Tiếng Việt - Văn Việt - Người Việt

Cần Thơ - người Trấn Giang

Cần Thơ - người Trấn Giang

Cái Răng, Ba Láng, Vàm Xáng, Phong Điền/ Anh có thương em thì cho bạc, cho tiền/ Đừng cho lúa gạo, xóm giềng họ hay. (Ca dao)

 

Tôi về Cần Thơ năm 1977. Khi ấy Cần Thơ thuộc tỉnh Hậu Giang (bao gồm Sóc Trăng, Cần Thơ, Hậu Giang hiện nay). Cái xứ “lúa tiền xài dư”, trung tâm của đồng bằng mà con người thanh lịch khi yêu nhau cũng sợ xóm giềng hay biết! Thật ra tôi đã đến Cần Thơ lần đầu tiên từ năm 1967, khi thăm gia đình Cậu Mười vào dịp nghỉ hè. Tôi đã bị cuốn hút bởi vẻ đẹp tự nhiên của thành phố từ năm ấy. Duyên phận đã níu chân tôi về Cần Thơ lập nghiệp vào năm 1977.

Bài liên quan

Năm anh em khóa 13 Đại học Nông nghiệp Sài Gòn (Bùi Bá Bổng, Bùi Chí Bửu, Dương Văn Chín, Lương Minh Châu và Trần Văn Thạnh) từ thành phố Hồ Chí Minh về Cần Thơ, sau khi nhận quyết định của tổ chức Bộ Nông nghiệp. Chúng tôi đến Cần Thơ vào 8/6/1977, trùng với ngày sinh của tôi. Bến xe bấy giờ ở đường Nguyễn An Ninh. Lần theo địa chỉ, chúng tôi thuê xe lôi máy, chạy về chợ Ô Môn. Chiều hôm ấy mưa lất phất. Từ Ô Môn, chúng tôi tìm về trạm liên lạc của nông trường quân đội Quyết Thắng. Họ không biết Viện Lúa ở đâu, nên bố trí chúng tôi nghỉ tạm trong một gian nhà lá, gần cầu Bánh Tét. Cơm nước xong, tôi lấy cây đàn guitar cổ điển độc tấu trong đêm, chủ yếu các bản nhạc của Francisco Tárrega (1852-1909). Lúc đó, tôi còn nhớ rất tốt bài "Recuerdos de la Alhambra" (tremolo cung La thứ), bài "Tango Maria" huyền ảo, bài "Asturias Leyenda" (của Isaac Albéniz) reo dây rất nhanh, các bài "Prelude" cung Mi thứ rất mượt mà, và bài "Romance" cung Mi thứ vô cùng lãng mạn.

Bây giờ quên gần hết, nhất các bản độc tấu của Segovia soạn cho guitar như "Serenate", "Variation". Có lẽ bởi tuổi tác. Đêm đầu tiên ấy đáng nhớ vô cùng. Cao hứng chơi đàn giữa đồng lúa, cạnh bờ ao, sau trận mưa lớn buổi chiều. Năm anh em chụm đầu nhau quanh chiếc đèn dầu leo lét, không chút lo lắng về ngày mai. Tuổi trẻ vô tư, trong sáng là vậy! Chúng tôi đã xây dựng Viện Lúa từ viên gạch đầu tiên, khởi hành bằng xe lôi máy. Tôi chỉ mang theo một túi quần áo, sách học và cây đàn thùng. Thấm thoắt đã 46 năm rồi!

Cần Thơ có thể xuất phát từ chữ Khmer “kìn tho” có nghĩa là “cá sặc rằn”. Giải thích khác cho rằng nó xuất phát từ chữ “cầm thi” từ câu chuyện của Nguyễn Ánh. Trên đường chạy trốn bởi sự truy đuổi của quân Tây Sơn, thuyền chúa Nguyễn lênh đênh trên sông Cần Thơ. Trong đêm khuya thanh vắng, Nguyễn Ánh nghe có tiếng ngâm thơ, hát đờn ca tài tử bên bờ sông. Nguyễn Ánh xúc động đặt tên con sông nhỏ này là “Cầm Thi Giang”. Một giải thích khác lại nói rằng, xưa kia vùng này có trồng nhiều rau cần và rau thơm. Chủ ghe thường rao theo kiểu nói tắt: “Ai mua cần thơm!”. “Cần thơm” đọc trại thành “Cần Thơ” là như vậy. Tất cả là giả thuyết. Không có gì chắc chắn.

 
 

Năm 1708, Mạc Cửu xếp Cần Thơ là một đơn vị hành chính của Hà Tiên. Năm 1730, Mạc Cửu quyết định thành lập Trấn Giang (Cần Thơ hiện nay) là một trong 4 vùng đất mới, phía tây con sông Hậu. Ba vùng còn lại có tên là Long Xuyên (Cà Mau bây giờ), Kiên Giang (Rạch Giá), Trấn Di (Bạc Liêu). Năm 1739, Trấn Giang chính thức có tên trên bản đồ. Như vậy, năm này là thời điểm khai sinh ra Cần Thơ vậy. Mạc Thiên Tích xác định vị trí chiến lược của Trấn Giang với tầm nhìn sắc sảo, được danh tướng Nguyễn Cư Trinh ủng hộ. Đây là hậu cứ vững chắc cho Hà Tiên, nếu quân Xiêm La xâm lược. Mạc Thiên Tích đã đầu tư khá sâu về cơ sở hạ tầng quân sự, kinh tế và văn hóa.

Đúng như vậy, Trấn Giang cũng được Nguyễn Huệ (Tây Sơn) chọn làm căn cứ đóng quân, hậu cần vững chắc, làm nên chiến thắng lịch sử “Rạch Gầm - Xoài Mút” tiêu diệt quân Xiêm, vào tháng Giêng năm 1735 tại Định Tường. Khi Tây Sơn rút khỏi Trấn Giang 1787, Trấn Giang trở lại sự bảo hộ của Chúa Nguyễn. Nó trở thành một cứ điểm quan trọng, trong bối cảnh lịch sử khá phức tạp vào thế kỷ 18. Năm 1808, Trấn Giang thuộc về trấn Vĩnh Thanh (1 trong 5 trấn của Gia Định).

 
Chợ nổi Cái Răng ở thành phố Cần Thơ.

Chợ nổi Cái Răng ở thành phố Cần Thơ.

Năm 1832, Trấn Giang được vua Minh Mạng quy hoạch thành huyện Vĩnh Định, thuộc An Giang. Chợ nông thôn bắt đầu phát triển ở cửa sông Thới An (vàm Ô Môn) và chợ Sưu (sông Cần Thơ), chợ Tân An (vàm sông Bình Thủy). Năm 1837, huyện Vĩnh Định đổi tên thành huyện Phong Phú. Năm 1872, huyện Phong Phú sát nhập với vùng Bình Minh, Cầu Kè thành một “hạt” theo quy hoạch của Thống Đốc Nam Kỳ, đặt Tòa Bố tại Trà Ôn, rồi dời về Cái Răng chỉ sau một năm. Tàu khách Trà Ôn - Cần Thơ lúc nào cũng nhộn nhịp, chở đầy người buôn bán và hàng hóa. Năm 1899, tỉnh Cần Thơ được thành lập bởi Toàn Quyền Đông Dương. Đơn vị hành chính arrondissement chuyển thành province. Cần Thơ bấy giờ có 4 quận: Châu Thành, Phụng Hiệp, Ô Môn, Cầu Kè. Tỉnh lỵ đặt tại làng Tân An, huyện Châu Thành.

Năm 1956, Cần Thơ được đổi thành tỉnh Phong Dinh, có 5 quận: Châu Thành, Ô Môn, Long Mỹ, Phụng Hiệp, Kế Sách. Sau đó, quận Ô Môn đổi thành Phong Phú (1957).

Năm 1976, chính phủ hợp nhất ba đơn vị hành chính là tỉnh Cần Thơ, tỉnh Sóc Trăng, thành phố Cần Thơ trở thành tỉnh lớn có tên tỉnh Hậu Giang. Đường sá đi lại khó khăn, xa vời vợi, hồi thời bao cấp. Năm 1992, Sóc Trăng được tách ra. Tỉnh Cần Thơ có 6 huyện (Thốt Nốt, Ô Môn, Châu Thành, Long Mỹ, Phụng Hiệp, Vị Thanh) và một thành phố mang tên Cần Thơ. Ngày 26/11/2003 thành phố Cần Thơ chính thức trực thuộc Trung ương (139 nghìn ha). Tỉnh Hậu Giang được tách ra có diện tích 160 nghìn ha, tỉnh lỵ là Vị Thanh.

Cần Thơ nổi danh với sông nước miệt vườn trù phú.

Cần Thơ nổi danh với sông nước miệt vườn trù phú.

Nhà sử học Châu Đạt Quang viết rằng: “Chân Lạp phong thổ ký nói về vùng châu thổ sông Cửu Long như sau: Nhìn lên bờ, chúng tôi thấy toàn là cây mây cao vút, cổ thụ, cát vàng, lau sậy trắng, thoáng qua không dễ gì biết được lối vào. Thế nên các thủy thủ cho rằng rất khó mà tìm đúng cửa sông. Đến cuối thế kỷ thứ 18, khi miệt trên Đồng Nai - Sài Gòn đã có thôn làng, bộ máy hành chính cai trị cấp Phủ huyện đã chính thức thiết lập từ 1698, thì toàn vùng này từ cửa biển trở lên vẫn còn là rừng rậm hàng ngàn dặm”. Thủ sở Trấn Giang ở bờ phía tây sông Cần Thơ lập từ 1739, là vị trí đồn thủ trên thủy lộ xung yếu. Đồng thời nó có tiềm năng khai mở rộng lớn, đón người tứ phương từ miệt trên đổ xuống, miệt thứ đổ lên, khai phá lập nghiệp. Trấn Giang là hậu cần vững chắc khi Hà Tiên có biến. Suốt thập niên 1870, Trấn Giang biểu hiện chức năng hậu cần rất đáng tin cậy, rồi trở thành trung tâm đồng bằng.

Địa danh Tham Tướng (rạch Tham Tướng thuộc phường Xuân Khánh hiện nay) xưa kia là chỗ đồn trú của binh lính Chúa Nguyễn do Tham tướng Mạc Tử Sanh cầm quân. Đây là một đơn vị trong hệ thống liên lạc với Măng Thít, Sa Đéc, Trà Ôn, Ba Thắc và Bãi Sào.

Bản đồ của Pouyanne cho thấy Cần Thơ là giồng đất ven sông rạch, có cao trình 2,5m. Đây là ưu điểm cho cư dân sinh sống. Cộng đồng dân cư ở đây là binh lính và gia đình của quân binh Hà Tiên, Rạch Giá theo chồng, theo cha về trú ngụ ở Trấn Giang. Một bộ phận khác là những lưu dân từ miền ngoài đi vào, từ miền Đông đi xuống. Tại làng Thới Bình, cư dân thờ Đồng Chinh Vương và Dực Thánh Vương (hai hoàng tử, con Vua Lý Thái Tổ) - ông tổ khai hoang của di dân vùng đất mới thuộc duyên hải miền Trung. Tại đình Bình Thủy, cư dân thờ Thần ở cửa biển Cần Hải, Quỳnh Lưu (Nghệ An) để bảo vệ người đi biển. Bình Thủy, như tên gọi của nó, sông nước hiền hòa và phẳng lặng, trở thành đất gốc của người Cần Thơ xưa và nay. Làng Long Tuyền có tên rất đẹp là nhờ con sông uốn lượn như rồng, làm nên yếu tố phong thủy theo cách nhìn của người xưa. Hầu như tất cả chợ được xây trên bờ sông, rạch. Cửa vàm, ngã ba, ngã tư, và điểm giáp nước sớm trở thành thị tứ sầm uất.

 
 

Tây Đô là tên gọi khác của Cần Thơ, bởi vì vai trò “địa lý chính trị” của nó với toàn vùng Tây Nam bộ. Người ta xem Cần Thơ là thủ đô của miền Tây. Có danh xưng “Người đẹp Tây Đô”. Đây là phim lấy từ câu chuyện của cô hai Lâm Thị Phấn, con gái của một nhà giáo yêu nước, nữ chiến sĩ tình báo. Phim được chiếu từ năm 1996. Hai chữ “Tây Đô” chưa được một văn bản Nhà nước chính thức công nhận. Cần Thơ chỉ được nhà nước xác định vị trí là “trung tâm động lực” của đồng bằng sông Cửu Long.

Nhà văn Sơn Nam viết: “Từ tháng 2 năm 1919, trên tạp chí Nam Phong đã có đăng loạt bài du ký “Một thoáng ở Nam kỳ” của ông Phạm Quỳnh. Đây là nhà văn, nhà báo đầu tiên ở Bắc Hà vào viếng miền Nam. Tác giả Phạm Quỳnh lúc bấy giờ còn trẻ, chưa vào Huế làm quan cho triều đình. Phạm Quỳnh hồi ấy từng có nhã ý phong gọi tỉnh Cần Thơ là Thủ đô miền Tây”. Tuy vậy, nhân dân đã và đang đặt tên Cần Thơ là Tây Đô hơn một trăm năm rồi. (còn nữa)

GS Bùi Chí Bửu

Tin khác

Tác giả trẻ có một ‘dị bản’ được trao giải thưởng văn học

Tác giả trẻ có một ‘dị bản’ được trao giải thưởng văn học

Tác giả trẻ Nguyễn Đinh Khoa với truyện dài ‘Dị bản’ vừa được Hội Nhà văn TP.HCM trao giải thưởng văn học dành cho các cây bút dưới 40 tuổi.

Tiếng Việt - Văn Việt - Người Việt  - 16/01/2025
‘Minh đạo sách’ trong ý thức sáng tạo của một người trẻ

‘Minh đạo sách’ trong ý thức sáng tạo của một người trẻ

‘Minh đạo sách’ là tác phẩm mới của nhà thơ Khúc Hồng Thiện, vừa được Nhà xuất bản Nghệ An ấn hành, mang nhiều suy tư về tinh thần văn hóa Việt.

Tiếng Việt - Văn Việt - Người Việt  - 15/01/2025
‘Linh khí quốc gia’ góp một ý tưởng cho bài ca giữ nước

‘Linh khí quốc gia’ góp một ý tưởng cho bài ca giữ nước

‘Linh khí quốc gia’ là ý tưởng được đại tá Trần Thế Tuyển viết thành trường ca, nhằm kêu gọi hành động thiết thực cho những người đã ngã xuống vì độc lập dân tộc.

Tiếng Việt - Văn Việt - Người Việt  - 10/01/2025
Có 3 vua Quang Trung giả sang mừng thọ vua Càn Long 80 tuổi năm 1790?

Có 3 vua Quang Trung giả sang mừng thọ vua Càn Long 80 tuổi năm 1790?

Cuốn sách 'Danh nhân Phan Huy Ích (1751 – 1822)' do Nguyễn Tuấn Cường- Đỗ Thị Bích Tuyển (chủ biên) phát hiện thêm 2 vua Quang Trung giả trong chuyến mừng thọ vua Càn Long.

Tiếng Việt - Văn Việt - Người Việt  - 09/01/2025
Nợ đời - tập truyện và ký gây nhiều suy nghĩ

Nợ đời - tập truyện và ký gây nhiều suy nghĩ

Trong cuốn 'Nợ đời' Lê Chín còn in những bài viết chân dung, ca ngợi những người tài, những người giàu nhiệt huyết mà tác giả ngưỡng mộ, quý mến.

Tiếng Việt - Văn Việt - Người Việt  - 07/01/2025
Tác giả trẻ có tiểu thuyết lịch sử được xuất bản tại Ý

Tác giả trẻ có tiểu thuyết lịch sử được xuất bản tại Ý

Tác giả trẻ Võ Chí Nhất vừa có tiểu thuyết lịch sử ‘Hoàng cung’ được Nhà xuất bản Fiori D'asia Editrice dịch và in tại Ý, với nhan đề ‘Palazzo reale di Thang Long’.

Tiếng Việt - Văn Việt - Người Việt  - 04/01/2025
Có một người tu hành như thế

Có một người tu hành như thế

Nhà văn Hồ Thị Ngọc Hoài: 'Có một người đã tu hành như thế và đã truyền cảm hứng sống tốt lành đến nhiều người'.

Tiếng Việt - Văn Việt - Người Việt  - 03/01/2025
Lục bát thiền trong miền đồng điệu và đồng cảm thi ca

Lục bát thiền trong miền đồng điệu và đồng cảm thi ca

Lục bát thiền là nét đặc trưng cơ bản được tác giả Trần Lê Khánh chắt chiu thể hiện qua tập thơ ‘Đồng’ do Nhà xuất bản Văn Học ấn hành.

Tiếng Việt - Văn Việt - Người Việt  - 02/01/2025
Hai người họ Tô giữa tiếng chim rừng và đất lửa Tây Ninh

Hai người họ Tô giữa tiếng chim rừng và đất lửa Tây Ninh

Hai người họ Tô là Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Tô Quyền và Nghệ sĩ Nhân dân Tô Lan Phương xuất hiện trong ‘Tiếng chim rừng và đất lửa Tây Ninh’.

Tiếng Việt - Văn Việt - Người Việt  - 26/12/2024
Nhà văn Y Ban đã thấy gì trên đỉnh giời?

Nhà văn Y Ban đã thấy gì trên đỉnh giời?

Nhà văn Y Ban tiếp tục khẳng định một giọng nữ đặc sắc trong đời sống văn chương Việt Nam, bằng tập truyện ngắn có tên gọi ‘Trên đỉnh giời’.   

Tiếng Việt - Văn Việt - Người Việt  - 23/12/2024
Cựu chiến binh hồi tưởng mặt trận gần phía trước

Cựu chiến binh hồi tưởng mặt trận gần phía trước

Cựu chiến binh Trần Trí Thông gửi gắm niềm riêng qua trường ca ‘Mặt trận gần phía trước’ phát hành đúng dịp kỷ niệm 80 năm thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam.

Tiếng Việt - Văn Việt - Người Việt  - 21/12/2024
Nhà văn Anh Đức trong ký ức đồng nghiệp thế hệ sau

Nhà văn Anh Đức trong ký ức đồng nghiệp thế hệ sau

Nhà văn Anh Đức được hậu sinh nhắc đến một cách trân trọng tại hội thảo kỷ niệm 10 năm ông qua đời, vừa tổ chức sáng 18/12 ở TP.HCM.

Tiếng Việt - Văn Việt - Người Việt  - 18/12/2024