Bên trong ‘trang trại không cần người’ của Trung Quốc

Văn Việt - Thứ Sáu, 24/05/2024 , 16:45 (GMT+7)

Kỳ gieo hạt mùa xuân đã đến, nhưng trên những cánh đồng lúa mì thị trấn Lục Gia, huyện Côn Sơn, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc, không có bóng dáng một người nông dân nào.

Toàn cảnh trang trại không người ở huyện Côn Sơn, tỉnh Giang Tô, phía đông Trung Quốc nhìn từ trên cao. Ảnh: People’s Daily.

Toàn cảnh trang trại không người ở huyện Côn Sơn, tỉnh Giang Tô, phía đông Trung Quốc nhìn từ trên cao. Ảnh: People’s Daily.

Những gì có thể nhìn thấy chỉ là một chiếc máy bay không người lái (UAV) đang bay lượn.

“Đây là một trang trại không cần người. Nó trải rộng trên diện tích 256ha và chủ yếu trồng lúa và lúa mì”, kỹ sư Geng Bojian, người tham gia nghiên cứu và bảo trì thường xuyên trang trại, cho biết.

Trang trại thông minh này được thành lập vào năm ngoái thông qua việc sử dụng dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo, mạng lưới liên lạc tự tổ chức cùng hàng loạt thiết bị tự hành như UAV, máy kéo không người lái, máy gặt không người lái và hệ thống tưới tiêu tự động, theo Geng, người cũng là thành viên Học viện Nông nghiệp Thông minh Đồng bằng sông Dương Tử thuộc Viện Khoa học Nông nghiệp Trung Quốc (CAAS).

Những năm gần đây, Côn Sơn đã nỗ lực thúc đẩy số hóa nông nghiệp, tập trung vào máy móc và canh tác thông minh, đồng thời xây dựng các kịch bản tự động hóa phu hợp với từng giống cây trồng hay vật nuôi cụ thể.

Côn Sơn là một vệ tình thuộc vùng đại đô thị Tô Châu. Năm 2021, Tô Châu và CAAS đã ký thỏa thuận cùng thành lập Trung tâm Công nghệ Nông nghiệp Đông Trung Quốc và trang trại không người lái chính xác kể trên nằm trong những dự án trọng điểm được trung tâm triển khai.

Bên trong trang trại không cần người, có một tòa nhà màu trắng là trung tâm chỉ huy, còn được gọi là “bộ não thông minh” của trang trại.

Tại đây, một nhân viên trẻ tuổi đang nhìn chằm chằm vào màn hình lớn hiển thị cảnh quay video trực tiếp về cánh đồng lúa mì với dữ liệu liên quan được cập nhật liên tục ở hai bên. Người này đang thực hiện kiểm tra cánh đồng thường lệ bằng UAV.

Trung tâm chỉ huy của trang trại là nơi tập trung các mô-đun để giám sát cây trồng, quản lý máy móc nông nghiệp, quản lý tài nguyên, điều khiển UAV, vận hành canh tác, tưới tiêu thông minh, cảnh báo về thiết bị cũng như phân tích và ra quyết định.

Máy gặt không người lái tự động làm việc trên cánh đồng. Ảnh: People’s Daily.

Máy gặt không người lái tự động làm việc trên cánh đồng. Ảnh: People’s Daily.

"Trước đây, một cuộc kiểm  tra thực địa cần nhiều người đi xe đạp điện đến từng khu đất, mỗi người kiểm tra hàng trăm mẫu đất. Sẽ mất ít nhất một tiếng rưỡi để hoàn thành công việc”, Geng nói. “Bây giờ, một chiếc UAV có thể quan sát trọn vẹn cả khu vực trong nửa giờ. đồng thời còn thu thập được cả dữ liệu về mức độ tăng trưởng của cây trồng".

Geng cho hay tại mỗi ô đều có máy theo dõi tình trạng đất, dùng để ghi lại nhiệt độ, độ ẩm và mực nước theo thời gian thực.

“Trang trại không người sử dụng hệ thống tưới tiêu thông minh. Một khi màn hình phát hiện độ ẩm của đất thấp, hệ thống sẽ được kích hoạt”, ông giải thích.

Một trạm quan trắc thời tiết nhỏ được thiết lập trên cánh đồng, có khả năng thu thập dữ liệu khí tượng từng giờ như nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió và lượng mưa. Ngoài ra, trang trại còn có các thiết bị tinh vi khác như bẫy theo dõi côn trùng hay máy bắt bào tử.

Shen Junjie là nhân viên của Tập đoàn Phát triển và Cải tạo Nông nghiệp Giang Tô. Anh làm việc với ba đồng nghiệp để quản lý hoạt động của trang trại tự động này. Công việc hàng ngày của họ là thu thập dữ liệu thực địa bằng các thiết bị giám sát và UAV. Dựa trên dữ liệu, trung tâm chỉ huy thông minh sẽ phân tích sự tăng trưởng của cây trồng và đưa ra hướng dẫn khoa học về thực hành canh tác.

“Thông qua một ứng dụng di động, chúng tôi nhận được thông báo từ trung tâm chỉ huy và có thể giao nhiệm vụ từ xa cho các máy nông nghiệp không người lái”, Shen nói.

Những máy nông nghiệp không người lái mà Shen đề cập đang đậu trong một kho chứa, tất cả đều có kích thước lớn, như máy xới đất, máy cấy, máy phun thuốc và máy thu hoạch. Mỗi máy đều được trang bị hệ thống vệ tinh dẫn đường Bắc Đẩu. Tất cả những gì người vận hành cần làm là thiết lập các tuyến đường và nhiệm vụ trên máy tính và khởi động thiết bị từ xa.

Hệ thống giám sát thông minh trên cánh đồng của trang trại không người. Ảnh: People’s Daily.

Hệ thống giám sát thông minh trên cánh đồng của trang trại không người. Ảnh: People’s Daily.

"Những chiếc máy này chưa phải máy tự động khi chúng được xuất xưởng. Chính đội ngũ kỹ thuật của chúng tôi đã sửa đổi chúng và giờ đây mỗi chiếc đều sở hữu những kỹ năng riêng biệt", Geng nhấn mạnh.

Ngày nay, thiết bị không người lái được sử dụng trong toàn bộ chu trình sản xuất lúa gạo và lúa mì, từ cày cấy, gieo hạt, quản lý và thu hoạch. Người trồng trọt có thể hoàn thành các thao tác bón phân, xới đất và gieo hạt cùng lúc. Máy sẽ theo dõi chất lượng sản phẩm theo thời gian thực trong lúc thu hoạch và tải dữ liệu lên các nền tảng liên quan. Chúng thậm chí có thể cắt và trải rơm trở lại ruộng hoặc chuyển sang máy đóng kiện để chế biến hữu cơ. Lúa và lúa mì thu hoạch được vận chuyển bằng xe không người lái đến trung tâm sấy của trang trại để sấy và bảo quản tự động.

“Vài tháng nữa sẽ là thời điểm thu hoạch lúa mì vụ đông. Tất cả các máy móc nông nghiệp sẽ hoạt động hết công suất”, Geng nói.

Văn Việt (Theo People’s Daily)
Mỹ: Hàng chục đơn vị tham gia phát triển vacxin cúm gia cầm ở gia súc
Mỹ: Hàng chục đơn vị tham gia phát triển vacxin cúm gia cầm ở gia súc

Bộ trưởng Nông nghiệp Mỹ Tom Vilsack hôm 12/6 cho biết 24 đơn vị đang phát triển vacxin cúm gia cầm cho gia súc trong bối cảnh virus lây lan rộng ở bò sữa.

New Zealand hủy kế hoạch đánh thuế khí thải nhà kính đối với nông nghiệp
New Zealand hủy kế hoạch đánh thuế khí thải nhà kính đối với nông nghiệp

New Zealand hôm 11/6 đã tuyên bố loại bỏ lĩnh vực nông nghiệp khỏi kế hoạch đánh thuế khí thải nhà kính nhằm giảm bớt áp lực tài chính cho nông dân.

Siêu bò đắt nhất thế giới giá 101 tỷ đồng
Siêu bò đắt nhất thế giới giá 101 tỷ đồng

Một ‘siêu bò’ thuộc giống bò bản địa của Brazil đã lập kỷ lục Guinness thế giới với giá bán lên tới hơn 4 triệu USD (khoảng 101 tỷ đồng).

Ngựa hoang trở lại thảo nguyên Kazakhstan sau hai thế kỷ vắng bóng
Ngựa hoang trở lại thảo nguyên Kazakhstan sau hai thế kỷ vắng bóng

Bảy con ngựa Przewalski hoang dã cực hiếm trên thế giới đã được chuyển đến quốc gia Trung Á từ các vườn thú ở châu Âu.

Những công nghệ và kỹ thuật nổi bật của nông nghiệp Trung Quốc
Những công nghệ và kỹ thuật nổi bật của nông nghiệp Trung Quốc

Trung Quốc gần đây đã triển khai nhiều công nghệ và kỹ thuật canh tác hiệu quả cao, trong đó phải kể đến 'bộ não kỹ thuật số', siêu lúa 8022 và hạn canh.

Thái Lan hưởng lợi từ việc hạn chế hóa chất bảo vệ thực vật
Thái Lan hưởng lợi từ việc hạn chế hóa chất bảo vệ thực vật

Thái Lan đã ghi nhận những kết quả tích sau khi cấm thuốc diệt cỏ paraquat và thuốc trừ sâu chlorpyrifos độc hại, cũng như hạn chế sử dụng thuốc diệt cỏ glyphosate.

Trung Quốc 'khoe' nhà kính trồng lúa trên sa mạc trong 60 ngày
Trung Quốc 'khoe' nhà kính trồng lúa trên sa mạc trong 60 ngày

Ở Tân Cương, Trung Quốc, các nhà khoa học đang ứng dụng các công nghệ nhà kính tiên tiến để phát triển nông nghiệp trên vùng đất khô cằn.

Tân Cương - Miền đất thép và những hạt bông vàng rực rỡ
Tân Cương - Miền đất thép và những hạt bông vàng rực rỡ

Câu chuyện về những người nông dân Tân Cương dũng cảm, sáng tạo, làm nên kỳ tích trên vùng đất khô cằn.

Vương quốc Anh hợp lực bảo tồn di sản văn hóa trước biến đổi khí hậu
Vương quốc Anh hợp lực bảo tồn di sản văn hóa trước biến đổi khí hậu

Cộng đồng đam mê khảo cổ học ở Anh Quốc phát hiện hàng nghìn di tích, hiện vật vào thời kỳ Đồ đồng và những con đường La Mã phát lộ bằng công nghệ LiDAR.

Đầu tư mạnh, Trung Quốc vẫn khó giảm phụ thuộc ngũ cốc nhập khẩu
Đầu tư mạnh, Trung Quốc vẫn khó giảm phụ thuộc ngũ cốc nhập khẩu

Trung Quốc đã đặt mục tiêu giảm đáng kể sự phụ thuộc vào nhập khẩu ngũ cốc từ nước ngoài, song giới chuyên gia nhận định điều này khó thành hiện thực.

Nông nghiệp Trung Quốc 'lột xác' nhờ công nghệ thông minh
Nông nghiệp Trung Quốc 'lột xác' nhờ công nghệ thông minh

Trung Quốc đang thúc đẩy ứng dụng tự động hóa và công nghệ thông minh vào sản xuất nông nghiệp ở nhiều địa phương, đưa sản lượng và hiệu suất tăng vọt.

Săn cá voi ở Nhật Bản vì sao không giảm
Săn cá voi ở Nhật Bản vì sao không giảm

Nhật Bản đang đối mặt áp lực quốc tế kêu gọi họ từ bỏ nghề săn cá voi, song với người dân nước này, đây là truyền thống và nền tảng văn hóa lâu đời.