Sức khỏe đất, thực tiễn và hành động

Đất Tây Nguyên bị 'bóc lột' nghiêm trọng: Hậu quả!

Trần Đăng Lâm - Thứ Năm, 19/11/2020 , 09:24 (GMT+7)

Diện tích tăng, năng suất và sản lượng giảm, đất bị thoai hóa nghiêm trọng... Đó là hậu quả tất yếu của ngành cà phê và hồ tiêu Việt Nam.

Tiêu chết hàng loạt.

Cà phê: Diện tích tăng, sản lượng giảm

Điều đáng lo ngại là trong 650 nghìn ha cà phê ở năm 2015, không ít diện tích cà phê đã... lên tuổi “cụ”. Thống kê từ Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và PTNT) cho biết: Năm 2015, có khoảng 86 nghìn ha cà phê trên 20 năm tuổi (chiếm 15%), 140 nghìn ha từ 15 - 20 năm tuổi (chiếm 25%).

Bên cạnh những vườn cà phê “cụ”, cũng có nhiều vườn cà phê tuy năm tuổi chưa cao, nhưng đã có dấu hiệu muốn... lên lão!  Nguyên nhân: Những vườn cà phê này, khi trồng không chú ý đến khâu chọn giống; quá trình chăm sóc, thu hái không đúng quy trình; nhiều vườn do thiếu nước tưới dẫn đến mất sức; sử dụng phân bón mất cân đối, thuốc BVTV không hợp lý theo hướng thâm canh cao độ để hy vọng đạt được năng suất cao nhất có thể...

Thực trạng từ những vườn cà phê nói trên đã ảnh hưởng đến năng suất, sản lượng và chất lượng hạt cà phê. Thực tế thời kỳ bùng nổ diện tích: Năm 2011, năng suất bình quân cà phê cả nước đạt 23,5 tạ/ha, đến năm 2014 chỉ còn 22,2 tạ/ha; sản lượng tăng nhẹ: 1.276,5 nghìn tấn năm 2011 lên 1.395,6 nghìn tấn năm 2014, trong khi diện tích lại tăng nhanh: 586 nghìn ha năm 2011 lên 641,7 nghìn ha năm 2014 (nguồn: Tổng Cục Thống kê và Trung tâm Thống kê Tin học - Bộ Nông nghiệp- PTNT).

Năm 2019, diện tích cà phê trở về còn 585.000ha, năng suất 2,4 tấn/ha.

Hồ tiêu: Thâm canh quá độ

Hàng ngàn ha hồ tiêu ở Tây Nguyên đang bị bệnh, dẫn đến bị chết, nguyên nhân không khó nhận diện: Đó là chính những chủ vườn đang vô tình “đầu độc” vườn tiêu của chính mình, dưới nhiều hình thức: Kiến thức về chăm sóc, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, cách chọn giống...

Giá hồ tiêu liên tục tăng cao trong nhiều năm dẫn đến việc người dân thâm canh quá mức: Sử dụng phân bón quá liều lượng, không cân đối tỷ lệ N - P - K và các chất kích thích, phân bón đậm đặc để thu năng suất cao đã làm cho cây mất cân bằng dinh dưỡng, sức khỏe của cây bị giảm sút, mất khả năng đề kháng tự nhiên dẫn đến suy giảm tính chống chịu và dễ bị nấm bệnh tấn công gây hại. Một nguyên nhân khác là do sử dụng giống không được chọn lọc, không rõ nguồn gốc, bị nhiễm bệnh trước khi trồng ra vườn.

Ồ ạt mở rộng diện tích, trong khi kiến thức về cách chăm sóc, cách sử dụng thuốc BVTV, sử giống tốt lại không đầy đủ, dẫn đến hệ lụy là vườn cây ngày một xuống cấp, dịch bệnh lây lan không thể kiểm soát.

Nông dân Lê Thanh Hưng (thôn Thiên An, xã Ia Blứ, huyện Chư Pưh, Gia Lai) có vườn tiêu hơn 1.300 trụ đang trong giai đoạn thu hoạch, đột nhiên chết đồng loạt không rõ nguyên nhân. Ban đầu chết rải rác, rồi chết cả vườn, ai bày gì anh cũng thử, đủ cách nhưng vườn tiêu vẫn vô phương cứu chữa. Hỏi chết vì bệnh gì: Bó tay!

Nhổ trụ tiêu đem bán.

Theo ThS Nguyễn Quang Ngọc - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển cây Hồ tiêu: Nói về bệnh vi rút trên cây hồ tiêu, ở Gia Lai nhiều vườn tiêu bị nhiễm rất nặng. Bệnh này lây lan từ mẹ sang con, nếu lấy giống từ vườn bị nhiễm vi rút, mầm bệnh sẽ phát tán khắp nơi. Trong khi cây hồ tiêu được nhân giống vô tính, việc cắt cành giâm làm giống làm cho việc lây lan từ vườn này sang vườn khác càng trở nên nghiêm trọng. Hoặc trong quá trình canh tác, chỉ cần 1 đến 2 trụ trong vườn bị nhiễm mà người dân làm cỏ, cắt cành vô tình không vệ sinh dụng cụ cũng bị lây bệnh sang cây khác.

Đất bị “đầu độc” nặng

Tình trạng sử dụng hóa chất nông nghiệp không phù hợp vô tình làm cho đất bị “đầu độc” một cách nặng nề.

Ở Tây Nguyên, các loại hóa chất nông nghiệp phổ biến gồm phân bón hóa học, thuốc BVTV hóa học, thuốc trừ cỏ... Việc sử dụng phân bón hóa học không theo quy trình kỹ thuật và luôn ở mức cao và không cân đối, không hợp lý dẫn đến tình trạng dư thừa trong đất. Điều này không những gây thất thoát lãng phí mà còn dẫn tới những tác động không tốt đến môi trường đất, nước như làm giảm độ pH gây chua đất, làm thay đổi hệ vi sinh vật đất và có nguy cơ ô nhiễm đến môi trường đất và nước...

Thực tế cho thấy suốt một thời gian dài, nông dân trồng cà phê, hồ tiêu thường sử dụng một lượng thuốc BVTV rất lớn, không những phun lên cây mà còn tưới xuống đất. Việc sử dụng cũng không đúng kỹ thuật, không tuân theo các khuyến cáo, có xu hướng sử dụng liều lượng cao hơn khuyến cáo, pha trộn nhiều loại thuốc nhằm tăng hiệu quả, thậm chí đôi khi sử dụng không đúng thời điểm... Tất cả điều đó dẫn đến rất nhiều hệ lụy cho cây trồng và môi trường: Làm cây trồng yếu đi, sâu bệnh nhờn thuốc, tồn lưu dư lượng trong môi trường (không khí, đất, nước) gây ô nhiễm; dư lượng trong sản phẩm làm giảm chất lượng, giá trị.

Theo ThS Nguyễn Quang Ngọc thì: Ngoài sử dụng thuốc BVTV, việc sử dụng thuốc trừ cỏ đã để lại nhiều hệ lụy khôn lường. Thuốc trừ cỏ người dân sử dụng chủ yếu là Glyphosate là một hoạt chất cực độc, gây hại trên nhiều đối tượng gồm cả thực vật và động vật. Với mức độ rất phổ biến và phun với nồng độ rất cao, thường là cao hơn khuyến cáo của nhà sản xuất, bên cạnh đó là sự pha trộn với một số loại thuốc trừ cỏ khác như thuốc trừ cỏ tiền nảy mầm nhằm kéo dài thời gian diệt cỏ... dẫn đến các tác hại dễ thấy như: Làm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người lao động; suy thoái môi trường đất, ô nhiễm môi trường nước; làm suy giảm hệ vi sinh vật có lợi trong đất; mất lớp phủ thực bì bảo vệ mặt đất, mất sự đa dạng sinh học trong vườn cây; làm mất nguồn hữu cơ quý giá (biến cây cỏ thành chất độc)…

Trong chuyến khảo sát diện tích trồng tiêu trên địa bàn huyện Chư Sê, Chư Pưh (tỉnh Gia Lai) hồi tháng 3/2017, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Lê Quốc Doanh nhận định: “Tiêu chết do chăm sóc chưa đúng quy trình kỹ thuật. Việc sử dụng phân vô cơ quá nhiều làm cây tiêu không thể chống chịu và phát triển lâu dài được. Do đó, người dân cần tăng cường sử dụng phân bón hữu cơ. Để thực hiện được điều này, cần phải có các biện pháp khuyến khích, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đầu tư xây dựng để sản xuất các loại phân bón hữu cơ. Có như vậy mới tạo được sự chủ động, bón phân đúng thời vụ nhằm tăng hiệu quả trên cây tiêu”.

Ngoài ra, để đảm bảo sản xuất hồ tiêu bền vững, cần áp dụng đồng bộ hệ thống giáp pháp kỹ thuật bền vững để đảm bảo cho cây hồ tiêu sinh trưởng khỏe, từ đó tăng khả năng chống chịu được với điều kiện bất thuận và sâu bệnh hại; giảm được chi phí thuốc BVTV, đồng thời sản phẩm đáp ứng được tiêu chí vệ sinh an toàn thực phẩm, tăng được giá trị gia tăng và mang tính bền vững.

Trần Đăng Lâm
Tags:
Tags:
Tin khác
Trái cây Sơn La vươn mình ra biển lớn: [Bài 5] Đặt trụ hướng nắng, thu nhập cao từ thanh long trái vụ
Trái cây Sơn La vươn mình ra biển lớn: [Bài 5] Đặt trụ hướng nắng, thu nhập cao từ thanh long trái vụ

Chăm sóc thanh long trái vụ tốn công hơn nhưng bù lại, giá bán cao hơn hẳn và sản phẩm làm ra đến đâu tiêu thụ hết đến đấy.

Trái cây Sơn La vươn mình ra biển lớn: [Bài 4] Trồng chuối theo nanh sấu để hạn chế xói mòn
Trái cây Sơn La vươn mình ra biển lớn: [Bài 4] Trồng chuối theo nanh sấu để hạn chế xói mòn

Nhiệt độ thích hợp nhất để chuối sinh trưởng là khoảng 27 độ C, nếu xuống quá thấp (dưới 6 độ C), cây sẽ yếu và dễ bị chết nếu không có phương án phòng, chống.

Trái cây Sơn La vươn mình ra biển lớn: [Bài 3] Chú ý cắt tỉa khi nhãn vừa đậu quả non
Trái cây Sơn La vươn mình ra biển lớn: [Bài 3] Chú ý cắt tỉa khi nhãn vừa đậu quả non

Để quả nhãn đủ chất lượng và tiêu chuẩn xuất khẩu, người dân cắt tỉa đợt 1 khi đậu quả non và giai đoạn 2 khi quả nhãn to bằng đầu đũa.

Trái cây Sơn La vươn mình ra biển lớn: [Bài 2] Sử dụng bao trái, nâng cao chất lượng xoài
Trái cây Sơn La vươn mình ra biển lớn: [Bài 2] Sử dụng bao trái, nâng cao chất lượng xoài

Cây xoài đặc biệt phù hợp với những vùng có hai mùa mưa và khô rõ rệt, trong đó mùa khô ít nhất kéo dài 4 tháng, mùa mưa không quá 7 tháng. 

Mong về chuỗi giá trị rong biển ‘5 sao’
Mong về chuỗi giá trị rong biển ‘5 sao’

Khi các bên cùng hợp tác và tham gia, chuỗi giá trị sẽ trở nên toàn diện và phát triển bền vững, góp phần đưa ngành rong biển Việt Nam vươn xa.

Rong biển - 'yến sào' của đại dương xanh
Rong biển - 'yến sào' của đại dương xanh

Rong biển được ví như một 'kho báu' trong thời đại chuyển đổi xanh, không chỉ mang lại giá trị kinh tế mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ môi trường.

Kinh nghiệm nuôi trồng rong sụn từ doanh nghiệp tiên phong ở miền Bắc
Kinh nghiệm nuôi trồng rong sụn từ doanh nghiệp tiên phong ở miền Bắc

STP Group là doanh nghiệp đầu tiên ở phía Bắc nghiên cứu và triển khai thành công mô hình nuôi trồng rong sụn tại huyện Vân Đồn, Quảng Ninh.

Trái cây Sơn La vươn mình ra biển lớn: [Bài 1] Bảo đảm độ ẩm, luân canh các loại cây trên đất trồng chanh leo
Trái cây Sơn La vươn mình ra biển lớn: [Bài 1] Bảo đảm độ ẩm, luân canh các loại cây trên đất trồng chanh leo

Cây chanh leo rất dễ trồng, có thể sống được trên đất sỏi đá hoặc đất cát và đang định hướng phát triển vùng nguyên liệu quy mô 5.000ha tại Sơn La.

Bí kíp tạo tác những siêu cây nghệ thuật tiền tỷ
Bí kíp tạo tác những siêu cây nghệ thuật tiền tỷ

Dù là thú chơi, thế nhưng, có những tác phẩm cây cảnh nghệ thuật có giá trị hàng chục tỷ đồng và có rất nhiều người sẵn sàng bỏ tiền để sở hữu.

Nghệ nhân ra sách chia sẻ kỹ năng tạo tác cây cảnh nghệ thuật
Nghệ nhân ra sách chia sẻ kỹ năng tạo tác cây cảnh nghệ thuật

Lê Đức Nam, nghệ nhân nổi tiếng trong làng cây cảnh Việt Nam viết sách chia sẻ kỹ năng, kinh nghiệm tạo tác cây cảnh nghệ thuật cho những người yêu cây.

Thôi đốt đồng, nhà nông thêm tiền, bớt ưu phiền sức khỏe
Thôi đốt đồng, nhà nông thêm tiền, bớt ưu phiền sức khỏe

Nhiều nông dân trồng lúa đã từ bỏ thói quen đốt đồng sau khi được hướng dẫn cách xử lý rơm rạ mang lại hiệu quả kinh tế cao và cải thiện sức khỏe.

Net Zero - Đích xa sắp đến gần: [Bài 5] Ưu tiên tạo tín chỉ carbon, quản lý rừng bền vững
Net Zero - Đích xa sắp đến gần: [Bài 5] Ưu tiên tạo tín chỉ carbon, quản lý rừng bền vững

Muốn thích ứng một cách nhanh chóng, bền vững với những quy định mới như CBAM, EUDR…, chủ rừng buộc phải chuẩn hóa ngay từ khâu giống và trồng cây xuống đất.