| Hotline: 0983.970.780

Tiền Giang kêu gọi đầu tư phát triển bền vững ngành dừa

Thứ Tư 18/12/2024 , 19:28 (GMT+7)

Tỉnh Tiền Giang đang kêu gọi nhà đầu tư trong và ngoài nước quan tâm tìm hiểu cơ hội đầu tư vào ngành dừa còn nhiều tiềm năng.

Tiền Giang có diện tích dừa đạt 22.467ha, trong đó có 19.398ha đang cho thu hoạch với sản lượng hàng năm khoảng 246.000 tấn. Hiện nay, tỉnh có 47 mã số vùng trồng và 9 cơ sở đóng gói xuất khẩu sang Trung Quốc; trên 140 cơ sở và 3 doanh nghiệp thu mua, sơ chế và chế biến sản phẩm dừa.

Trong 11 tháng năm 2024, kim ngạch xuất khẩu dừa đạt 5,595 triệu USD, chủ yếu là các sản phẩm đã qua chế biến. Thị trường xuất khẩu chủ yếu là Canada, Chile, Trung Quốc, Hàn Quốc, Mỹ… Ngày 25/10/2024 tỉnh khởi hành lô hàng đầu tiên xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc với trọng lượng 67,5 tấn.

Tiền Giang có diện tích dừa lớn, khoảng 22.000ha, dừa tươi chiếm phần lớn, có nhiều tiềm năng xuất khẩu. Ảnh: Minh Đảm.

Tiền Giang có diện tích dừa lớn, khoảng 22.000ha, dừa tươi chiếm phần lớn, có nhiều tiềm năng xuất khẩu. Ảnh: Minh Đảm.

Đối với thị trường dừa tươi trong nước chủ yếu tiêu thụ trong tỉnh và các tỉnh lân cận, TP.HCM. Dừa khô được cung cấp cho các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh chế biến sâu. Các sản phẩm dừa chủ yếu dừng lại ở bước sơ chế, gia công theo đặt hàng của các doanh nghiệp (chủ yếu tại Bến Tre).

Nhân dịp diễn đàn xúc tiến đầu tư trực tiếp nước ngoài và thúc đẩy xuất phẩm dừa được Vụ Hợp tác quốc tế (Bộ NN-PTNT) tổ chức sáng 18/12 tại TP Mỹ Tho, để phát huy tối đa tiềm năng của ngành dừa, tỉnh Tiền Giang kêu gọi các nhà đầu tư trong và ngoài nước có kinh nghiệm trong lĩnh vực chế biến và xuất khẩu nông sản.

Ông Lưu Văn Phi, Giám đốc Sở Công thương Tiền Giang cho biết tỉnh đang có nhu cầu mời gọi đầu tư vào lĩnh vực phát triển vùng nguyên liệu; đầu tư ứng dụng khoa học kỹ thuật; công nghệ chế biến sau thu hoạch; các mô hình liên kết chuỗi giá trị; cơ sở hạ tầng thiết yếu như kho, bãi, bảo quản, chế biến, vận tải và logistic; đầu tư phát triển nguồn nhân lực và đào tạo nghề.

“Đầu tư vào nông nghiệp nói chung và ngành dừa Tiền Giang nói riêng có tiềm năng rất lớn để phát triển, đặc biệt là khi kết hợp với các mô hình nông nghiệp công nghệ cao và chế biến sâu. Xúc tiến đầu tư vào ngành dừa sẽ giúp nâng cao giá trị sản phẩm, mở rộng thị trường xuất khẩu và đóng góp vào sự phát triển bền vững của ngành nông nghiệp tại tỉnh Tiền Giang”, ông Lưu Văn Phi nói.

Ông Nguyễn Thành Diệu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang cho biết, cây dừa có vai trò quan trọng trong đời sống người dân Tiền Giang. Ảnh: Minh Đảm.

Ông Nguyễn Thành Diệu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang cho biết, cây dừa có vai trò quan trọng trong đời sống người dân Tiền Giang. Ảnh: Minh Đảm.

Còn bà Trần Thị Bé Bảy, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT cho biết, ngành tham mưu UBND tỉnh các giải pháp để phát triển ngành dừa theo hướng bền vững, trong đó tập trung phát triển theo hướng hữu cơ. Hiện nay, tỉnh cũng mới có khoảng 500ha, sang năm dự kiến mở rộng khoảng 3.000ha. Tỉnh cũng xây dựng các vùng để đáp ứng yêu cầu khi xuất khẩu dừa sang nước ngoài; sắp tới sẽ xây dựng thêm 163 vùng trồng diện tích khoảng 7.000ha đáp ứng các yêu cầu thị trường.

“Ngành NN-PTNT cũng tham mưu tỉnh ban hành các chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển cây dừa cũng như các loại cây ăn trái nói chung; cùng với đó là các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, người nông dân xây dựng cơ sở hạ tầng sản xuất đáp ứng các tiêu chuẩn xuất khẩu”, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT cho biết thêm.

Ông Nguyễn Thành Diệu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang cho biết, cây dừa có vai trò quan trọng trong đời sống người dân Tiền Giang. Cây dừa được người nông dân quan tâm chăm sóc, ngành chức năng tỉnh tích cực chuyển giao khoa học kỹ thuật để nâng cao chất lượng, đáp ứng các tiêu chuẩn xuất khẩu ra thị trường quốc tế, nâng cao giá trị.

Qua sự kiện này, tỉnh Tiền Giang cũng mong muốn kết nối với doanh nghiệp, nhà đầu tư để tạo nên chuỗi giá trị dừa chặt chẽ, ổn định từ sản xuất đến tiêu dùng. “Người dân đã quen với cây dừa, sẵn sàng đáp ứng yêu cầu kỹ thuật, tiêu chuẩn của nhà đầu tư, thị trường xuất khẩu”, ông Nguyễn Thành Diệu khẳng định.

Hiện nay, để thu hút đầu tư vào nông nghiệp, tỉnh cũng có cơ chế chính sách để quan tâm đầu tư như: Nghị quyết 07/2019/NQ-HĐND ngày 12/7/2019 của HĐND tỉnh, Nghị quyết số 04/2015/QĐ-UBND ngày 09/12/2015 của UBND tỉnh; Quyết định số 06/2021/QĐ-UBND ngày 30/3/2021; kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định 1322/QĐ-TTg ngày 31/8/2020 của Thủ tướng; kế hoạch 150/KH-UBND ngày 14/6/2021 của UBND tỉnh về triển khai Quyết định 174/QĐ-TTg của Thủ tướng.

Xem thêm
Yến sào Đức Cơ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu

Gia Lai Cục Sở hữu trí tuệ đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm Yến sào Đức Cơ Salangane’s Nest, mở cơ hội để kinh tế huyện Đức Cơ bứt phá.

1.900 người tham gia Ngày hội việc làm huyện Đại Từ năm 2024

Thái Nguyên Sáng 28/11, huyện Đại Từ tổ chức Ngày hội việc làm kết nối cung cầu lao động, Tư vấn hướng nghiệp năm 2024.

Thương hiệu phải cam kết mạnh mẽ với người tiêu dùng

Thương hiệu được xây dựng trên nền tảng chất lượng sẽ rất vững chãi, nhưng sẽ thiếu đi tính lan tỏa nếu thiếu sự kết nối mạnh mẽ với khách hàng.