| Hotline: 0983.970.780

Xoài Sơn La lên đường sang Mỹ, Anh, Úc và Trung Quốc

Thứ Bảy 01/06/2019 , 10:25 (GMT+7)

Sáng 1/6, UBND tỉnh Sơn La cùng Bộ NN-PTNT và đông đảo DN xuất khẩu trái cây tổ chức Lễ công bố sản phẩm xoài Sơn La xuất khẩu đi Mỹ, Anh, Úc, Trung Quốc...

Với tốc độ phát triển cây ăn quả tăng rất nhanh trong những năm gần đây, đến năm 2019, sản lượng xoài của tỉnh Sơn La ước đạt trên 35,4 nghìn tấn, với diện tích toàn tỉnh khoảng 15,7 nghìn ha (trong tổng số hơn 60 nghìn ha cây ăn quả toàn tỉnh).

Xoài Sơn La được trồng tập trung chính tại các huyện như Yên Châu, Mai Sơn, Mường La, Sông Mã…

Thời vụ thu hoạch chính từ tháng 6 đến tháng 8 hàng năm. Đến nay, diện tích cây ăn quả của tỉnh Sơn La đứng thứ 2 cả nước (sau Tiền Giang), riêng diện tích xoài đứng đầu cả nước.

Ngoài các giống xoài tròn bản địa, những năm qua, các giống xoài lai ghép, có năng suất chất lượng tốt như GL4, GL3, xoài Thái Lan, Đài Loan… liên tục được đưa vào SX trồng mới cũng như ghép cải tạo trên các diện tích xoài bản địa. Trong đó, một số diện tích xoài đến nay đã được Cục BVTV cấp mã số vùng trồng phục vụ XK.
Trong ảnh: Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường (phải) thăm mô hình trồng xoài theo VietGAP phục vụ XK tại huyện Yên Châu ngày 6/5/2019. Ảnh: Đinh Tùng.
Ngay sau khi Mỹ cho phép NK xoài quả tươi từ Việt Nam (tháng 2/2019), tỉnh Sơn La phối hợp với các đơn vị của Bộ NN-PTNT cũng như các DN xuất khẩu xoài đã xúc tiến kết nối, XK các lô xoài đầu tiên của tỉnh sang thị trường Mỹ ngay trong niên vụ năm 2019.
Tại huyện Yên Châu, dự kiến vụ xoài 2019, huyện phán đấu XK khoảng 1.200 tấn. Đến nay, xoài Sơn La cũng đã được XK sang nhiều thị trường khó tính như Úc, Anh và thị trường Trung Quốc, Nhật Bản, UAE... Bên cạnh đó, toàn tỉnh cũng đã XK được 16 loại quả khác nhau sang 12 thị trường trên thế giới.
Trong ảnh: Ông Đào Văn Chất, Bí thư Tỉnh ủy Sơn La (thứ 2 từ trái sang) và Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Quốc Doanh (thứ 4 từ trái sang) thăm các mặt hàng xoài XK tại lễ công bố sáng nay 1/6. Ảnh: Đinh Tùng.
Tham dự lễ công bố xoài Sơn La XK sang các thị trường Mỹ, Anh, Úc và Trung Quốc, có sự tham gia của đông đảo các DN xuất khẩu trái cây trên cả nước như Cty CP Thương mại và XNK Green Path Việt Nam, Cty TNHH XNK trái cây Chánh Thu, Cty Vina, T&T Group…
Bên cạnh các DN đã tham gia XK xoài thí điểm năm 2019, nhiều DN cũng cho biết sẽ xúc tiến xây dựng vùng nguyên liệu, cấp mã số vùng trồng, gắn với sơ chế, đóng gói ngay tại Sơn La trong các năm tới để phát triển cây xoài một cách bền vững. Trên phạm vi cả nước, đến nay, xoài Việt Nam đã XK được trên 40 nước trên thế giới. Ảnh: Đinh Tùng.
Cắt băng tại lễ công bố, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Quốc Doanh đánh giá cao những nỗ lực của tỉnh Sơn La trong những năm gần đây, đã không ngừng đẩy mạnh các hoạt động XTTM cả trong tỉnh, các thành phố lơn trên cả nước lẫn ở thị trường nước ngoài, thu hút DN vào xây dựng vùng nguyên liệu, chế biến, XK. Đồng thời giành nhiều chính sách cụ thể, thiết thực, có trọng tâm nhằm thúc đẩy phát triển cây ăn quả, nhất là thành lập các HTX về cây ăn quả… Đây là cơ sở quan trọng để Sơn La trở thành “thủ phủ” cây ăn quả trên cả nước. Ảnh: Đinh Tùng.
Nhân sự kiện Lễ công bố sản phẩm xoài Sơn La XK đi các thị trường như Mỹ, Anh, Úc, Trung Quốc, UBND tỉnh Sơn đã tổ chức Ngày hội xoài huyện Yên Châu năm 2019 và công nhận nhãn hiệu chuối Yên Châu. Ảnh: Đinh Tùng.

Xem thêm
350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

Phía sau mặt cỏ xanh của Sân vận động Thiên Trường

Thiên Trường, sân nhà CLB Bóng đá Thép Xanh Nam Định gần đây được đánh giá có chất lượng mặt cỏ top đầu V-League, vậy điều gì đã làm nên màu xanh tươi mới này?

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm