Tác giả trẻ có một ‘dị bản’ được trao giải thưởng văn học
Tác giả trẻ Nguyễn Đinh Khoa với truyện dài ‘Dị bản’ vừa được Hội Nhà văn TP.HCM trao giải thưởng văn học dành cho các cây bút dưới 40 tuổi.
Mệ tôi gọi điện, nhắc mùng 2 tháng 9 về quê xem lễ hội Đua, bơi thuyền truyền thống của huyện Lệ Thủy. Mệ kể, từ đầu tháng 8, trên sông Kiến Giang đã rập ràng luyện tập, ngày nào cũng vui như hội khiến tôi chộn rộn, háo hức muốn về.
Quê gốc tôi không phải ở Quảng Bình, nhưng ở đó, tôi có ông mệ và đại gia đình mà tôi yêu quý. Ông mệ có 7 người con ruột được gọi theo thứ tự từ bác cả là bác A1 đến chú út là chú A7. Mẹ tôi được ông mệ và cả nhà quý mến gọi là A8. Các con ông mệ sinh sống và làm việc trải khắp ba miền tổ quốc. Bác A1 và bác A6 ở Đà Nẵng, bác A2 ở Hà Nội, chú A7 ở Sài Gòn, bác A3 và A5 ở Đồng Hới, nhà còn mỗi bác A4 làm cán bộ xã nhà Mỹ Thủy là ở quê với ông mệ.
Năm tôi 10 tuổi, tôi mới được về quê Lệ Thủy thăm ông mệ lần đầu, lại đúng vào dịp tết Độc lập 2/9 với lễ hội Đua, bơi thuyền nức tiếng. Một ngôi làng xanh mướt bên dòng sông Kiến Giang hiện ra trước mắt tôi. Tôi thấy mình như một người con xa quê nay được trở về sum họp trong tình yêu thương của gia đình. Mệ ra trước sân nhà tươi cười đón tôi vào lòng và bảo: “Chiều ni Đà Nẵng về nữa là đông đủ cả nhà… sáng mai ra Bến Đá coi bơi nghe”.
Buổi trưa, nắng lấp lánh ngoài vườn. Cả nhà ngồi quây quần bên mâm cơm có món canh mực mà tôi rất thích. Ai cũng quan tâm, hỏi han tôi: “Con ăn có bị cay không, Coca? Nghe giọng Quảng Bình có hiểu không?”. Những năm trước đó, tôi chưa có dịp về quê thăm ông mệ nhưng vẫn thường xuyên viết thư và điện thoại nên giọng nói nằng nặng với “mô - tê - chi - rứa” đã rất thân thuộc với tôi rồi.
Ngày trước, ông điện thoại hay kể cho tôi nghe những câu chuyện ở vùng quê đất lửa Quảng Bình thời chiến tranh mà ông tham gia chiến đấu. Ông chính là người truyền cảm hứng cho tôi đọc sách và tìm hiểu về vùng đất Lệ Thủy với dòng sông Kiến Giang lịch sử. Tôi hay tưởng tượng ra một cuộc thi nào đó mà có câu hỏi: “Em hãy kể tên 5 người nổi tiếng ở Lệ Thủy mà em biết” thì tôi nhất định kể tên ông, tên mệ. Ông tôi là một người dũng cảm, mưu trí trong chiến đấu và mệ tôi là một nhà giáo, nhà thơ nổi tiếng của xứ Lệ.
Nhà ông mệ có bác Dương - bác A4 là cán bộ xã Mỹ Thủy. Bác bảo tôi ăn xong, đi ngủ trưa, chiều dậy bác cho ra sông xem đò bơi. Tôi háo hức lắm.
Dòng sông Kiến Giang chảy dài qua nhiều xã của huyện Lệ Thủy. Đò bơi xã Mỹ Thủy nằm bên bờ sông lồng lộng gió. Người dân làm lán để che mưa che nắng và quây xung quanh lại để bảo vệ đò. Một ban thờ nhỏ với hương khói trang nghiêm được lập ngay mũi thuyền. Nhìn thái độ của bác Dương chăm chút con đò của xã và những người trông coi đò, tôi cảm nhận con đò linh thiêng lắm. Để hạ thủy tham gia lễ hội, dân làng cũng làm nhiều nghi lễ tâm linh cho con đò. Bác Dương kể cho tôi nghe rất nhiều điều hấp dẫn về lễ hội bơi đua trên dòng sông “nghịch hà” này.
Lễ hội Đua, bơi thuyền ở Lệ Thủy đã có truyền thống hàng trăm năm qua với ý nghĩa cầu cho mùa màng tươi tốt, bội thu. Từ đầu tháng 8, trên sông Kiến Giang đã rộn rã đua bơi của các làng, các xã luyện tập. Người dân cũng bớt việc đồng áng để đổ ra bờ sông cổ vũ và bàn luận về đua bơi. Đò bơi là cách gọi dành cho đội nam, đò đua là cách gọi dành cho đội nữ. Nam ngồi chầm với mái chèo ngắn, nữ đứng chèo với mái chèo dài. Cuộc đua xuất phát từ Mũi Viết ở trung tâm huyện Lệ Thủy lên đến thượng nguồn là địa phận xã Mỹ Thủy rồi quay về hạ nguồn là xã An Thủy và đi ngược lại Mũi Viết về đích. Làng nào cũng sục sôi khí thế hướng về đua bơi. Người góp công, người góp của, người góp tinh thần cổ vũ, mỗi người một chút và ai cũng tự hào được đóng góp cho đò bơi của làng, kể cả những người đang làm ăn xa cũng gửi về... Bảng ghi danh sách những người đóng góp dài dằng dặc. Lễ hội đua, bơi chính là sự gắn kết giữa người với người của các làng các xã. Đây cũng chính là một dịp hội tụ sức mạnh từ trong sâu thẳm tinh thần của mỗi người dân tạo nên một cộng đồng đoàn kết, một lễ hội, một không gian văn hóa mang đậm bản sắc và giàu tình người với tinh thần thượng võ.
“Dù ai đi tây về đông
Mùng 2 tháng 9 cũng mong về nhà
Về nhà xem hội quê ta
Dưới sông bơi chải, nhà nhà cờ bay”
Từ sáng sớm ngày mùng 2 tháng 9, tôi ra Bến Đá đã thấy đông kín người 2 bên bờ sông tới cổ vũ. Nhiều người lội sông ra xa nhất có thể, trên tay là xô chậu, xoong chảo gõ liên hồi đợi đến giờ buông phao, cuộc đua bắt đầu.
Mỗi khi có thuyền ngang qua Bến Đá, dù thuyền của đội nào cũng được cổ vũ. Mọi người lấy nón, lấy chậu tạt nước theo thuyền, hy vọng nước chạm tới các trai bơi và tiếp sức cho họ. Đò xã Mỹ Thủy tới, Bến Đá như bùng nổ. Dường như sức mạnh của tất cả dân làng trên bờ cổ vũ và các trai bơi dưới thuyền cộng hưởng, kết lại với nhau thành sức mạnh như vũ bão của làng: “Mỹ Thủy cố lên! Mỹ Thủy cố lên!”. Tôi lọt thỏm giữa đám đông và cạnh tôi là một ông có chiếc loa cầm tay bật sẵn đoạn ghi âm lên cổ vũ. Tiếng người, tiếng loa hòa vào nhau, già trẻ, gái trai nhao lên hò hét hết mình. Tôi đứng trên bờ mà không biết bị tụt xuống sông từ khi nào vì mải theo mọi người cổ vũ đò Mỹ Thủy. Dưới bờ sông hướng ra mặt nước là vậy, còn dọc đường bờ sông là từng đoàn người rầm rập chạy theo hướng đò. Người xe máy, người chạy bộ cùng tiếng xô, chậu gõ xủng xoảng ngùn ngụt khí thế như xung trận. Đối với người dân nơi đây, đò bơi chính là linh hồn là biểu tượng sức mạnh cộng đồng của làng, xã mình.
Lễ hội được truyền hình trực tiếp trên Đài Truyền hình Quảng Bình. Tôi cứ lăng xăng chạy đi chạy lại, hết ra bến sông rồi chạy về nhà xem tường thuật cuộc đua bơi trên ti vi cùng mấy bác. Các bác con dâu ông mệ là gái các làng khác nhau trong huyện. Mỗi bác cổ vũ cho một đội, ai sinh ra ở làng nào thì cổ vũ cho đội của làng ấy. Không khí trong nhà xem qua ti vi cũng sôi nổi và gay cấn lắm.
Cuộc đua, bơi thuyền kết thúc. Giải nhất thuộc về đội làng An Xá - làng của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, đội Mỹ Thủy của ông mệ tôi đạt giải nhì. Khắp trong nhà, ngoài ngõ đâu đâu cũng râm ran bàn tán, bình luận về các đội đua bơi. Có những trai bơi đã cố hết sức mình tới mức nhập viện sau cuộc đua. “Thương rứa, thương rứa…” tôi nhớ mãi nét mặt xót xa của bác Hiền là vợ bác Dương nói thương đội đối thủ. Tôi cảm thấy trong cuộc đua, đò của riêng từng làng nhưng tấm lòng nhân hậu người dân Lệ Thủy là chung, là một.
Như ở Hà Nội, sau mỗi trận bóng đá của đội tuyển Việt Nam là mọi người đổ ra đường. Mẹ tôi hào hứng tôi rủ tôi “đi bão”. “Không biết hưởng tinh thần dân tộc trong dịp này thì thật là có lỗi với lễ hội và bản thân đấy con ạ” - mẹ tôi dí dỏm nói. Mẹ tôi mượn chiếc xe máy của bác Dương lao ra đường. “Trong không khí đặc biệt này thì mặc áo chống nắng làm gì, cứ để nắng gió thiên nhiên thấm vào da thịt mình.” Mẹ tôi nói. Tôi quan sát, cảm nhận quang cảnh và nét mặt người dân ở đây. Không khí cờ hoa rợp trời và niềm vui náo nức lòng người đang thấm vào tôi. Mẹ tôi chở tôi đi dọc hai bờ sông Kiến Giang qua các làng quê rộn rã tiếng cười. Tôi cũng nhận ra được niềm vui đoàn viên của người dân nơi đây trong ngày Tết Độc lập.
Tôi vui với niềm vui của mọi người dân trên đường đi mà tôi gặp. Một số người chào mẹ tôi rất thân thiện. Mẹ tôi bảo, mẹ tôi cũng vui vì được bà con ở đây còn nhớ đến. Mấy năm trước, mẹ tôi có vận động và về trao quà hỗ trợ bà con ở đây trong đợt lũ lụt lớn. Qua làng An Xá, mẹ tôi dừng xe lại cho tôi ngắm thật gần con đò giành giải nhất năm ấy đang nằm nghỉ ngơi ven sông và mẹ tôi chụp một vài kiểu ảnh làm kỷ niệm. Không khí ăn mừng bao phủ ở khắp mọi nơi. Dường như, làng nào cũng là làng chiến thắng. Khi thấy xe hai mẹ con tôi ngang qua, một nhóm người đang ngồi chiếu bên bờ sông ăn uống cùng nâng cốc “Chúc mừng! yo yo” rất vui vẻ. Mẹ tôi cũng vui cười chúc mừng lại khiến tôi còn tưởng vẫn là người quen của mẹ trong những lần công tác trước đây tại Quảng Bình.
Tôi được đi “cháy phố” khắp huyện Lệ Thủy. Mẹ tôi đưa tôi đến thăm nhà của Đại tướng Võ Nguyên Giáp ở làng An Xá rồi qua thăm đền thờ cụ Dương Văn An ở làng Tuy Lộc. Mẹ tôi cho tôi thăm tất cả các di tích gặp trên đường đi nên tôi biết được thêm nhiều danh nhân của vùng đất này.
Chiều xuống, mặt sông yên ả. Tôi và em Minh, em Bảo được ông đưa ra bến Đá bơi sông. Ở Hà Nội, tôi bơi ở bể bơi khá giỏi rồi nhưng đây là lần đầu tiên tôi được bơi sông nên tôi hồi hộp lắm. Tôi nhớ mãi cảm giác thật huyền bí khi bàn chân tôi rón rén từng bước chạm xuống lòng sông. Dòng sông Kiến Giang mênh mông và mát lành với nhiều câu chuyện thú vị mà ông đã kể là đây. Tôi lội sông đến mức nước ngập ngang người rồi cởi áo phao ra để tôi cảm nhận rõ hơn dòng sông đang ôm ấp, vỗ về tôi bằng những nhịp sóng nhẹ nhàng. Chính dòng sông này đã nuôi dưỡng biết bao danh nhân nổi tiếng. Cụ Dương Văn An, người làng Tuy Lộc, là một trong những khai khoa của đất Quảng Bình trong lịch sử khoa bảng Việt Nam và từ đó ông đã nhanh chóng thăng tiến trong sự nghiệp triều chính. Ông để lại nhiều khảo cứu văn hóa có giá trị, đặc biệt là cuốn “Ô châu cận lục” được ông biên soạn vào năm 1555 là một trong những cuốn địa chí đầu tiên của nước ta. Tôi cũng tình cờ mới mua được cuốn “Ô châu cận lục” của ông trong một nhà sách quen trên phố Đinh Lễ.
Trong cuốn “Ô châu cận lục” có viết: “Người giở sách đọc xem có thể gợi lên nhiều nếp nghĩ, tiếp xúc nhiều loại mà trưởng thành hơn. Thấy vẻ đẹp của núi sông mới biết rằng địa linh nhân kiệt, xem sản vật tốt tươi, mới rõ vật tốt hay người hay...”.
Vùng đất địa linh nhân kiệt, mạch nguồn dòng nước Kiến Giang đã bồi đắp nên chí khí của Đức Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh, bậc tướng quốc tài ba thời chúa Nguyễn Phúc Chu. Năm 1698 ông kinh lược Gia Định, chính thức xác lập chủ quyền của người Việt tại mảnh đất phương nam trù phú này. Quê hương Quảng Bình luôn thường trực trong nỗi nhớ nên mỗi khi một vùng đất mới được khai khẩn, ông luôn đặt yếu tố “Bình” vào tên các địa danh, chẳng hạn như: “Bình Dương, Bình Điền, Bình Phước, Tân Bình...”. Nguyễn Hữu Cảnh còn ghi dấu ấn với nhiều lần cầm quân bình định biên cương. Ông đã thành công không phải bằng những trận quyết chiến với gươm đao hao tổn xương máu mà bằng những chính sách ôn hòa, đánh giặc bằng mưu trí, thu phục lòng người. Nguyễn Hữu Cảnh thật không hổ danh là cháu 9 đời của Nguyễn Trãi - vị đệ nhất khai quốc công thần thời nhà Lê nổi tiếng với chiến lược quân sự “mưu phạt tâm công”.
Tiếp thu tinh thần, tư tưởng “lấy dân làm gốc” của các bậc tiền nhân, Đại tướng Võ Nguyên Giáp - người làng An Xá là một nhà quân sự lỗi lạc với ba yếu tố cốt lõi: Lấy dân làm gốc – Lòng yêu nước – Chiến tranh nhân dân. Ông đã lãnh đạo quân và dân ta đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác mà đỉnh cao là chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954. Và còn biết bao danh nhân khác của đất Lệ Thủy đã lớn lên bên dòng sông Kiến Giang này.
Hà Nội vào thu với nắng vàng rất nhẹ, tôi nhớ cái nắng rát Quảng Bình. Tôi nhớ nắng chiều tỏa trên sông lấp lánh, ông ngồi Bến Đá cười hiền nhìn chúng tôi bơi lội. Chiều nay, tôi đạp xe một mình trên đường phố càng nhớ khi tôi đội nón đạp xe chở em Minh đi trên đường quê Lệ Thủy xanh mướt nhà ông mệ.
Dịp này, tôi hay vào trang facebook của những người quê Lệ Thủy, ai cũng cập nhật trạng thái tin tức, bình luận rất sôi nổi về đua bơi khiến tôi càng náo nức. —“Lệ Thủy ngày xưa đã nghe tiếng: Nốc bơi An Xá, chựa lã Kẻ Tuy. An Xá có 2 người biệt tài không có làng mô có. Đó là ông Khoán Trẹo bắt nốc, với Bà Lổ là người cổ động viên cho bơi đua có một không hai trong mọi giải bơi đua thuyền truyền thống trong nước và toàn thế giới”. - “An Xá 10 năm mới quay lại ngôi vương năm ngoái, chiếc đò An Xá hiện tại hay thì miễn bàn, tuy nhiên cứ “ra khơi mới biết khơi dài có lên sân khấu mới biết ai tài hơn ai”. Tân Thủy, Phú Thủy, Mỹ Thủy không dễ để người khác nói trạng mô”.
Tuần trước, bác Mỹ Nhàn - bác A5 mang ra Hà Nội cho tôi chùm dâu da trong vườn mệ - thứ quả chín đỏ vào mỗi dịp Tết Độc lập - đặc trưng của xứ Lệ - Quảng Bình. Bác bảo tôi theo bác về quê với ông mệ luôn. Bây giờ về Lệ Thủy là tàu đưa về tận ga Mỹ Trạch, rất gần nhà ông mệ. Tôi tưởng tượng, dưới tán bàng sân ga có ông mệ nở nụ cười hiền đón tôi.
“Mùng 2 tháng 9 về Lệ Thủy xem đua bơi nghe!”.
Tôi chỉ có thể tưởng tượng, nhớ lại thôi, chứ năm nay (với lý do đặc biệt) tôi không về quê được. Giọng nói của mệ vang mãi trong tôi, giục lòng tôi trở về....
Tác giả trẻ Nguyễn Đinh Khoa với truyện dài ‘Dị bản’ vừa được Hội Nhà văn TP.HCM trao giải thưởng văn học dành cho các cây bút dưới 40 tuổi.
‘Minh đạo sách’ là tác phẩm mới của nhà thơ Khúc Hồng Thiện, vừa được Nhà xuất bản Nghệ An ấn hành, mang nhiều suy tư về tinh thần văn hóa Việt.
‘Linh khí quốc gia’ là ý tưởng được đại tá Trần Thế Tuyển viết thành trường ca, nhằm kêu gọi hành động thiết thực cho những người đã ngã xuống vì độc lập dân tộc.
Cuốn sách 'Danh nhân Phan Huy Ích (1751 – 1822)' do Nguyễn Tuấn Cường- Đỗ Thị Bích Tuyển (chủ biên) phát hiện thêm 2 vua Quang Trung giả trong chuyến mừng thọ vua Càn Long.
Trong cuốn 'Nợ đời' Lê Chín còn in những bài viết chân dung, ca ngợi những người tài, những người giàu nhiệt huyết mà tác giả ngưỡng mộ, quý mến.
Tác giả trẻ Võ Chí Nhất vừa có tiểu thuyết lịch sử ‘Hoàng cung’ được Nhà xuất bản Fiori D'asia Editrice dịch và in tại Ý, với nhan đề ‘Palazzo reale di Thang Long’.
Nhà văn Hồ Thị Ngọc Hoài: 'Có một người đã tu hành như thế và đã truyền cảm hứng sống tốt lành đến nhiều người'.
Lục bát thiền là nét đặc trưng cơ bản được tác giả Trần Lê Khánh chắt chiu thể hiện qua tập thơ ‘Đồng’ do Nhà xuất bản Văn Học ấn hành.
Hai người họ Tô là Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Tô Quyền và Nghệ sĩ Nhân dân Tô Lan Phương xuất hiện trong ‘Tiếng chim rừng và đất lửa Tây Ninh’.
Nhà văn Y Ban tiếp tục khẳng định một giọng nữ đặc sắc trong đời sống văn chương Việt Nam, bằng tập truyện ngắn có tên gọi ‘Trên đỉnh giời’.
Cựu chiến binh Trần Trí Thông gửi gắm niềm riêng qua trường ca ‘Mặt trận gần phía trước’ phát hành đúng dịp kỷ niệm 80 năm thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam.
Nhà văn Anh Đức được hậu sinh nhắc đến một cách trân trọng tại hội thảo kỷ niệm 10 năm ông qua đời, vừa tổ chức sáng 18/12 ở TP.HCM.