| Hotline: 0983.970.780

Trắng đêm ở chợ gia cầm Hà Vỹ

Thứ Ba 05/03/2013 , 10:01 (GMT+7)

Tạm im ắng thời gian ngắn, sau Tết Quý Tỵ 2013, gà trọc (gà mái thải loại) Trung Quốc bắt đầu rục rịch tràn vào Việt Nam. Theo điều tra của NNVN, mỗi ngày có cả chục tấn gà thải loại được tuồn vào nước ta với cách thức tinh vi hơn trước rất nhiều.

Tạm im ắng thời gian ngắn, sau Tết Quý Tỵ 2013, gà trọc (gà mái thải loại) Trung Quốc bắt đầu rục rịch tràn vào Việt Nam. Theo điều tra của NNVN, mỗi ngày có cả chục tấn gà thải loại được tuồn vào nước ta với cách thức tinh vi hơn trước rất nhiều.

Trắng đêm ở chợ gia cầm Hà Vỹ

Trước thông tin, gần đây gà trọc Trung Quốc lại tuồn về chợ gia cầm Hà Vỹ (Hà Nội), chúng tôi lập tức thâm nhập điểm nóng này.

GÀ TRỌC ĐI XE DU LỊCH

2h sáng ngày 27/2, chúng tôi chạy xe từ nội thành Hà Nội thẳng hướng chợ gia cầm Hà Vỹ. Rét ngọt , trên quốc lộ 1A cũ, từng đoàn xe thồ, xe tải nhộn nhịp vào chợ Hà Vỹ “ăn hàng”. Nằm giữa cánh đồng, chợ Hà Vỹ sáng trắng cả một vùng bởi bóng điện cao áp. Khi chúng tôi đến, tại cổng chợ có 2 bảo vệ đang ngồi túc trực, bên trong tiếng gà, vịt kêu inh ỏi. Dạo một vòng, chưa thấy sự xuất hiện của gà trọc Trung Quốc, thay vào đó là các giống gà được nuôi trong nước như lai mía (Bắc Giang), J-Dabaco, Ai Cập, gà mía (Đông Anh)…

Khoảng 3h sáng, từ phía cổng chợ Hà Vỹ xuất hiện chiếc xe ô tô du lịch mang biển kiểm soát 30S-5983 nhãn hiệu Suzuki Supe Carry 7 chỗ (còn gọi là “su cóc”). Thấy lạ vì giữa đêm lại có xe du lịch vào chợ gia cầm, chúng tôi bám theo, sau một hồi lùi lùi, tiến tiến, chiếc “su cóc” dừng ở dãy nhà cuối cùng cửa thứ 3 của chợ Hà Vỹ. Ngay khi cốp xe phía sau mở ra, cảnh tượng sửng sốt hiện ra trước mắt chúng tôi, trong xe không phải người mà toàn là gà. Tiến gần hơn nữa, chúng tôi phát hiện số gà trên xe đều là gà trọc của Trung Quốc qua các đặc điểm không lẫn vào đâu được: Lông xác xơ, đầu, diều, cổ trụi trọc lóc...

Bất ngờ, từ đâu xuất hiện một tốp thanh niên tới nhanh tay khuân gà trên xe quăng ra một ô chuồng (đăng ký sẵn - PV) cuối chợ. Ghi nhận của chúng tôi, số lượng gà trên chiếc “su cóc” khoảng trên dưới 1.000 con, tức khoảng 2 - 2,5 tấn gà hơi. Do bị đóng trong những thùng nhựa và bị nhồi nhét quá chặt nên số gà trọc bị chết khá nhiều, vứt la liệt cạnh ôtô mấy chục con. Qua câu chuyện điện thoại từ chủ xe gà trọc, lát nữa sẽ có người đến mua số gà chết kia.


Chiếc xe “su cóc” chở gà thải loại Trung Quốc nhập lậu tại chợ Hà Vỹ đêm 27/2

Trong vai đi buôn, tôi tiến lại gần hỏi gà giá bao nhiêu nhưng không ai trả lời, thay vào đó là những cái nhìn đầy cảnh giác. Đến lần thứ ba hỏi mua gà không được đáp lời, chúng tôi biết họ biết tỏng mình không phải dân buôn nên di chuyển ra một khu vực khuất quan sát. Đang tác nghiệp bằng điện thoại, bất ngờ một người phụ nữ từ đâu đến nói nhỏ vào tai tôi: “Thôi cháu ơi! Để cho người ta kiếm miếng cơm!?”. Khi biết đích xác hai người vừa hỏi mua gà là nhà báo, chủ của lô hàng hằn học đuổi chúng tôi đi chỗ khác với lí do ông ta không có gà bán?!

Lợi dụng lúc nhốn nháo, một thanh niên nhanh chóng thay biển số chiếc xe “su cóc” từ 30S-5983 (mã biển Hà Nội) thành 12H-8634 (mã biển Lạng Sơn) rồi nhanh chóng rời khỏi chợ. Cũng ngay tại thời điểm ấy, tôi thấy 1 thanh niên trong tốp bốc dỡ gà lậu phi xe máy ra cổng chợ thì thầm chuyện gì đó có vẻ khá khẩn cấp với người bảo vệ. Lúc sau, có 2 người mặc đồng phục kiểm dịch dáng vẻ vội vàng vào mở cửa phòng kiểm dịch tại chợ Hà Vỹ bật điện lên rồi nhanh chóng đi mất. Vài phút sau, một chiếc xe tải kín thùng tới lấy số lồng chở gà trọc đi nơi khác. Trước sự xuất hiện ngày càng nhiều thanh niên tại khu tập kết gà trọc, vì lý do an toàn chúng tôi tạm thời rời khỏi chợ Hà Vỹ trong ánh mắt dò xét của những người buôn gà tại đây.

NGƯỜI MÙ CÒN BIẾT!

Sở dĩ chúng tôi biết được thời gian gần đây gà trọc Trung Quốc về chợ gia cầm Hà Vỹ khá nhiều cũng nhờ một lái buôn gà tại đây tiết lộ. Theo chia sẻ của anh, bình quân mỗi ngày có từ 3 - 4 chuyến xe chở gà lậu từ cửa khẩu Lạng Sơn về chợ Hà Vỹ, tập trung chủ yếu vào lúc rạng sáng, số lượng xấp xỉ trên dưới 10 tấn mỗi ngày. Thay vì chở bằng xe tải, tất cả gà thải loại Trung Quốc hiện nay đều được vận chuyển bằng xe “su cóc” chuyên dụng che đậy kín như bưng.


Với hệ thống bảo vệ, camera, điện cao áp, lực lượng chức năng tại chợ Hà Vỹ không biết gà lậu Trung Quốc về quả là chuyện lạ?

Có thể với người đi đường không biết những chiếc xe “su cóc” kia chở gà lậu, nhưng với cán bộ quản lý hay bảo vệ tại chợ Hà Vỹ không biết thì vô lý. Bởi nửa đêm về sáng chẳng có xe du lịch nào về chợ Hà Vỹ đều như vắt chanh vậy? Mặt khác, ngay tại cổng chợ Hà Vỹ lắp đặt hệ thống camera hiện đại, điện sáng choang ngay cả con ruồi bay qua còn thấy huống hồ chiếc xe chở gà lậu to oành đi qua. Thấy tôi thắc mắc vậy, anh lái buôn quen chúng tôi trố mắt mắng: “Chú có từ trên trời rơi xuống không đấy? Đương nhiên họ phải luật lá mới công khai bán gà lậu tại chợ được chứ, mù còn nhận ra nữa là người thường. Vấn đề là họ muốn bắt hay không thôi, chú cứ giả vờ ngây thơ! Mà này, đừng có đưa tên anh lên báo đấy nhé! Toàn anh em trong nghề với nhau họ biết anh cung cấp thông tin cho báo chí coi như anh mất nghề luôn!”.

Vấn nạn gà lậu TQ, với dân đi buôn nước lên thì bèo nổi, họ chẳng mất gì, song với người chăn nuôi, người làm giống, đó là nguyên nhân khiến không ít hộ bại sản. Thực tế, đi khắp các vùng chăn gà hiện nay dễ dàng bắt gặp những chuồng gà trống trơn do gà lậu Trung Quốc tràn vào phá giá. 

Dù biết trước, nếu bị hỏi lực lượng làm nhiệm vụ ở chợ gia cầm Hà Vỹ sẽ trả lời không có gà lậu về hoặc nếu bị chỉ đích danh là có họ sẽ “vòng vo” lý do này, lý do nọ để thoái thác trách nhiệm, song chúng tôi vẫn thử gọi điện cho một cán bộ chịu trách nhiệm kiểm dịch tại chợ Hà Vỹ xem sao. Quả đúng như nhận định ban đầu, vị cán bộ kiểm dịch này trả lời ráo hoảnh rằng, thời gian này không có gà thải loại Trung Quốc về chợ? Anh ta còn hùng hổ khoe, từ khi có chỉ thị của Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân về ngăn chặn gà lậu, các lực lượng chức năng kiểm soát rất chặt nên không có chuyện gà lậu về? Thử hỏi, cán bộ quản lý mà nói như vậy thì bao giờ dân chăn nuôi trong nước mới được nhờ? Và đây chính là một trong những nguyên nhân khiến mọi nỗ lực của Chính phủ trong việc ngăn chặn gà lậu và cứu người chăn nuôi trong nước có nguy cơ đổ bể.

Qua khảo sát của chúng tôi, giá gà thải loại Trung Quốc về đến chợ gia cầm Hà Vỹ khoảng 80.000 - 85.000 đồng/kg. Những người bán đồ ăn đêm tại chợ Hà Vỹ cho hay, do nhu cầu tiêu thụ không cao, giá gà trong nước lại ổn định nên gà Tàu mới về ít như vậy. Chứ nếu giá gà đắt như lúc trước Tết có ngăn cấm đằng trời gà lậu vẫn về bởi lợi nhuận kếch sù. Được biết, phần lớn lượng gà lậu tuồn vào trong nước hiện nay đều có mối hàng đặt sẵn chứ bán lẻ ra thị trường rất ít. Nhóm khách hàng vẫn chuộng sử dụng gà thải loại là những quán phở gà, cơm bình dân dọc quốc lộ, những người chuyên nhận gà và đi nấu cỗ cho các đám cưới, thậm chí cả siêu thị. Lý do đơn giản, gà thải loại Trung Quốc thịt dai, tỷ lệ hao hụt thấp nên lợi nhuận bao giờ cũng cao hơn thịt các giống gà khác.

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Việt Nam hỗ trợ đưa nông nghiệp trở thành trụ cột kinh tế ở Venezuela

Bộ Nông nghiệp Venezuela đánh giá cao kết quả tốt vượt mong đợi về hợp tác nông nghiệp song phương, ngay cả trong điều kiện Venezuela vô cùng khó khăn.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Bắc Kạn lại hứng chịu mưa lớn kèm gió lốc gây nhiều thiệt hại

Khi người dân đang tập trung khắc phục hậu quả dông lốc thì đêm qua, rạng sáng nay (20/4) tiếp tục xảy ra mưa lớn kèm gió lốc gây thiệt hại ở nhiều nơi.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm