| Hotline: 0983.970.780

Tội ác bên trong rừng thông Tây Nguyên: [Bài 2] Phá rừng không để... lấy gỗ!

Thứ Năm 05/10/2023 , 08:16 (GMT+7)

Gần chục ha rừng bị chặt phá, hàng ngàn cây thông cổ thụ chết khô tại Đạ Sar. Lâm tặc phá rừng nhưng lại không nhằm mục đích lấy gỗ!

Nguyên một quả đồi rộng tới 3ha trước kia phủ xanh thông cổ thụ, nay bị cạo trọc để biến thành đất rẫy ngay trong khu vực rừng phòng hộ trên địa bàn Đạ Sar. Ảnh: Kiên Trung.

Nguyên một quả đồi rộng tới 3ha trước kia phủ xanh thông cổ thụ, nay bị cạo trọc để biến thành đất rẫy ngay trong khu vực rừng phòng hộ trên địa bàn Đạ Sar. Ảnh: Kiên Trung.

Nghịch cảnh ở “nghĩa địa thông Đạ Sar”

Bài liên quan

Gần chục ha rừng thông ở Đạ Sar (huyện Lạc Dương, Lâm Đồng) bị chết đứng theo đúng nghĩa đen. Ngay khu vực này là một chiếc chòi canh của chủ rừng được giao quản lý. Tấm biển “Rừng phòng hộ: Cấm đốt - chặt - phá rừng; cấm lấn chiếm đất rừng” treo trên hai thân cây thông chết khô đứng, bị phạt ngang thân án ngữ hai bên con đường dẫn vào khu rừng thông đang chết mòn, nhìn tựa như hai gác cổng dẫn vào “nghĩa địa thông” đang chết khô, chết héo.

Điều trớ trêu nhất, hai cây thông đang ôm giữ hai tấm biển “rừng phòng hộ” nói trên đều đã chết khô, bị phạt ngang ngọn hệt như hai người gác cổng không đầu.

Một con đường mòn rộng chừng 2m, vừa vặn và vẫn còn nguyên vết bánh xe công nông đầu ngang - phương tiện đồng bào Tây Nguyên vẫn sử dụng trong canh tác làm vườn, làm rẫy. Ở giữa con đường, giữa hai lằn bánh xe, một rãnh đất bị khoét sâu hơn, chạy dài. Đây chính là vết những súc gỗ thông bị buộc một đầu dây quàng vào công nông, một đầu kéo lê trên mặt đất để đến bãi gỗ thông tập kết đầu bìa rừng.

Gần chục ha rừng thông bị tàn phá, chỉ còn những cây thông chết khô chờ mục ruỗng vì mưa nắng tại Đạ Sar. Ảnh: Kiên Trung.

Gần chục ha rừng thông bị tàn phá, chỉ còn những cây thông chết khô chờ mục ruỗng vì mưa nắng tại Đạ Sar. Ảnh: Kiên Trung.

Cánh rừng thông bị sát hại lên tới nhiều ha. Những thân cây cao lêu nghêu, khẳng khiu, không còn cành lá đứng trơ trọi giữa nắng gió. Mỗi thân cây đều nham nhở những vết thương: những nhát rìu tiện dưới gốc; những vết tro đốt đen sì; những mũi khoan khoét lỗ sau đó bơm vào dầu thải, rồi dùng chính dầu vừa bơm cộng với nhựa thông dễ cháy để hun cho cây chết khô bên dưới gốc.

Bên cạnh những cây thông chết đứng, dấu hiệu tội ác giết rừng vẫn còn nguyên: những gốc cây thông cổ thụ đường kính cả sải tay người lớn bị chặt ngang thân, chừa lại đoạn thân cây to nhất cách mặt đất gần 1m. Những khúc gỗ thông nạc như những khoanh giò bị cưa máy xả, vứt lại ngổn ngang.

Hiện có tới cả ngàn cây thông đang chết khô vì bị tàn sát bằng cách đốt gốc, bơm thuốc độc dưới gốc cây...

Hiện có tới cả ngàn cây thông đang chết khô vì bị tàn sát bằng cách đốt gốc, bơm thuốc độc dưới gốc cây...

Những súc gỗ dài hơn 1m bị vứt bỏ đầy lãng phí trong bìa rừng...

Những súc gỗ dài hơn 1m bị vứt bỏ đầy lãng phí trong bìa rừng...

Dưới những gốc cây bị chặt hạ, đi kèm là những vết cháy nham nhở. Sau khi hạ được cây gỗ, lâm tặc chia thành các đoạn có chiều dài 6m, phần còn thừa của cây gỗ bị châm lửa đốt gốc.

Trải tầm mắt quan sát cả khu rừng thông vài năm trước còn bạt ngàn và đầy sức sống, bây giờ chỉ còn trơ khấc những cây chết khô, những khoảng đen chi chít nổi lên trên lớp cây dại dưới mặt đất. Đó là những gốc cây bị đốt cháy. Bên cạnh những cây mẹ đã bị chặt hạ, bị đốt cháy gốc nham nhở, những cây thông non mới trồng thân to cỡ ngón tay, tán lá xanh mởn run rẩy trong nắng chiều Tây Nguyên.

Số lượng thông bị chết là rất lớn...

Số lượng thông bị chết là rất lớn...

Đó là 'nghĩa địa cây' của cả một cánh rừng. Ảnh: Kiên Trung.

Đó là "nghĩa địa cây" của cả một cánh rừng. Ảnh: Kiên Trung.

Tôi định nhẩm đếm số lượng những cây thông chết đứng và những gốc cây bị thiêu cháy, nhưng không xuể. Điều đó cho thấy, tội ác giết hại rừng thông Đạ Sar đã diễn ra từ lâu.

Tôi cứ lẩn quẩn trong đầu một câu hỏi lớn, mục đích của những kẻ lâm tặc khi sát hại cả cánh rừng thông Đạ Sar là gì, khi bãi gỗ hàng chục m3 đã đốn hạ vẫn còn đang tập kết cách đó vài trăm mét, phơi nắng mưa vài năm trời khiến nhiều thân cây lớn đã mục nát? Hàng ngàn cây thông đang chết khô chờ mục ruỗng. Mục đích của chúng là gì, lấy gỗ thông đem bán hay muốn chiếm đất rừng thành đất rẫy sản xuất - thứ mà đang có giá trị nhiều tỷ đồng/ha khi phong trào các nông trang trồng rau, cây hoa nhà kính đang mọc lên như nấm ở nhiều tỉnh Tây Nguyên?

Cảm giác đau đớn, uất hận dâng đầy theo dọc con đường, càng đi sâu vào bên trong, những thân cây chết đứng xuất hiện ngày càng nhiều.

Phá rừng nhưng không... lấy gỗ?

Chúng tôi đi bộ dọc con đường mòn để vào sâu “nghĩa địa thông” cả tiếng đồng hồ mà vẫn chưa hết những thân cây chết đứng. Theo lời của anh T. (chủ một nhà vườn trồng rau ở Đạ Sar, người dẫn chúng tôi lên vùng rừng bị phá), khu vực này có diện tích lên tới vài chục ha, tuổi thông được trồng trên dưới 60 năm.

Tấm biển cảnh báo của chủ rừng bên rừng thông đã chết.

Tấm biển cảnh báo của chủ rừng bên rừng thông đã chết.

Bỏ ngang “nghĩa địa thông” với những cây thông đang chết đứng, trơ trụi giữa nắng gió, chúng tôi quyết định xé đường mòn để đi xuống quả đồi nham nhở vẫn còn những đống than tội ác của việc đốt rừng, khói vẫn âm ỉ bốc lên trên nền đất ẩm.

Những gốc thông cổ thụ 2 người ôm bị đốt cháy nham nhở. Trên mặt đất, vẫn lẩn quẩn mùi dầu, xăng; những chai lọ bị vứt bỏ ngổn ngang. Đồi thông này đã được gom sạch trong vòng vài tháng, cây cỏ dại đã bị phát trụi, gom thành từng đống và đốt thành tro. Quả đồi bị cạo trọc lóc, nhẵn thín. Bên trên, những hố đào sâu chừng 30cm, cách nhau chừng 2m đã được trồng những cây ăn quả. Quan sát lá cây, chúng tôi nhận thấy đó là những cây giống xoài, bơ…

Còn sót lại trên quả đồi cạo trọc này là 3 cây thông cổ thụ đứng trơ trọi, gốc cây nào cũng nham nhở, đầy thương tích. Có lẽ, chỉ một vài ngày tới, nó cũng chung số phận với những cây đồng loại: bị xóa sổ nhằm che giấu sự tồn tại của một rừng thông trước đó.

Khu rừng thông diện tích chừng 3ha vừa bị cạo trọc...

Khu rừng thông diện tích chừng 3ha vừa bị cạo trọc...

Kẻ phá rừng phát cây cỏ dại, thảm thực vật bề mặt rồi đốt để lấy đất làm rẫy.

Kẻ phá rừng phát cây cỏ dại, thảm thực vật bề mặt rồi đốt để lấy đất làm rẫy.

Mục đích của những kẻ phá rừng không phải là lấy gỗ, mà nhằm lấy đất canh tác nông nghiệp - thứ đang rất có giá ở Tây Nguyên để làm nông trang, trồng hoa, rau sạch... nhà kính.

Mục đích của những kẻ phá rừng không phải là lấy gỗ, mà nhằm lấy đất canh tác nông nghiệp - thứ đang rất có giá ở Tây Nguyên để làm nông trang, trồng hoa, rau sạch... nhà kính.

Quả đồi liền kề, những cây gỗ lớn đã bị đốn hạ xong xuôi. Lớp cây dại, cây cỏ trên mặt đã bị phát, nằm ngổn ngang trên mặt, đợi khô sẽ có người tới đốt. Sau quá trình này, lại tiếp tục được đào thành các hố, trồng những cây ăn quả…

Anh T. dò tìm vị trí 2 đồi thông bị cạo trọc trên bản đồ vệ tinh. Diện tích hiển thị trên Google Map của hai quả đồi này là trên 3ha - đó là một diện tích cực kỳ lớn.

Trên bản đồ lâm nghiệp, vị trí đồi trọc mà chúng tôi đang xuống thực địa là một phần của Lô C, khoảnh 1,2 Tiểu khu 118 (xã Đạ Sar) được chia thành các khu: khu 1,268ha, tiếp giáp với khu rừng thông lớn có diện tích gần 5ha; thông tái sinh một phân khu rộng 0,338ha, tiếp đó là phân khu rộng 2,117ha…

Xác nhận sự việc, Ban quản lý rừng phòng hộ đầu nguồn Đa Nhim (chủ rừng) cho biết, đây là một vụ việc phá rừng có tổ chức, diện tích rừng bị phá lên tới gần chục ha; số lượng gỗ thông đã chặt hạ là tận thu cây đã chết...

Xác nhận sự việc, Ban quản lý rừng phòng hộ đầu nguồn Đa Nhim (chủ rừng) cho biết, đây là một vụ việc phá rừng có tổ chức, diện tích rừng bị phá lên tới gần chục ha; số lượng gỗ thông đã chặt hạ là tận thu cây đã chết...

Những cây đã chết, chưa chặt hạ sẽ để nguyên hiện trạng, đồng thời trồng rừng mới bên diện tích rừng đã mất để giữ rừng. Ảnh: Kiên Trung.

Những cây đã chết, chưa chặt hạ sẽ để nguyên hiện trạng, đồng thời trồng rừng mới bên diện tích rừng đã mất để giữ rừng. Ảnh: Kiên Trung.

Theo anh T., việc tàn phá những rừng thông cổ thụ mục đích không phải ở việc lấy gỗ thông đem bán bởi vận chuyển một khối gỗ thông ra khỏi rừng không phải dễ. Thứ hai, giá trị bán một khối gỗ thông tính bằng con số chục triệu đồng/m3, là thứ không đáng để đánh đổi nếu như bị lực lượng chức năng bắt giữ, bị thu giữ phương tiện, thậm chí nếu đủ khối lượng gỗ đi tiêu thụ trái phép sẽ bị khởi tố. Mục đích chính của những kẻ phá rừng, anh T. khẳng định, đó là biến đất rừng thành đất rẫy, sau đó bán sang tay với giá nhiều tỷ đồng.

“Nhìn những rừng thông bị tàn phá, xót lắm. Tôi đã báo cáo với chính quyền địa phương về sự việc, một mặt ngăn chặn không cho kẻ xấu vận chuyển số gỗ mà chúng đã chặt hạ. Tôi cũng trực tiếp gặp những người phát đồi, đốt rẫy để trồng cây, nói với họ là không có làm như vậy được, như vậy là vi phạm pháp luật. Nhưng, họ cho biết cũng chỉ đi làm thuê, được trả công thì làm”, anh T. nói.

Ông Đinh Hữu Đạo - Phó Ban quản lý rừng phòng hộ đầu nguồn Đa Nhim (đơn vị được giao chăm sóc, bảo vệ rừng thông, trực thuộc UBND huyện Lạc Dương) xác nhận: Hiện trạng rừng bị phá tại Đạ Sar là một vụ việc lớn, xảy ra từ mấy năm trước. Công an huyện Lạc Dương đã khởi tố vụ án và đang điều tra, xác minh nhưng cho tới nay vẫn chưa tìm ra hung thủ. Diện tích rừng bị phá lên tới gần 10ha, và kẻ phá rừng cũng không nhằm mục tiêu lấy gỗ.

Khối lượng gỗ đang tập kết tại bìa rừng là những cây thông bị chết khô do lâm tặc tàn sát, được khai thác tận thu và đang chờ các cơ quan chức năng xử lý. Trong lúc đó, nỗ lực của chủ rừng đó là trồng rừng mới thay thế nhằm mục đích giữ rừng đã mất.

Xem thêm
Việt Nam chưa đủ thông tin đánh giá tác động của dự án Funan Techo

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng khẳng định Việt Nam chưa đủ thông tin để có thể đánh giá tác động của dự án Funan Techo.

Bắc Kạn cần hướng đến sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững

FAO tại Việt Nam đánh giá, các hợp tác xã, tổ hợp tác tại tỉnh Bắc Kạn đã cải thiện năng lực tổ chức sản xuất, có nhiều mô hình hiệu quả, thân thiện với môi trường.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Sóc Trăng cần hỗ trợ trong quản lý khai thác cát biển

ĐBSCL Tỉnh Sóc Trăng có trữ lượng cát biển lớn, lãnh đạo tỉnh lo ngại việc quản lý khai thác cát biển ngoài khơi vượt khả năng của địa phương, kiến nghị Trung ương hỗ trợ.

Bình luận mới nhất

Trong bài này, tác giả (sau đây xưng là Nattoi) để cập chủ yếu 03 vấn đề, trong đó chủ yếu tập trung cho giải quyết vấn đề số 1, hai vấn đề còn lại chỉ được nhắc đến: Một: Phương pháp thiết kế điều tiết lũ hiện hành chưa đưa thông số mực nước an toàn ở hạ du vào tính toán nên yêu cầu phòng chống lũ cho hạ du chưa được đảm bảo và không có tiêu chí để xác định hiệu quả vận hành giảm lũ. Vấn đề này đã được Nattoi giải quyết cả về mặt lý thuyết và thực hành (trình bày ở mục 3.4). Hai: Tiêu chí xác định MNCNTL, MNTNĐL không được công khai, minh bạch, làm cho việc kiến nghị điều chỉnh hạ thấp 2 mực nước đối với các hồ chứa thủy điện nhằm tăng dung tích trống phòng lũ là điều bất khả. Về vấn đề này (trình bày tại Mục 3.1), Nattoi chưa nêu cụ thể phương án giải quyết là để tập trung nội dung vào vấn đề số 1 như đã nêu, nhưng hướng giải quyết là đã có. Ba: Vấn đề bán con trâu mà tiếc sợi dây thừng: Thiết kế xây dựng đập, hồ chứa nước được tính toán an toàn ổn định lật, trượt đến mực nước lớn nhất thiết kế và kiểm tra với mực nước lớn nhất kiểm tra, cho phép giữ mực nước hồ không vượt quá mực nước lớn nhất kiểm tra nhưng lại chỉ cho phép sử dụng dung tích trống phòng lũ đến mực nước dâng bình thường là sự lãng phí ghê gớm trong đầu tư xây dựng và quản lý an toàn đập, hồ chứa nước. Hướng giải quyết vấn đề số 3 (trình bày tại Mục 3.2) vốn là tự nhiên đã có nhưng không được sử dụng vì không nghĩ đến giảm lũ cho hạ du.
+ xem thêm