Hoa Kỳ hỗ trợ 4,4 triệu USD dự án sử dụng phân bón đúng

Tùng Đinh - Quỳnh Chi - Thứ Ba, 09/04/2024 , 09:50 (GMT+7)

Sáng 9/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ khởi động dự án 'Sử dụng phân bón đúng' với đơn vị thực hiện là Viện Nghiên cứu Lúa gạo Quốc tế (IRRI).

'4 Đúng' trong sử dụng phân bón là đúng loại, đúng tỷ lệ, đúng thời điểm và đúng chỗ. Ảnh: Tùng Đinh.

"4 Đúng" trong sử dụng phân bón là đúng loại, đúng tỷ lệ, đúng thời điểm và đúng chỗ. Ảnh: Tùng Đinh.

Dự án sẽ được thực hiện trong 4 năm với ngân sách dự kiến là 4,4 triệu USD, do Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN-PTNT) là chủ dự án.

Tới dự hội thảo khởi động Dự án có sự tham gia của ông Hoàng Trung, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT, ông Marc E. Knapper, Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam, ông Ralph Bean, Tham tán Nông nghiệp Đại sứ quán Hoa Kỳ cùng với hơn 80 đại biểu từ các Bộ, ban ngành, cơ quan chuyên môn của địa phương, tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ, doanh nghiệp và các viện nghiên cứu liên quan.

Mục tiêu giảm phát thải

Phát biểu khai mạc hội thảo, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Hoàng Trung cho biết, trong số các mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc, mục tiêu "Tiêu thụ và sản xuất có trách nhiệm" và mục tiêu "Hành động về khí hậu" là 2 trong số 17 mục tiêu mà Liên hợp quốc đang thúc đẩy mạnh mẽ tại Việt Nam.

Nhận thức tầm quan trọng này, Chính phủ Việt Nam nói chung và Bộ NN-PTNT nói riêng đã và đang có nhiều nỗ lực và hành động thiết thực nhằm hướng tới mục tiêu phát triển kinh tế nhưng hài hòa với nhiệm vụ bảo vệ môi trường.

Theo Thứ trưởng, Bộ NN-PTNT đã ban hành Đề án “Phát triển sản xuất và sử dụng phân bón hữu cơ đến năm 2030, tầm nhìn đến 2050” với mục đích khai thác tiềm năng, lợi thế nguyên liệu hữu cơ sẵn có để sản xuất phân bón hữu cơ góp phần giảm ô nhiễm môi trường, giảm phát thải khí nhà kính, cân đối dinh dưỡng vô cơ - hữu cơ để duy trì và nâng cao sức khỏe đất phục vụ phát triển nông nghiệp bền vững.

Thứ trưởng Hoàng Trung chia sẻ về mục tiêu giảm phát thải, tăng hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp của Việt Nam. Ảnh: Tùng Đinh.

Thứ trưởng Hoàng Trung chia sẻ về mục tiêu giảm phát thải, tăng hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp của Việt Nam. Ảnh: Tùng Đinh.

Ngoài ra còn có Đề án "Phát triển quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp (IPMH) đến năm 2030" với mục tiêu tăng cường sức khỏe cây trồng, nâng cao hiệu quả sản xuất... và gần đây nhất là Đề án "Phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL".

"Bộ NN-PTNT định hướng xây dựng chuỗi giá trị lúa gạo hướng tới giảm phát thải, chất lượng cao, nâng cao hiệu quả sản xuất. Từ đó, góp phần cải thiện thu nhập của bà con nông dân và đảm bảo an ninh lương thực quốc gia", Thứ trưởng Hoàng Trung khẳng định.

Do đó, Bộ NN-PTNT đánh giá cao sự hỗ trợ của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ trong việc triển khai Dự án “Sử dụng phân bón đúng”. Đây không phải là dự án đầu tiên hợp tác giữa Việt Nam và Hoa Kỳ trong lĩnh vực nông nghiệp nhưng là một trong các dự án hướng tới thực hành sản xuất nông nghiệp bền vững và có trách nhiệm với môi trường.

Thứ trưởng Hoàng Trung chia sẻ thêm: "Thông qua dự án này, tôi mong muốn sẽ nâng cao hiệu quả, hiệu suất sử dụng phân bón, tăng thu nhập cho nông dân và giảm phát thải khí nhà kính trong trồng lúa từ việc sử dụng phân bón đúng.

Với sự hỗ trợ kỹ thuật từ các chuyên gia của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, IRRI và các nhà khoa học của Việt Nam, đối tượng thụ hưởng chính của dự án là bà con nông dân tại các tỉnh dự án sẽ được tiếp cận kỹ thuật, ứng dụng công nghệ tiên tiến và thực hành nông nghiệp chính xác nhằm sử dụng tối ưu đầu vào bao gồm phân bón trong trồng lúa, để từ đó có thể nhân rộng các kinh nghiệm tốt trong cả nước".

Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Marc Knapper chia sẻ kỳ vọng về hiệu quả của dự án đối với ngành nông nghiệp và nông dân Việt Nam. Ảnh: Tùng Đinh.

Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Marc Knapper chia sẻ kỳ vọng về hiệu quả của dự án đối với ngành nông nghiệp và nông dân Việt Nam. Ảnh: Tùng Đinh.

Về phía Hoa Kỳ, phát biểu tại lễ khởi động, ông Marc Knapper, Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam nói: "Năm 2023, Việt Nam - Hoa Kỳ đã nâng cấp quan hệ lên đối tác chiến lược toàn diện, mở ra những cơ hội mới cho hợp tác nông nghiệp vì sự phát triển bền vững.

Hoa Kỳ là nhà nhập khẩu nông sản lớn thứ hai của Việt Nam, và nước bạn cũng giữ vị trí quan trọng đối với an ninh lương thực toàn cầu. Tôi đã đích thân trải nghiệm vẻ đẹp của cảnh quan, hệ sinh thái và chứng kiến sự cống hiến của nông dân Việt Nam, hiểu những khó khăn của họ".

Do đó, Đại sứ Marc Knapper cho rằng, dự án "Sử dụng phân bón đúng" sẽ cung cấp hỗ trợ kỹ thuật, đào tạo cho nông dân trồng lúa nhằm nâng cao sinh kế, đảm bảo an ninh lương thực, cải thiện sức khỏe đất.

4 đúng trong sử dụng phân bón

Hiện nay, lúa là cây trồng chính và ưu tiên ở Việt Nam, đóng góp 6% vào GDP của Việt Nam. Sản lượng lúa hằng năm của Việt Nam vào khoảng 40 triệu tấn.

Tiêu thụ phân bón ở Việt Nam khoảng 10 triệu tấn mỗi năm, trong đó phân bón vô cơ chiếm 75 - 80%. Sử dụng phân bón chưa hợp lý và chưa hiệu quả đang là một vấn đề lớn trong sản xuất lúa gạo, dẫn đến thu nhập hạn chế và hiệu suất sử dụng chất dinh dưỡng thấp.

"Sử dụng phân bón đúng" là dự án được chủ trì và tài trợ bởi Cục Nông nghiệp Đối ngoại, Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA), nằm trong khuôn khổ Chương trình Thách thức Phân bón Toàn cầu (Global Fertilizer Challenge) của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ.

Các hoạt động của dự án được xây dựng và thực hiện dựa trên nguyên tắc "4 đúng" (4Rs) trong quản lý dinh dưỡng, bao gồm yêu cầu sử dụng đúng loại, đúng tỷ lệ, đúng thời điểm và đúng địa điểm. Nguyên tắc mà Dự án xây dựng tương ứng với nguyên tắc bón phân 5 đúng quy định tại Luật Trồng trọt của Việt Nam, bao gồm đúng loại đất, đúng loại cây, đúng liều lượng, đúng thời điểm và đúng cách.

Các diễn giả trình bày về hiện trạng và kỳ vọng về sử dụng phân bón đúng tại Việt Nam. Ảnh: Tùng Đinh.

Các diễn giả trình bày về hiện trạng và kỳ vọng về sử dụng phân bón đúng tại Việt Nam. Ảnh: Tùng Đinh.

Dự án dự kiến sẽ hỗ trợ Việt Nam đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế hiệu quả hơn trong lĩnh vực nông nghiệp; tiếp cận thị trường và giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu. Cụ thể, mục tiêu của Dự án là nhằm nâng cao hiệu quả, hiệu suất sử dụng phân bón, tăng thu nhập cho nông dân và giảm phát thải khí nhà kính trong trồng lúa từ việc sử dụng phân bón đúng.

Dự án được triển khai tại 3 tỉnh đồng bằng sông Hồng (gồm Hải Dương, Thái Bình, Nam Định) và 3 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long (gồm Cần Thơ, Đồng Tháp và Sóc Trăng).

Dự kiến trong thời gian 4 năm triển khai Dự án (từ năm 2024 đến 2027), với sự hỗ trợ kỹ thuật từ các chuyên gia của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, Viện Nghiên cứu Lúa gạo Quốc tế (IRRI) và các nhà khoa học của Việt Nam, đối tượng thụ hưởng chính của dự án là nông dân tại các tỉnh nêu trên sẽ được tiếp cận kỹ thuật, ứng dụng công nghệ tiên tiến và thực hành nông nghiệp chính xác nhằm sử dụng tối ưu đầu vào bao gồm phân bón trong trồng lúa, để từ đó có thể nhân rộng các kinh nghiệm tốt trong cả nước.

Kết quả kỳ vọng của dự án "Sử dụng phân bón đúng"

Dự kiến sẽ có hơn 2.600 cá nhân được hưởng lợi trực tiếp từ đào tạo ngắn hạn do dự án hỗ trợ với 24 tổ chức tham gia và được tăng cường năng lực trong khi triển khai dự án.

Trong quá trình thực hiện dự án, các loại khí nhà kính như CH4, N2O cũng được tiết giảm, tính tương đương sang CO2 sẽ là 56.000 tấn CO2/năm so với thời điểm trước đó.

Để thực hiện dự án, 1 mạng lưới đối tác được thành lập trong nước hoặc khu vực để thúc đẩy thực hành nông nghiệp tốt sử dụng phân bón bền vững (GAP), phát triển dựa trên các nền tảng có sẵn của Cục Bảo vệ thực vật. Ngoài ra, dự án sẽ hỗ trợ mạng lưới này tham gia vào diễn đàn phân bón quốc tế của USDA.

Ngoài ra, còn có 4 công nghệ hoặc thực hành được phát triển, chia sẻ hoặc hỗ trợ để giúp tăng hiệu suất sử dụng phân bón, nâng cao hiệu quả của phân bón và phát triển các giải pháp thay thế cho phân bón hóa học nhằm cải thiện sức khỏe và độ phì nhiêu của đất.

Thêm vào đó, các quy trình kỹ thuật và sổ tay hướng dẫn sử dụng phân bón đúng cho các đối tượng nghiên cứu tại các vùng cụ thể thực hiện Dự án sẽ được xây dựng.

Tùng Đinh - Quỳnh Chi
Syngenta Việt Nam ra mắt lúa lai 3 dòng thế hệ mới SYN8
Syngenta Việt Nam ra mắt lúa lai 3 dòng thế hệ mới SYN8

Giống lúa lai 3 dòng thế hệ mới Syn8 được Syngenta đưa về Việt Nam từ năm 2020, qua nhiều cuộc khảo nghiệm, đánh giá đã thể hiện được các ưu thế vượt trội.

Bên dòng Kiến Giang huyền thoại
Bên dòng Kiến Giang huyền thoại2

Sự hiểu biết cùng cảm xúc rất đặc biệt của cô bé Hà Nội 12 tuổi về đất và người Lệ Thủy, Quảng Bình.

'Dân Ông Tạ' cất giữ một phần ký ức đô thị phương Nam
'Dân Ông Tạ' cất giữ một phần ký ức đô thị phương Nam

'Dân Ông Tạ' là cộng đồng người gốc Bắc di cư vào nam, được tác giả Cù Mai Công phản ánh trong bộ sách 'Sài Gòn một thuở - Dân Ông Tạ đó'.

Những bất cập trong quy định, thực hiện quy định quản lý an toàn đập, hồ chứa nước
Những bất cập trong quy định, thực hiện quy định quản lý an toàn đập, hồ chứa nước1

Sau quá trình nghiên cứu từ cuối tháng 10/2022 đến nay, tôi tổng hợp một số bất cập trong quy định và thực hiện các quy định quản lý an toàn đập, hồ chứa nước.

Hàn Quốc mở rộng quy mô ngành rong biển
Hàn Quốc mở rộng quy mô ngành rong biển

Nhu cầu về rong biển ăn được của Hàn Quốc đã tăng vọt, trong khi nguồn cung gặp khó và giá cả lạm phát.

Nhà mua hàng quốc tế có nhu cầu lớn về nông sản Việt Nam
Nhà mua hàng quốc tế có nhu cầu lớn về nông sản Việt Nam

Hơn 500 nhà mua hàng quốc tế đăng ký kết nối giao thương, tìm nguồn hàng nông sản, thực phẩm, đồ gỗ... tại Hội chợ hàng Việt Nam tiêu biểu xuất khẩu 2024.

Xây đập dâng trên sông Hồng: Chậm ngày nào thiệt hại ngày đó
Xây đập dâng trên sông Hồng: Chậm ngày nào thiệt hại ngày đó1

'Đề xuất xây dựng đập dâng điều tiết mực nước ở sau cống Xuân Quan và sau cống Long Tửu của Bộ NN-PTNT dựa trên kết quả nghiên cứu của 3 đề tài khoa học cấp Nhà nước', GS.TS Trương Đình Dụ cho biết.

Viết ngược từ theo sở thích làm méo mó ngôn ngữ Việt
Viết ngược từ theo sở thích làm méo mó ngôn ngữ Việt

Gần đây, trường hợp viết đảo ngược từ xuất hiện tràn lan và ngày một phát triển. Có cơ hội, có dịp là đảo ngược. Đảo lấy được. Nhà văn, nhà báo cũng đua nhau viết ngược từ.

‘Sinh lộ’ của ngành gỗ Việt: [Bài 1] Chứng chỉ FSC, ‘thẻ visa’ của đồ gỗ xuất khẩu
‘Sinh lộ’ của ngành gỗ Việt: [Bài 1] Chứng chỉ FSC, ‘thẻ visa’ của đồ gỗ xuất khẩu

Chứng chỉ quản lý rừng bền vững (FSC) được cho là chiếc ‘thẻ visa’ của gỗ và sản phẩm gỗ Việt Nam xuất khẩu vào các thị trường khó tính trên thế giới.

Cơ hội cho tôm Việt Nam khi Trung Quốc kiểm soát tôm Ecuador
Cơ hội cho tôm Việt Nam khi Trung Quốc kiểm soát tôm Ecuador

Tôm Ecuador nhập khẩu vào Trung Quốc bị tăng cường kiểm tra dư lượng chất sulfite tạo tạo cơ hội để tôm Việt Nam gia tăng xuất khẩu vào thị trường này.

Giải pháp của Lâm Đồng
Giải pháp của Lâm Đồng1

TS. Phạm S, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng: 'Lâm Đồng đã thu hút được 80 doanh nghiệp FDI và 1.550 doanh nghiệp trong nước đầu tư phát triển nông nghiệp, có khoảng 150 HTX nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao'.

Trung Quốc thử nghiệm thành công trồng lúa trong 60 ngày
Trung Quốc thử nghiệm thành công trồng lúa trong 60 ngày

Nhờ kỹ thuật thủy canh, chiếu sáng nhân tạo và các công nghệ khác, cây lúa được trồng ở Tân Cương (Trung Quốc) có chu kỳ sinh trưởng ngắn hơn đáng kể.