Cách nhân giống, ươm hạt cây lộc vừng và cho nở hoa theo ý muốn

Quỳnh Minh - Thứ Năm, 01/08/2019 , 20:01 (GMT+7)

Lộc vừng ưa nước nên dễ chăm sóc, có thể bắt lộc vừng nở hoa theo ý muốn vào dịp Tết.

Bạn Kim Chi hiện đang sống tại Úc, hỏi cách ươm hạt lộc vừng:

Nơi tôi ở thời tiết giống miền Bắc của Việt Nam, nhưng hơi khác là mùa đông tính từ tháng tư kéo dài tới tháng tám, trong khoảng thời gian đó thỉnh thoảng có sương mù và sương muối, khô hơn và không bị nồm như Việt Nam.

Vào đầu tháng 7 thời tiết chuẩn bị chuyển sang mùa xuân, cây cối đâm chồi nẩy lộc, mùa xuân sẽ được 3-4 tháng sau đó đến mùa hè.

Quả lộc vừng.


Trả lời:

Lộc vừng, còn gọi là chiếc hay lộc mưng là loài cây bản địa của các vùng đất ẩm ven biển Nam Á và Bắc Úc, từ Afghanistan đến Philippine và Queensland. Tại Đông Nam Á, loài này phân bố ở Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan. Ở Việt Nam, cây mọc khắp nơi, từ Bắc vào Nam ra tới Côn Đảo. Cây có thân và gốc đẹp, hoa thường màu đỏ và lá của nó có hình mác, khi nở có hương thơm, được dùng làm cây cảnh. Có người xếp lộc vừng vào bốn loại cây cảnh quý: sanh, sung, tùng, lộc.

Lộc vừng thuộc nhóm cây "bờ nước" có bộ rễ bán thủy sinh (họ hàng với cây gáo phổ biến ở miền hạ lưu châu thổ), phát triển tốt ở nơi nước lợ. Lợi dụng đặc điểm sống trên, người ta thường gắn lộc vừng vào tiểu cảnh non bộ cho bộ rễ bám đá rất chắc chắn, lá thu nhỏ lại và dầy dặn cứng cáp, hoa buông thõng gợi cảm.

Lộc vừng ưa nước nên dễ chăm sóc.

Nhân giống lộc vừng theo 2 cách:

Nhân giống hữu tính: Lấy các hạt già đem ươm trong bầu như những loại cây giống khác. Hoặc đơn giản hơn lấy cát loại hạt to trộn với đất mùn tốt với tỷ lệ 4:1; cầu kỳ hơn thì lấy tro trấu trộn với xơ dừa tỷ lệ 1:1, lấy gạch quây từng ô đổ đất pha trộn vào rồi cắm hạt sâu cỡ 2-3 cm, tưới giữ ẩm thường xuyên, tỷ lệ nảy mầm sẽ cao.

Nhân giống vô tính (đảm bảo cây trồng có đặc tính giống với cây mẹ), bằng cách chiết vào mùa nóng ẩm (cây phát nhựa) hoặc giâm vào mùa hanh lạnh khi lá rụng, chồi ẩn chưa hoạt động, đến đầu xuân tới mới được ra ngôi. Chiết cành sẽ chắc ăn hơn, nhất là vào thời vụ tháng 5 – 6 dương lịch hàng năm (tháng 11-12 bên Úc) khi lộc xuân đã chuyển sang cành bánh tẻ. Nên chọn những cành lộ sáng ở giữa thân, vỏ dầy, dồi dào nhựa sống.

Bước 1: Khoanh bóc vỏ cành lộc vừng (độ dài vỏ gấp 1,5 – 1,8 lần đường kính của cành).

Bước 2: Cạo sạch tơ tại điểm khoanh vỏ rồi để ráo nhựa sau 7 – 10 ngày sẽ hình thành mô “sẹo” kích thích tái sinh rễ mới.

Bước 3: Bó bầu tại điểm khoanh cắt cành lộc vừng bằng đất bùn ao đã khuấy kỹ nhào trộn nhuyễn với rơm, trấu, rễ bèo tây đủ ẩm và không bị rời rạc khi ấp vào nơi chiết.

Bước 4: Bọc bầu đất tại điểm chiết cành lộc vừng bằng giấy nilon trong và dai để dễ kiểm tra và không mất nước ở bầu đất.

Chú ý:

Buộc chặt dưới, nới lỏng trên giúp giữ nước và thông khí, đồng thời tích đọng sương đêm hoặc nước bổ sung kích thích rễ mới phát sinh, nuôi dưỡng cành lộc vừng dễ dàng.

- Nếu cành la tán lá nặng cần néo phía trên bầu với thân (hoặc cành lớn gần đó) tránh gẫy gục cành ghép cây lộc vừng. Sau 2-3 tháng thấy rễ sơ cấp (rễ lớn) lan ra ngoại vi cần dỡ bọc, bó lần thứ hai cho chắc chắn, kích thích rễ thứ cấp phát ra từ rễ sơ cấp, mang lông hút đủ khả năng nuôi cành chiết tự lập thì cắt cành lộc vừng (dưới gốc bầu 3 - 5cm), hạ thổ.

- Tỉa bỏ những cành tăm, cành khuất tán để loại trừ nơi ẩn nấp của sâu bệnh và dồn nhựa sống nuôi cành chủ. Uốn tỉa từ khi cành còn non cho đến giai đoạn bánh tẻ.

- Trước khi trổ hoa 1 - 1,5 tháng (khoảng cuối hạ, đầu thu) cần thúc bằng NPK pha loãng tưới 1 lần/tuần, để cây hứng sáng nhiều sẽ phun nụ dầy, hoa sai, tươi lâu, đẹp bền…

Có thể bắt lộc vừng nở hoa theo ý muốn vào dịp Tết.


Cho lộc vừng nở hoa theo ý muốn:

Thông thường lộc vừng mỗi năm ra hoa 2 vụ, vào các tháng 6 - 7 và 10 - 11 âm lịch (Việt Nam). Lộc vừng ưa nước nên dễ chăm sóc, có thể bắt lộc vừng nở hoa theo ý muốn vào dịp Tết.

Ngoài việc chăm bón đủ chất để ra nhiều hoa, cần phải tạo ra một bước đột biến về sinh lý cho cây. Nghĩa là phải làm cho lộc vừng trút bỏ toàn bộ lá già trong thời gian ngắn nhất, với bí quyết: tưới cho cây lượng phân kali hoặc natri hơi đậm. Sau 4 ngày toàn bộ lá xanh trên cây chuyển thành lá vàng và sau 3 ngày tiếp theo lá rụng hết. Sau khi cây rụng hết lá, hàng ngày tiếp tục tưới nước vo gạo để bồi dưỡng và kích thích cây phát triển lá mới. Khoảng một tháng mầm lá và mầm hoa sẽ đâm ra, khi hoa tàn, ta lại tiếp tục làm theo trình tự trên, thì lộc vừng lại tiếp tục nở hoa.

Quỳnh Minh (tổng hợp)
Tin khác
Dưa bao tử, hy vọng mới cho vụ đông Sơn La
Dưa bao tử, hy vọng mới cho vụ đông Sơn La

Phối hợp với Doveco, nông dân xã Chiềng Sung giờ đã có hướng đi mới cho vụ đông, vươn lên làm mô hình tiêu biểu cho toàn huyện.

Biến phế phẩm từ quả điều thành đặc sản chay xuất khẩu
Biến phế phẩm từ quả điều thành đặc sản chay xuất khẩu

Tây Ninh Với phương châm đưa thực phẩm chay ra thế giới, Công ty Vương Ngọc Vegan đã biến những quả điều, loại quả được xem như phế phẩm trong nông nghiệp, thành nước mắm chay hảo hạng.

Biến rác hữu cơ thành phân hữu cơ quy mô nông hộ
Biến rác hữu cơ thành phân hữu cơ quy mô nông hộ

Theo các chuyên gia, nếu biết tận dụng lượng chất thải hữu cơ trong sinh hoạt biến thành phân bón hữu cơ sẽ mang lại hiệu quả kinh tế và môi trường cho nhiều nông hộ.

Lợi nhuận ‘khủng’, giảm ô nhiễm nhờ đệm lót sinh học
Lợi nhuận ‘khủng’, giảm ô nhiễm nhờ đệm lót sinh học

Bà Rịa - Vũng Tàu Nhờ làm phân hữu cơ từ đệm lót sinh học, Công ty Trang Linh đang chứng minh được hiệu quả kinh tế và sự đúng đắn trong triết lý nông nghiệp tuần hoàn.

Từ phụ phẩm dừa thành hàng xuất khẩu triệu đô
Từ phụ phẩm dừa thành hàng xuất khẩu triệu đô

Than dừa được làm chủ yếu từ gáo dừa - một phụ phẩm của ngành dừa. Xuất khẩu than dừa nói chung đang ngày càng tăng, mang nhiều ngoại tệ về cho đất nước.

Xơ mướp thành hàng xuất khẩu cao cấp đạt chuẩn OCOP 3 - 4 sao
Xơ mướp thành hàng xuất khẩu cao cấp đạt chuẩn OCOP 3 - 4 sao

Từ xơ mướp, những bạn trẻ Đồng Tháp đã sáng tạo thành những sản phẩm có tính ứng dụng cao, được thị trường đón nhận, đã xuất khẩu đi nhiều nước như Nhật, Hàn, Mỹ, EU...

Bã sắn cứu cánh ngành chế biến tinh bột
Bã sắn cứu cánh ngành chế biến tinh bột

Từ một phế phẩm tưởng chừng vô giá trị, bã sắn tại Tây Ninh đã trở thành nguồn thu quan trọng cho các doanh nghiệp chế biến tinh bột.

Tri thức hóa nông dân là quá trình liên tục
Tri thức hóa nông dân là quá trình liên tục

Ngày nay, sản xuất không chỉ dựa vào kinh nghiệm, từ những mô hình thành công ở địa phương cho thấy tri thức hóa nông dân đang là nhiệm vụ hàng đầu.

Tri thức hóa nông dân cần sự kiên trì và đầu tư đúng mức
Tri thức hóa nông dân cần sự kiên trì và đầu tư đúng mức

ĐBSCL Việc tham gia của nông dân vào các tổ chức kinh tế tập thể còn thấp và công tác đào tạo chưa đồng đều khiến hành trình tri thức hóa nông dân gặp khó khăn.

Đồng Tháp có hơn 42.000 nông dân chuyên nghiệp
Đồng Tháp có hơn 42.000 nông dân chuyên nghiệp

Từ ý tưởng thi đua ‘Người nông dân chuyên nghiệp’, nông dân Đồng Tháp từng bước thay đổi tư duy sản xuất, khẳng định vai trò trong xây dựng nền kinh tế nông nghiệp.

Hơn 250 doanh nghiệp tham gia Ngày Doanh nghiệp Việt Nam - Nhật Bản
Hơn 250 doanh nghiệp tham gia Ngày Doanh nghiệp Việt Nam - Nhật Bản

Chuỗi sự kiện Ngày Doanh nghiệp Việt Nam tại Nhật Bản 2024 với slogan 'Chung tầm nhìn, chia sẻ thành công' đã diễn ra thành công tốt đẹp tại Thủ đô Tokyo, Nhật Bản.

Giới thiệu nông lâm sản chủ lực tỉnh Hòa Bình
Giới thiệu nông lâm sản chủ lực tỉnh Hòa Bình

Tiềm năng sản xuất, chế biến các mặt hàng nông, lâm thủy sản chủ lực của tỉnh Hòa Bình phục vụ thị trường trong nước và đáp ứng xuất khẩu.