Đào tạo tiếng Việt được quan tâm trên đất nước Triệu Voi

Tuy Hòa - Thứ Sáu, 22/11/2024 , 22:08 (GMT+7)

Đào tạo tiếng Việt tại Lào có thêm một địa chỉ mới ở Viên Chăn, với sự phối hợp giữa Trường Đại học Cửu Long và Viện Nghiên cứu khoa học giáo dục Lào.

Khánh thành Trung tâm đào tạo tiếng Việt tại thủ đô Viên Chăn chiều 22/11.

Đào tạo tiếng Việt từ nhiều năm nay rất được coi trọng ở Lào. Bởi lẽ, nhiều thế hệ cán bộ và trí thức Lào đều từng là du học sinh Việt Nam. Hiện tại, mỗi năm vẫn có không ít sinh viên Lào sang Việt Nam để trau dồi kiến thức và kỹ năng. Riêng Trường Đại học Cửu Long, có hơn 100 cử nhân Lào tốt nghiệp tại đây, trong một thập niên vừa qua.

Vì vậy, sau một thời gian chuẩn bị, Trường Đại học Cửu Long và Viện Nghiên cứu khoa học giáo dục Lào đã khánh thành Trung tâm đào tạo tiếng Việt tại Viên Chăn vào chiều 22/11. Đây là một sự kiện nhận được sự quan tâm của nhiều giới, nhiều ngành tại Lào.

Theo ông Nguyễn Thành Huy, tham tán Đại sứ quán Việt Nam tại Lào, tiếng Việt được xem như ngoại ngữ thay thế tại Lào, bên cạnh ngoại ngữ phổ biến là tiếng Anh. Tính đến nay, đã có 21 trường trung học của Lào chọn tiếng Việt là ngoại ngữ để giảng dạy chính thức.

Với tư cách Vụ trưởng Vụ hợp tác quốc tế của Bộ Giáo dục & Thanh niên Lào, bà Silinthone Saklokham khẳng định, sự ra đời của Trung tâm đào tạo tiếng Việt đáp ứng sự chờ đợi của những người yêu tiếng Việt tại đất nước Triệu Voi. Thay vì phải sang Việt Nam để học ngôn ngữ trước khi vào chương trình chuyên ngành, thì từ nay sinh viên Lào có thể thuận lợi trang bị tiếng Việt tại Trung tâm đào tạo tiếng Việt ở thủ đô Viên Chăn.

Ký kết hợp tác tăng cường đào tạo tiếng Việt giữa Trường Đại học Cửu Long và Viện Nghiên cứu khoa học giáo dục Lào. 

Phó Giáo sư- Tiến sĩ Lương Minh Cừ, Hiệu trưởng Trường Đại học Cửu Long, bày tỏ: “Việt – Lào có tình hữu nghị láng giềng lâu đời. Chúng tôi mở Trung tâm đào tạo tiếng Việt không chỉ góp phần phát triển giáo dục Lào, mà còn tăng cường sự hiểu biết cho quan hệ tốt đẹp giữa hai dân tộc. Đồng thời, Trung tâm đào tạo tiếng Việt cũng hướng đến mục tiêu bồi dưỡng tiếng mẹ đẻ cho con em của Việt kiều đang sinh sống và lập nghiệp tại Lào”.

Trung tâm đào tạo tiếng Việt cung cấp các khóa học linh hoạt từ cơ bản đến nâng cao cho mọi công dân Lào yêu thích tiếng Việt. Với khóa học cơ bản kéo dài khoảng 3 tháng, học phí chỉ 750 ngàn kip Lào (tương đương 800 ngàn đồng Việt Nam). Với khóa học nâng cao, học viên được hướng dẫn khám phá vẻ đẹp và thực hành văn bản tiếng Việt với các chuyên gia, bao gồm nhà nghiên cứu, nhà văn, nhà thơ, diễn giả nổi tiếng của Việt Nam.

Cộng đồng người Việt tại Lào khá đông đảo. Hội đồng hương Lào tại Viên Chăn từ năm 2007 đã đầu tư xây dựng Trường song ngữ Việt – Lào mang tên Nguyễn Du, đào tạo từ tiểu học đến trung học. Hiệu trưởng Trường Nguyễn Du là cô giáo Nguyễn Thị Thanh Hương cho biết năm học này, toàn trường có gần 1000 học sinh từ lớp 1 đến lớp 12.

Cô giáo Nguyễn Thị Thanh Hương.

Sinh ra và lớn lên ở Gia Lộc, Hải Dương, cô giáo Nguyễn Thị Thanh Hương tốt nghiệp Trường Đại học Sư phạm Hà Nội và lập gia đình với một du học sinh Lào. Theo chồng sang Viên Chăn làm dâu từ năm 1992, cô giáo Nguyễn Thị Thanh Hương rất tâm đắc với việc giảng dạy tiếng Việt tại Lào.

Cô giáo Nguyễn Thị Thanh Hương có tên Lào là Sivanheuang Phengkhammay, chia sẻ: “Học sinh Trường Nguyễn Du được học tiếng Việt song song với tiếng Lào, nhưng các em rất ít cơ hội tương tác để mở rộng khả năng am tường về sự phong phú của tiếng Việt. Cho nên, khi có Trung tâm đào tạo Tiếng Việt tại Lào, sẽ hỗ trợ tích cực cho việc dạy và học tiếng Việt của thầy trò chúng tôi”.

Tuy Hòa
Tin khác
Ký ức không phai một thời học sinh miền Nam trên đất Bắc
Ký ức không phai một thời học sinh miền Nam trên đất Bắc

‘Ký ức không phai’ là cuốn sách ghi lại kỷ niệm gắn bó với Trường Học sinh miền Nam trên đất Bắc, nhân dịp kỷ niệm 70 năm Hiệp định Genève.

Tâm sự nghề nghiệp của một nhà giáo trường huyện
Tâm sự nghề nghiệp của một nhà giáo trường huyện

Tâm sự nghề nghiệp của những người đã và đang đứng trên bục giảng với nhiều kỷ niệm khó quên, càng trở nên ấm áp nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.

Cô giáo Nùng khơi chuyện văn chương cùng học trò
Cô giáo Nùng khơi chuyện văn chương cùng học trò

Cô giáo người Nùng Lý Thị Thủy đang dạy văn ở Trường Phổ thông Dân tộc nội trú tỉnh Phú Yên, vừa ra mắt cuốn sách lý luận phê bình có tên gọi ‘Khơi chuyện’.

Tủ sách Văn Hóa Việt ra mắt độc giả Trung Quốc
Tủ sách Văn Hóa Việt ra mắt độc giả Trung Quốc

Tủ sách Văn Hóa Việt của Chibooks chính thức ra mắt độc giả đất nước tỷ dân tại Tuần lễ văn hóa sách Trung Quốc – Đông Nam Á 2024 tại thành phố Nam Ninh.

Ai chém đầu nhà yêu nước Lương Ngọc Quyến?
Ai chém đầu nhà yêu nước Lương Ngọc Quyến?

Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Sự thật mới cho ra mắt cuốn sách 'Nguyễn An Ninh – Không ăn mày tự do' (2024) của tác giả Trần Viết Nghĩa. Sách mới mà quá nhiều lỗi sai hết sức sơ đẳng.

Sứ mệnh người thầy gửi gắm từng trang sách nhỏ
Sứ mệnh người thầy gửi gắm từng trang sách nhỏ

Sứ mệnh người thầy luôn gắn liền với sách, được các diễn giả đề cao tại talk show diễn ra ở Đường sách TP.HCM nhân dịp kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11).

Họa sĩ Xu Man trở thành ‘Con thiêng của rừng’
Họa sĩ Xu Man trở thành ‘Con thiêng của rừng’

Họa sĩ Xu Man được nhà văn Trung Trung Đỉnh lấy làm cảm hứng sáng tác truyện dài ‘Con thiêng của rừng’ dày 124 trang, do Nhà xuất bản Trẻ vừa ấn hành.

Nhà thơ Mai Thìn lắng nghe ‘tiếng của thiên lương’
Nhà thơ Mai Thìn lắng nghe ‘tiếng của thiên lương’

Nhà thơ Mai Thìn gây ấn tượng cho người đọc, bởi một lối viết coi ý tứ là trọng, coi tổng thể nặng hơn chi tiết và rất nặng lòng trước thế thái nhân tình.

Hoa hậu H’Hen Niê đưa thư viện thân thiện về nông thôn
Hoa hậu H’Hen Niê đưa thư viện thân thiện về nông thôn

Từ khi đăng quang đến nay, Hoa hậu H’Hen Niê đã có nhiều hoạt động hỗ trợ cộng đồng, trong đó có chương trình đưa ‘Thư viện thân thiện’ về nông thôn.

Người quê lúa lặng lẽ viết lại những trang đời
Người quê lúa lặng lẽ viết lại những trang đời

Người quê lúa Đặng Đình Liêm sau chuỗi ngày tham gia quân đội và công tác xa nhà, đã trở về Thái Bình thanh thản viết lại những câu chuyện đời mình.

Thức dậy một dòng sông để thương nhớ làng quê
Thức dậy một dòng sông để thương nhớ làng quê

‘Thức dậy một dòng sông’ của tác giả Trần Nam Phong hình thành một bút pháp với những câu thơ ngân như ngọn gió không lời vừa quen vừa lạ.