| Hotline: 0983.970.780

Tiền Giang: Đầu năm ngành đóng tàu khởi sắc

Thứ Ba 11/02/2020 , 09:35 (GMT+7)

Đầu năm, ngành công nghiệp đóng tàu thuỷ tại tỉnh Tiền Giang có nhiều khởi sắc. Nhiều doanh nghiệp đã triển khai các hợp đồng với các đơn hàng là tàu có tải trọng lớn.

Đầu năm 2020, ngành công nghiệp đóng tàu tại Tiền Giang đã khởi sắc.

Đầu năm 2020, ngành công nghiệp đóng tàu tại Tiền Giang đã khởi sắc.

Năm nay, lần đầu tiên DNTN SX-TM-DV A Của (tại ấp Tân Thuận, xã Bình Đức, huyện Châu Thành)  có hợp đồng đóng mới chiếc sà lan container tự hành với trọng tải 5.000 tấn theo đơn đặt hàng của một doanh nghiệp tại tỉnh Long An. Sà lan này có chiều dài 80 mét, chiều ngang 15 mét, cao 5 mét dùng vận chuyển hàng hóa đường thủy nội địa.

Cùng tại xã Bình Đức, DNTN Thanh Hiểu cũng đang khẩn trương đóng 2 tàu sắt, mỗi tàu có trọng tải gần 5.000 tấn cho một khách hàng hoạt động hậu cần nghề cá trên biển. Ngoài ra, tại bãi đóng tàu của công ty TNHH Trương Lộc, DNTN Nhật Trường ở xã Kim Sơn, (huyện Châu Thành) cũng có nhiều hợp đồng đóng mới tàu sắt, sà lan tự hành có trọng tải từ 2.000-4.000 tấn.

Các doanh nghiệp đã tuyển chọn đội ngũ công nhân kỹ thuật có tay nghề cao, đưa máy móc, công nghệ tiên tiến vào sản xuất. Đặc biệt, nhiều doanh nghiệp còn áp dụng công nghệ cắt sắt bằng máy CNC, áp dụng kỹ thuật hàn MID,... vào sản xuất, nâng cao chất lượng bền chắc, giá trị thẩm mỹ và hạ giá thành.

Xem thêm
Gạo ST24, ST25 chưa được hưởng ưu đãi thuế quan khi xuất khẩu sang châu Âu

Vừa qua, xuất hiện thông tin về việc giống gạo ST24 và ST25 đã được ưu đãi thuế xuất khẩu sang thị trường EU. Tuy nhiên, đây là các thông tin chưa chính xác.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Kỷ niệm 10 năm thành lập Công ty cổ phần BIGRFEED Hưng Yên

Ngày 21/4, Công ty cổ phần BIGRFEED Hưng Yên (xã Lý Thường Kiệt, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên) tổ chức kỷ niệm 10 năm thành lập.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm