị gắn với giao thông công cộng - PV), sử dụng ngân sách địa phương đầu tư phát triển vùng, thu hút nhà đầu tư chiến lược hay phân cấp - ủy quyền cho các địa phương trong vùng.

Xem thêm
Tìm nguyên nhân khiến ngành chè 'ngại đổi mới'

'Cây chè là cây truyền thống và từng được bao cấp một cách triệt để về doanh nghiệp và đầu ra. Như vậy, đây có phải là nguyên nhân khiến ngành chè ngại đổi mới?' - nguyên Thứ trưởng Lê Quốc Doanh trăn trở.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Nước, nguồn sống và nỗi lo: Khi ngập úng 'kéo lên' đô thị vùng cao

Sơn La Tình trạng ngập úng kéo dài không chỉ gây xáo trộn cuộc sống hàng ngày mà còn ảnh hưởng nặng nề đến sản xuất nông nghiệp của người dân tại TP Sơn La.

Người phụ nữ 'biến đổi' vùng đất nghèo thành vườn rau bội thu

SƠN LA Bà Luyến, một nông dân ngụ cư, đã nỗ lực thay đổi bản Tự Nhiên từ vùng đất nghèo khó thành điểm sáng nông nghiệp sạch, mang lại cuộc sống ấm no cho cộng đồng.