Ấn Độ đặt mục tiêu xuất khẩu thủy sản 12 tỷ USD năm 2025

Hồng Thắm - Thứ Tư, 01/05/2024 , 09:57 (GMT+7)

Ấn Độ đang tìm cách tăng kim ngạch xuất khẩu thủy sản thêm 4 tỷ USD để đạt mục tiêu 12 tỷ USD năm 2025.

Thu hoạch tôm tại Ấn Độ. Ảnh: Shrimpfarm.

Trong năm tài chính từ tháng 4/2022 đến tháng 3/2023, kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Ấn Độ đạt 8 tỷ USD, trong đó, tôm đông lạnh chiếm 5,6 tỷ USD. Riêng xuất khẩu tôm đông lạnh của Ấn Độ sang thị trường Hoa Kỳ đạt 2,6 tỷ USD.

Bộ Thương mại Ấn Độ cho biết: "Chính phủ Ấn Độ sẽ tập trung phát triển sản phẩm thủy sản giá trị gia tăng và nhắm đến các thị trường cao cấp, đồng thời nâng cao nhận thức về thực hành lao động và môi trường cho các nhà xuất khẩu thủy sản nước này”.

Chiến lược tăng trưởng được xây dựng sẽ xoay quanh việc tập trung vào các thị trường cao cấp, gồm Hoa Kỳ và châu Âu. Trong khi đó, Trung Quốc, Đông Nam Á, Nhật Bản và các nước Trung Đông là những thị trường chỉ đóng vai trò thứ yếu với các sản phẩm xuất khẩu là tôm, bạch tuộc và mực nang.

Mục tiêu tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu thủy sản vào năm tài chính 2025 đã được đặt ra cụ thể. Tuy nhiên, Chính phủ Ấn Độ vẫn lo ngại rằng, nhu cầu tiêu thụ thủy sản trên toàn cầu có thể sẽ vẫn yếu trong những tháng còn lại của năm nay.

Mặc dù vậy, Ấn Độ kỳ vọng, kim ngạch xuất khẩu thủy sản có thể tăng trưởng nhờ hiệp định thương mại tự do đã được ký kết ngày 10/3/2024 với Hiệp hội Thương mại Tự do châu Âu (EFTA), gồm Iceland, Liechtenstein, Na Uy và Thụy Sĩ. FTA này được ký kết sau 16 năm đàm phán và tùy thuộc vào sự phê chuẩn của Chính phủ mỗi nước, sẽ loại bỏ thuế quan đối với hầu hết các sản phẩm được giao dịch giữa Ấn Độ và các nước EFTA, trong đó có thủy sản.

Ấn Độ là đối tác thương mại lớn thứ 5 của EFTA sau EU, Hoa Kỳ, Anh và Trung Quốc với tổng thương mại hai chiều ước tính khoảng 25 tỷ USD năm 2023.

Ngành tôm Ấn Độ đang phải đối mặt với sự cáo buộc về các vấn đề môi trường và lao động cưỡng bức từ một số tổ chức quốc tế. Chính phủ nước này cho rằng, cáo buộc này vô căn cứ và suy đoán rằng đằng sau có thể là sự cạnh tranh của các đối thủ trong ngành tôm ở Mỹ và các quốc gia sản xuất tôm lớn khác.

Liên đoàn Tổ chức Xuất khẩu Ấn Độ (FIEO) cho biết, tất cả các nhà xuất khẩu tôm Ấn Độ đều tuân thủ tiêu chuẩn chất lượng và an toàn thực phẩm của cả Ấn Độ và các quốc gia xuất khẩu, gồm cả Hoa Kỳ.

Bộ Thương mại Ấn Độ cho hay, đang có kế hoạch gặp gỡ các nhà xuất khẩu tôm của nước này và chính quyền các bang “để đảm bảo tất cả nhà xuất khẩu đáp ứng được mong đợi của người tiêu dùng nước ngoài”.

Ngoài ra, Trung tâm thủy sản có trách nhiệm Ấn Độ (TCRS) sẽ tổ chức Hội nghị thượng đỉnh tôm thường niên lần thứ hai tại Chennai, Ấn Độ, từ ngày 27-29/6/2024, trong đó sẽ tổ chức một phiên họp đặc biệt để giải quyết các cáo buộc lạm dụng lao động trong các nhà máy chế biến tôm của Ấn Độ.

“Mục tiêu của phiên họp là thảo luận thực tế, xác định bất kỳ sơ hở hoặc lỗ hổng nào có thể dẫn đến vi phạm và tìm kiếm giải pháp khôi phục niềm tin vào xuất khẩu tôm của Ấn Độ, hệ thống chứng nhận và kiểm toán cũng như tôm nuôi trên toàn thế giới”, Chủ tịch TCRS George Chamberlain nhấn mạnh.

Hồng Thắm Theo Seafoodsource
Tin khác
Tỷ lệ bò sữa chết do cúm gia cầm ở California tăng đột biến
Tỷ lệ bò sữa chết do cúm gia cầm ở California tăng đột biến

Tỷ lệ bò bị nhiễm cúm gia cầm chết ở California (Hoa Kỳ) tăng mạnh so với các tiểu bang khác, khiến các công ty xử lý xác động vật quá tải khi thời tiết nắng nóng.

Chim và mèo là 'cảnh báo' cho sự xâm nhập của H5N1
Chim và mèo là 'cảnh báo' cho sự xâm nhập của H5N1

Cúm gia cầm quy mô lớn đã ảnh hưởng đến ít nhất 280 trang trại bò sữa ở 14 bang của Hoa Kỳ, đòi hỏi khả năng nhận biết và hành động sớm.

Biến chất thải nông nghiệp thành sinh khối giá trị - kinh nghiệm từ Đài Loan
Biến chất thải nông nghiệp thành sinh khối giá trị - kinh nghiệm từ Đài Loan

ĐBSCL Kinh nghiệm từ Đài Loan cho thấy, nhiều phương pháp hiệu quả trong việc tái chế chất thải nông nghiệp thành sản phẩm có giá trị, góp phần thúc đẩy kinh tế tuần hoàn.

Nông nghiệp Anh: Từ tiến bộ công nghệ đến chiến lược xuất khẩu mới
Nông nghiệp Anh: Từ tiến bộ công nghệ đến chiến lược xuất khẩu mới

Bài viết điểm qua những bước tiến của nông nghiệp Vương quốc Anh trong 20 năm qua và các chính sách nhằm tái phát triển, nâng cao vị thế của ngành nông nghiệp Anh.

Hàn Quốc: Ngân sách trả 40% lương để thu hút lao động nông nghiệp
Hàn Quốc: Ngân sách trả 40% lương để thu hút lao động nông nghiệp

Thuộc nhóm những chính sách hay của tỉnh Chungcheongbuk để duy trì vị trí tỉnh dẫn đầu tăng trưởng của Hàn Quốc là duy trì tăng dân số, đãi ngộ tốt người lao động.

Cây trồng áp dụng công nghệ sinh học giúp Việt Nam thích ứng tốt hơn với biến đổi khí hậu
Cây trồng áp dụng công nghệ sinh học giúp Việt Nam thích ứng tốt hơn với biến đổi khí hậu

Việt Nam nên tiếp tục có đánh giá tổng thể về hành lang pháp lý, cũng như các giống mới xuất hiện để có một cách tiếp cận mới, phù hợp với yêu cầu hiện tại.

Tajikistan khuyến khích nông dân thanh toán nước tưới tiêu trên nền tảng số
Tajikistan khuyến khích nông dân thanh toán nước tưới tiêu trên nền tảng số

Nông dân Tajikistan đã có thể thanh toán chi phí dịch vụ tưới tiêu trực tuyến, thay thế cho hình thức thanh toán tiền mặt vốn đã lỗi thời và kém hiệu quả.

Giới khoa học muốn thay đổi hàng trăm danh pháp thực vật mang tính nhạy cảm
Giới khoa học muốn thay đổi hàng trăm danh pháp thực vật mang tính nhạy cảm

Lần đầu tiên, các nhà thực vật học đang cân nhắc việc loại bỏ hoàn toàn những tên loài thực vật mang tính xúc phạm các cộng đồng người dân bản địa.

Thụy Điển trồng rau để bán ngay trong siêu thị
Thụy Điển trồng rau để bán ngay trong siêu thị

Một công ty Thụy Điển đang xây dựng các trang trại thẳng đứng trồng rau xanh và trái cây bên trong các siêu thị như một giải pháp thân thiện với môi trường.

Zimbabwe giết thịt 200 con voi để cứu đói
Zimbabwe giết thịt 200 con voi để cứu đói

Zimbabwe có kế hoạch giết thịt 200 con voi để cung cấp lương thực cho các cộng đồng đang đối mặt với nạn đói sau đợt hạn hán tồi tệ nhất 40 năm qua.

Quan chức Hungary tổ chức họp dưới lòng sông nhằm cảnh báo hạn hán
Quan chức Hungary tổ chức họp dưới lòng sông nhằm cảnh báo hạn hán

Một nhóm các nhà lập pháp Hungary và đại diện của các tổ chức phi chính phủ đã ngồi họp trên một bãi cát dưới lòng sông nhằm cảnh báo về tình trạng hạn hán.

Nhật Bản đối mặt tình trạng thiếu gạo nghiêm trọng nhất trong 30 năm
Nhật Bản đối mặt tình trạng thiếu gạo nghiêm trọng nhất trong 30 năm

Sau một mùa hè nắng nóng kỷ lục, Nhật Bản tiếp tục phải đối mặt với tình trạng thiếu gạo nghiêm trọng nhất trong 30 năm qua.