Ấn Độ chuyển đổi nông nghiệp xanh: [Bài 2] Nông nghiệp tái sinh, năng lượng tái tạo trở thành hướng đi tất yếu

Quỳnh Chi - Thứ Ba, 25/06/2024 , 10:41 (GMT+7)

Ấn Độ thúc đẩy các mô hình nông nghiệp sinh thái nhằm hỗ trợ nông dân thích ứng với thời tiết cực đoan, đồng thời giảm phát thải khí nhà kính từ trồng trọt.

Hệ thống canh tác bền vững sẽ giúp nông dân Ấn Độ đối phó với những thay đổi bất ngờ của khí hậu và các kiểu thời tiết cực đoan. Ảnh minh họa.

Nông dân Ấn Độ đã và đang cảm nhận sâu sắc những tác động của biến đổi khí hậu, phải đối phó với những đợt khô hạn, lượng mưa thất thường, các đợt nắng nóng và bão nhiệt đới ngày càng thường xuyên. 

Theo bà Indu Murthy, người đứng đầu ngành về khí hậu, môi trường và tính bền vững tại Trung tâm Nghiên cứu Khoa học, Công nghệ và Chính sách, một tổ chức tư vấn ở Bengaluru (Nam Ấn Độ), hệ thống canh tác bền vững sẽ giúp nông dân đối phó với những thay đổi bất ngờ và các kiểu thời tiết cực đoan. Đây là triết lý thúc đẩy nhiều hoạt động nông nghiệp bền vững và tái tạo dưới sự bảo trợ của sinh thái nông nghiệp.

Y.V. Malla Reddy, giám đốc Trung tâm Sinh thái Accion Fraterna, nói: “Đối với tôi, sự thay đổi quan trọng là thái độ của con người đối với cây cối và thảm thực vật trong vài thập kỷ qua”. Ông nhớ lại rằng vào những năm 70 và 80, người dân chưa thực sự ý thức được giá trị của cây xanh. Nhưng giờ đây, họ coi cây cối, đặc biệt là cây ăn quả và cây có giá trị kinh tế, là một nguồn thu nhập quan trọng. 

Reddy đã ủng hộ nông nghiệp bền vững ở Ấn Độ trong gần 50 năm. Một số loại cây bản địa, ngoài phục vụ sản xuất còn có lợi ích kinh tế khác. Người dân biết cách chế biến các bộ phận của cây để làm thức ăn chăn nuôi và sinh khối làm nhiên liệu.

Tổ chức của Reddy đã hỗ trợ hơn 60.000 gia đình nông dân Ấn Độ thực hành canh tác tự nhiên và nông lâm kết hợp trên gần 165.000ha. Việc tính toán tiềm năng hấp thụ carbon trong đất của công việc này đang được tiến hành. Báo cáo năm 2020 của Bộ Môi trường, Rừng và Biến đổi Khí hậu Ấn Độ chỉ ra rằng, những biện pháp canh tác này có thể giúp Ấn Độ đạt được mục tiêu có 33% diện tích rừng và cây che phủ để đáp ứng các cam kết cô lập carbon theo thỏa thuận khí hậu Paris vào năm 2030.

Năng lượng mặt trời trở thành nguồn thu nhập mới cho nông dân Ấn Độ. Ảnh minh họa.

Nông nghiệp tái sinh là một cách tương đối rẻ tiền để giảm lượng khí CO2 trong khí quyển so với các giải pháp khác. Theo một phân tích năm 2020 trên tạp chí Thiên nhiên Bền vững (Nature Sustainability), canh tác tái sinh tiêu tốn từ 10 đến 100 USD cho mỗi tấn CO2 được loại bỏ khỏi khí quyển, so với 100 đến 1.000 USD mỗi tấn carbon dioxide đối với các công nghệ loại bỏ carbon khỏi không khí một cách cơ học. 

Reddy cho biết, việc canh tác như vậy không chỉ có ý nghĩa đối với môi trường mà còn có thể tăng thu nhập cho nông dân khi họ chuyển sang nền nông nghiệp tái tạo.

Để thấy được tác động của việc cô lập carbon qua sản xuất nông nghiệp sinh thái có thể mất nhiều năm, thậm chí nhiều thập kỷ. Tuy nhiên, sử dụng năng lượng tái tạo trong nông nghiệp có thể nhanh chóng giảm lượng khí thải. Vì lý do này, Viện Quản lý Nước Quốc tế phi lợi nhuận (IWMI) đã phát động chương trình “Năng lượng mặt trời như một loại cây trồng có thù lao” ở làng Dhundi vào năm 2016.

Ông Shilp Verma, nhà nghiên cứu về chính sách nước, năng lượng và lương thực của IWMI có trụ sở tại Anand, cho biết: “Mối đe dọa lớn nhất mà biến đổi khí hậu gây ra, đặc biệt đối với nông dân, là sự bất thường, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất”.

Nếu nông dân bơm nước ngầm theo cách thân thiện với khí hậu, đồng thời bán năng lượng dư thừa cho lưới điện, họ sẽ có thêm thu nhập và động lực để khai thác nước ngầm bền vững. Năng lượng mặt trời trở thành nguồn thu nhập mới cho họ.

Trồng lúa, đặc biệt là trồng lúa nước trên đất ngập nước, cần rất nhiều nước ngọt. Theo Viện Nghiên cứu Lúa Quốc tế (IRRI), trung bình cần khoảng 1.432 lít nước để sản xuất 1kg gạo. Tổ chức này cho biết lúa được tưới chiếm khoảng 34 đến 43% tổng lượng nước tưới của thế giới. 

Ấn Độ là quốc gia khai thác nước ngầm lớn nhất thế giới, chiếm 25% sản lượng khai thác toàn cầu. Khi máy bơm diesel thực hiện quá trình chiết xuất, carbon sẽ thải ngược lại vào khí quyển. Trước khi lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời, nông dân trong vùng phải mua nhiên liệu để duy trì hoạt động của máy bơm.

Quỳnh Chi
Tin khác
Biến phế phẩm từ quả điều thành đặc sản chay xuất khẩu
Biến phế phẩm từ quả điều thành đặc sản chay xuất khẩu

Tây Ninh Với phương châm đưa thực phẩm chay ra thế giới, Công ty Vương Ngọc Vegan đã biến những quả điều, loại quả được xem như phế phẩm trong nông nghiệp, thành nước mắm chay hảo hạng.

Biến rác hữu cơ thành phân hữu cơ quy mô nông hộ
Biến rác hữu cơ thành phân hữu cơ quy mô nông hộ

Theo các chuyên gia, nếu biết tận dụng lượng chất thải hữu cơ trong sinh hoạt biến thành phân bón hữu cơ sẽ mang lại hiệu quả kinh tế và môi trường cho nhiều nông hộ.

Ra mắt câu lạc bộ 'Doanh nông xanh ba miền'
Ra mắt câu lạc bộ 'Doanh nông xanh ba miền'

Câu lạc bộ 'Doanh nông xanh ba miền' chính thức ra mắt, đánh dấu bước ngoặt phát triển nông nghiệp bền vững. 18 thành viên Ban chủ nhiệm là những doanh nông tiêu biểu.

Nhà văn Anh Đức trong ký ức đồng nghiệp thế hệ sau
Nhà văn Anh Đức trong ký ức đồng nghiệp thế hệ sau

Nhà văn Anh Đức được hậu sinh nhắc đến một cách trân trọng tại hội thảo kỷ niệm 10 năm ông qua đời, vừa tổ chức sáng 18/12 ở TP.HCM.

Lợi nhuận ‘khủng’, giảm ô nhiễm nhờ đệm lót sinh học
Lợi nhuận ‘khủng’, giảm ô nhiễm nhờ đệm lót sinh học

Bà Rịa - Vũng Tàu Nhờ làm phân hữu cơ từ đệm lót sinh học, Công ty Trang Linh đang chứng minh được hiệu quả kinh tế và sự đúng đắn trong triết lý nông nghiệp tuần hoàn.

Từ phụ phẩm dừa thành hàng xuất khẩu triệu đô
Từ phụ phẩm dừa thành hàng xuất khẩu triệu đô

Than dừa được làm chủ yếu từ gáo dừa - một phụ phẩm của ngành dừa. Xuất khẩu than dừa nói chung đang ngày càng tăng, mang nhiều ngoại tệ về cho đất nước.

Xơ mướp thành hàng xuất khẩu cao cấp đạt chuẩn OCOP 3 - 4 sao
Xơ mướp thành hàng xuất khẩu cao cấp đạt chuẩn OCOP 3 - 4 sao

Từ xơ mướp, những bạn trẻ Đồng Tháp đã sáng tạo thành những sản phẩm có tính ứng dụng cao, được thị trường đón nhận, đã xuất khẩu đi nhiều nước như Nhật, Hàn, Mỹ, EU...

Bã sắn cứu cánh ngành chế biến tinh bột
Bã sắn cứu cánh ngành chế biến tinh bột

Từ một phế phẩm tưởng chừng vô giá trị, bã sắn tại Tây Ninh đã trở thành nguồn thu quan trọng cho các doanh nghiệp chế biến tinh bột.

Câu chuyện thứ mười hai: Câu chuyện cây cam hạnh phúc
Câu chuyện thứ mười hai: Câu chuyện cây cam hạnh phúc

'Cây cam của tôi', 'Cây xoài nhà tôi', 'Cây dừa vườn tôi', 'Gạo ruộng nhà mình', v.v là những câu chuyện sáng tạo mang nhiều ý nghĩa.

Tác giả trẻ My Tiên và vùng da thiêng nhiều cảm xúc
Tác giả trẻ My Tiên và vùng da thiêng nhiều cảm xúc

Tác giả trẻ My Tiên ở đất võ Bình Định vừa ra mắt tập thơ ‘Vùng da thiêng’ với nhiều cảm xúc nồng nàn về quê hương và con người Nam Trung bộ.

Trái cây Sơn La vươn mình ra biển lớn: [Bài 5] Đặt trụ hướng nắng, thu nhập cao từ thanh long trái vụ
Trái cây Sơn La vươn mình ra biển lớn: [Bài 5] Đặt trụ hướng nắng, thu nhập cao từ thanh long trái vụ

Chăm sóc thanh long trái vụ tốn công hơn nhưng bù lại, giá bán cao hơn hẳn và sản phẩm làm ra đến đâu tiêu thụ hết đến đấy.

Mạch nha Thi Phổ
Mạch nha Thi Phổ

Làng Thi Phổ thuộc huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi, là nơi sản xuất loại mạch nha thơm ngon nổi tiếng trong cả nước, gọi là 'mạch nha Thi Phổ'.