'Bí kíp' để xoài cho quả tới 2,6kg, to như cái phích

Nguyễn Hải Tiến - Thứ Hai, 22/07/2024 , 08:00 (GMT+7)

SƠN LA Nhiều vườn xoài ở Sơn La cho quả to như phích nước, nặng tới 2,6kg, vượt xa đặc tính tối đa (1,2kg/quả) của giống.

1. Sau kết thúc vụ thu hoạch quả, cần tiến hành cắt tỉa, làm vệ sinh vườn xoài, bao gồm cắt bỏ khoảng 12cm những đầu cành đã mang quả và không mang quả, cắt cả những cành sâu bệnh, gầy yếu và cành nằm sâu trong tán cây. Sau thu gom thiêu huỷ mọi tàn dư thực vật trong vườn.

Đến khi cây ra lộc mới, chọn giữ lại và phân bố đều theo các hướng, mỗi hướng 2 - 3 cành lộc khỏe nhằm tạo ra các cành mang quả khỏe. Khi các lá lộc trên cành chuyển già, tiếp tục cắt tỉa loại bỏ các cành bị sâu bệnh, cành mọc hướng vào trong tán cây, kết hợp thu dọn vệ sinh vườn, đảm bảo vườn cây luôn thông thoáng, tốt cho việc xử lý ra hoa vào năm sau.

Xoài VietGAP trồng tại huyện Yên Châu (Sơn La). Ảnh: Hải Tiến.

Áp dụng kỹ thuật thâm canh xoài này, tỉnh Sơn La đã cho thu hoạch xoài kéo dài từ tháng 5 đến 8, năng suất trung bình đạt 21 tấn quả/ha, giá trị thu hoạch hơn 160 triệu đồng/ha canh tác đất đồi dốc. Trong đó có nhiều vườn xoài cho quả to như phích nước, nặng 2,6kg, vượt xa đặc tính tối đa (1,2kg/quả) của giống.

2. Phân bón/ha gồm: 570kg đạm urê + 620kg lân supe + 330kg kaliclorua + 3.000kg phân hữu cơ vi sinh. Trong đó, bón lần 1 (sau kết thúc thu hoạch quả) 2.200kg phân hữu cơ vi sinh, 550kg phân lân, 290kg phân đạm và 160kg phân kali; lần 2 (khi cây nhú ngồng hoa), bón 17kg phân kali và bón nốt 20kg phân lân còn lại; lần 3 (khi cây bắt đầu có quả non), bón 140kg phân đạm + 80kg phân kali; lần 4 bón (sau lần 3 khoảng 40 - 45 ngày) hết các loại phân còn lại.

Cho phép dùng NPK tổng hợp với liều lượng và tỷ lệ tương đương thay cho các loại phân đơn đạm, lân và kali nêu trên. Lưu ý, khi cây phân hóa mầm hoa cần bón phân NPK có hàm lượng lân (P) cao, đạm (N) và kali (K) trung bình. Từ khi cây bắt đầu có quả bón phân NPK có hàm lượng đạm (N) và kali (K) cao, nên chia nhỏ lượng phân, bón định kỳ 1 lần/tháng để tăng hiệu quả sử dụng phân của cây.

Bón lần 1: Cuốc rãnh quanh gốc theo hình chiếu tán cây, sâu 15 - 20cm rồi rải phân xuống, lấp kín đất trở lại và tưới nước; lần 2 hòa tan phân với nước để tưới (không được bón đạm để tránh phát sinh các cành vượt); lần 3 và 4, xới nhẹ mặt đất quanh tán cây, rải phân và tưới nước.

Bao gói xoài xuất khẩu ở HTX Dịch vụ Nông nghiệp Xoài Sông Mã (Sơn La). Ảnh: Hải Tiến.

Sau thu hoạch, cắt tỉa, vệ sinh vườn xoài xong, ngoài bón các loại phân nêu trên, nên phun thêm phân bón lá có hàm lượng đạm cao để thúc cây ra lứa cành mầm mới đều và khỏe. Để cành lộc nhanh thuần thục, sớm ra hoa, dùng các loại phân bón lá có hàm lượng lân cao.

Trong giai đoạn từ quả non đến trước lúc thu hoạch, có thể phun thêm các loại phân bón lá có hàm lượng đạm (N) và kali (K) cao. Ngoài ra, định kỳ 2 - 3 năm cần bón cho mỗi ha xoài 10 - 12 tấn phân chuồng ủ hoai mục xuống rãnh đào rộng 30cm, sâu 20cm xung quanh gốc theo hình chiếu tán cây, đổ phân xuống, lấp đất và tưới nước.

3. Tưới nước: Sau khi thu hoạch hết quả trên cây, để cành lộc phát triển nhanh và đều cần bón phân tập trung và tưới nước bổ sung cho cây. Trước khi ra hoa, cây xoài cần khoảng 2 tháng khô hạn để phân hoá mầm hoa. Do vậy, tuyệt đối không tưới nước cho vườn xoài trong khoảng thời gian này. Từ sau khi cây nhú ngồng hoa tới đậu quả và nuôi trái, cây xoài rất cần nước, phải tiến hành tưới bổ sung khi vườn cây khô hạn.

Nhiều trái xoài VietGAP trồng ở HTX Dịch vụ Nông nghiệp Xoài Sông Mã nặng tới 2,6kg. Ảnh: Hải Tiến.

4. Kỹ thuật rải vụ thu hoạch quả: Sau kết thúc thu hoạch, cần tập trung chăm bón kịp thời, đúng hướng dẫn nêu trên để cây ra lộc đồng đều. Khi cây ra được từ 2 - 3 đợt lộc và khi các lộc non này chuyển hoàn toàn từ màu đỏ sang màu xanh nõn chuối thì đồng thời tưới và phun chế phẩm Pacloputrazol 10% để ủ mầm hoa. Trong khoảng 10 ngày kể từ khi phun thuốc ủ mầm hoa, phải tưới nước cho vườn cây 1 lần/ngày, chỉ giảm tưới khi cây đã ra hoa.

Xử lý ra hoa: Sau khi xử lý thuốc ủ mầm hoa từ 40 - 60 ngày, nếu thấy chồi ngọn phát triển nhô cao và 2 mép lá của chồi này có dợn sóng, tiếp tục phun thuốc có hoạt chất Pacloputrazol 10% để cây ra hoa và nở hoa đồng loạt. Chế phẩm này cũng dùng xử lý cho cây xoài ra hoa, quả và thu hoạch rải vụ, nhưng phải căn cứ vào đặc điểm của từng cây để tiến hành xử lý ra hoa phù hợp, như với vườn xoài 4 - 10 năm tuổi cần chăm bón cho cây ra lộc từ 2 - 3 lần, sau mới tiến hành xử lý ra hoa; các vườn xoài trên 10 năm tuổi chỉ cần cây ra 1 đợt lộc là có thể xử lý ra hoa ngay.

Xoài VietGAP trồng ở HTX Co Kiểng cho quả to như cái phích nước. Ảnh: Hải Tiến.

5. Tỉa quả và bao quả: Tỉa định quả nhằm tăng độ đồng đều của trái cây, giúp quả to, mau lớn, giảm hiện tượng ra quả cách năm. Việc tỉa quả nên tiến hành khi cây không còn rụng quả sinh lý (khoảng 30 - 35 ngày kể từ sau cây đậu quả), cần ngắt bỏ những quả xoài còi cọc, dị hình, quả sâu bệnh, quả ở đầu ngọn của chùm quả và tỉa cả những chùm hoa không mang quả, cành lá bao quanh che khuất trái cây. Sau đó phun thuốc (trừ sâu + thuốc bệnh + thuốc trị vi khuẩn) khoảng 2 - 6 giờ, xúc tiến bao trái ngay, nên dùng các loại túi bao quả chuyên dùng, có khả năng chống thấm nước để tăng mẫu mã sản phẩm sau thu hoạch. Bao trái cho 1ha xoài, loại quả nhỏ (xoài tròn, xoài hôi…) cần chuẩn bị 120.000 túi bao xoài, với những loại quả to như giống xoài GL4, GL6 cần 70.000 túi.

6. Phòng trừ sâu bệnh: Cây xoài bị rất nhiều loại sâu hại như sâu, ruồi vàng, rầy, rệp, bọ trĩ; các bệnh thán thư, phấn trắng, đốm đen... do nấm và vi khuẩn. Để phòng trừ hiệu quả, cần quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) cho vườn xoài. Trong đó giải pháp canh tác được coi là rất quan trọng, bao gồm các kỹ thuật làm đất, bón phân cân đối, trồng xen cây cải tạo đất, chống xói mòn, giữ ẩm đất, mật độ trồng hợp lý, cắt tỉa, vệ sinh vườn thường xuyên…

Tuy nhiên, khi dịch hại phát triển vượt ngưỡng kinh tế 5% của vườn cây vẫn phải dùng thuốc hoá học đặc hiệu để phun trừ. Chú ý, các loại phân bón, thuốc BVTV và chất kích thích sinh trưởng phải nằm trong danh mục Bộ NN-PTNT cho phép sử dụng trên rau quả an toàn.

Nguyễn Hải Tiến
Tin khác
Nghiên cứu, chọn tạo giống lúa có tính chống chịu ưu việt cho ĐBSCL
Nghiên cứu, chọn tạo giống lúa có tính chống chịu ưu việt cho ĐBSCL

Thông qua tài trợ của AFACI và nguồn vật liệu từ IRRI, Viện lúa Đồng bằng sông Cửu Long tiếp tục triển khai Dự án SHR+ nhằm tìm ra các giống ưu việt.

Nâng tầm sâm Việt: Thiếu 2 điểm cốt lõi - Công nghệ chế biến sâu và thuốc chữa bệnh
Nâng tầm sâm Việt: Thiếu 2 điểm cốt lõi - Công nghệ chế biến sâu và thuốc chữa bệnh

Đại diện Hiệp hội Sâm Lai Châu mong muốn sớm tìm được thuốc chữa bệnh đối với củ sâm, bởi 'ai cũng gọi được tên bệnh mà chưa tìm được thuốc chữa'.

Cam ngọt, quả sai nhờ công nghệ tưới Israel
Cam ngọt, quả sai nhờ công nghệ tưới Israel

Hà Tĩnh Gần 90ha cam của người dân huyện Hương Sơn và Vũ Quang được Quỹ Thiện Tâm (Tập đoàn Vingroup) hỗ trợ đầu tư công nghệ tưới Israel, góp phần nâng chất lượng sản phẩm.

Nông nghiệp ở Unifarm: [Bài 4] Hành trình tìm giống chuối kháng bệnh Panama
Nông nghiệp ở Unifarm: [Bài 4] Hành trình tìm giống chuối kháng bệnh Panama

Ròng rã nhiều năm nghiên cứu, chọn tạo, thử nghiệm, cuối cùng, Unifarm đã tìm được giống chuối kháng bệnh héo rũ Panama - một trong những bệnh nguy hiểm nhất đối với cây chuối.

Nông nghiệp ở Unifarm: [Bài 3] Thu quả ngọt nhờ đầu tư, phát triển công nghệ cao
Nông nghiệp ở Unifarm: [Bài 3] Thu quả ngọt nhờ đầu tư, phát triển công nghệ cao

Mỗi năm, Unifarm chi khoảng 3% tổng doanh thu để đầu tư cho hoạt động nghiên cứu và phát triển công nghệ. Và thành quả thu được cũng tương xứng.

IRRI giới thiệu máy trộn tự hành xử lý 138-300m3 rơm rạ trong 1 giờ
IRRI giới thiệu máy trộn tự hành xử lý 138-300m3 rơm rạ trong 1 giờ

Chỉ sau khoảng chừng 1 phút, cả đống rơm rạ dài hơn 20m đã được trộn đều, thẳng tăm tắp, chỉ chờ người đến nghiệm thu và đậy bạt, chờ sử dụng.

Chuyển giao công nghệ xử lý rơm rạ làm phân hữu cơ cho nông dân
Chuyển giao công nghệ xử lý rơm rạ làm phân hữu cơ cho nông dân

NAM ĐỊNH Thuộc khuôn khổ Dự án 'Sử dụng phân bón đúng', IRRI phối hợp Sở NN-PTNT tỉnh Nam Định tập huấn công nghệ và bàn giao máy trộn tự hành cho HTX Nam Cường.

Làm chổi, du lịch cộng hưởng 'hồi sinh'
Làm chổi, du lịch cộng hưởng 'hồi sinh'

Quảng Ninh Kể từ khi kết hợp với mô hình du lịch cộng đồng, nghề làm chổi truyền thống của người dân xã Yên Đức cộng hưởng cơ hội 'hồi sinh' và phát triển.

Nông nghiệp ở Unifarm: [Bài 2] Linh hoạt áp dụng kỹ thuật từ Dole
Nông nghiệp ở Unifarm: [Bài 2] Linh hoạt áp dụng kỹ thuật từ Dole

Một trong những thành công của Unifarm chính là biết linh hoạt áp dụng kỹ thuật phòng trừ các loại sâu bệnh từ những mô hình trồng chuối hiện đại của nước ngoài.

Nông nghiệp ở Unifarm: [Bài 1] Từ vùng đất nghèo đến mô hình nông nghiệp hiện đại
Nông nghiệp ở Unifarm: [Bài 1] Từ vùng đất nghèo đến mô hình nông nghiệp hiện đại

Bình Dương Sau hơn 1 thập kỷ kiên trì đi tiên phong làm nông nghiệp hiện đại, đến nay, Unifarm đã thành công, không chỉ trong nước mà còn vươn mình ra thế giới.

Cho chè 'uống siro trái cây'
Cho chè 'uống siro trái cây'

Thái Nguyên Chị Đỗ Thị Đào làm chè theo hướng hữu cơ, sử dụng phân hữu cơ tự ủ từ các loại trái cây không còn sử dụng với men vi sinh.

Kỹ thuật trồng chanh leo VietGAP
Kỹ thuật trồng chanh leo VietGAP

Cây chanh leo bị khá nhiều loại sâu bệnh hại, trong đó có các bệnh chưa có thuốc trừ đặc hiệu. Để phòng ngừa, cần tuân thủ quy trình IPM.

Sự kiện