Dịch vụ khí hậu số trong nông nghiệp: Đã xóa được ‘ngờ’, tạo niềm tin sâu còn khó

Bảo Thắng - Chủ Nhật, 24/11/2024 , 10:15 (GMT+7)

Dù chứng tỏ được lợi ích trong dự báo thời tiết, sâu bệnh... các dịch vụ số trong nông nghiệp vẫn cần thời gian để bền vững hơn, nhất là trước những thách thức mới.

Dịch vụ khí hậu số đang mở ra những cơ hội mới cho nông nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên, thách thức về nguồn lực, hạ tầng thông tin, cơ chế tài chính và thói quen canh tác theo tập quán của người nông dân đòi hỏi các bên liên quan cùng tháo gỡ, tạo hướng phát triển bền vững hơn cho loại hình dịch vụ này ở các cấp, nhất là các vùng sản xuất nông nghiệp trọng điểm.

Ông Kees Swaans, đại diện CIAT, phát biểu tại hội thảo tổ chức ở Sóc Trăng. Ảnh: CIAT.

Ở nhà vẫn nắm tình hình sâu bệnh

"Trước đây, tôi không biết khi nào sâu bệnh xuất hiện và thời điểm tốt nhất để phòng, chống. Đến khi có sâu mới xịt thuốc", anh Nguyễn Quốc Tình, nông dân trồng lúa xã Vọng Thê, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang nhớ lại quãng thời gian từ năm 2022 trở về trước.

Vụ đông xuân 2022 - 2023, ruộng lúa nhà anh Tình bị muỗi hành tàn phá. Phun xịt mấy lần không hiệu quả, năng suất lúa của gia đình giảm còn 7,2 tấn/ha, thấp hơn 1 tấn/ha so với mức trung bình.

Không chấp nhận việc bị động ngay trên chính “nồi cơm” của mình, anh Tình tích cực tìm hiểu thông tin và biết đến Bản tin Thời tiết nông vụ gửi trên Zalo từ cán bộ khuyến nông vào năm 2023. Lúc đầu còn nửa tin nửa ngờ, vì làm gì có chuyện “ở nhà vẫn nắm tình hình sâu bệnh”, nhưng khi thăm đồng, thấy bản tin dự báo đúng, anh dần tin theo.

Nhớ nhất là vụ đông xuân 2023 - 2024, bản tin giúp nông dân xã Vọng Thê phát hiện sớm sự xuất hiện của rầy nâu và rầy phấn trắng. Thay vì phun thuốc khi thấy sâu bệnh như trước, anh chọn thời điểm phun phù hợp theo hướng dẫn, dựa vào mật độ sâu bệnh và giai đoạn phát triển của cây trồng, cũng như sử dụng đúng chủng loại thuốc BVTV.

Câu chuyện của anh Tình cũng là nỗi niềm của hàng trăm nghìn nông dân An Giang, những người đang từng bước phải đối phó với những thách thức mới trong sản xuất nông nghiệp hiện đại. Mỗi công đoạn trong quá trình canh tác, từ làm đất, gieo sạ, giữ nước trong ruộng cho đến chăm sóc lúa giai đoạn trỗ bông đều đòi hỏi sự tính toán kỹ lưỡng.

Không riêng An Giang, nhiều địa phương khác thuộc ĐBSCL cũng tích cực hướng dẫn người dân ứng dụng Bản tin Thời tiết nông vụ vào sản xuất. Tại Hậu Giang, chị Nguyễn Thị Huyền Nhung, cán bộ Sở NN-PTNT, bắt đầu tham gia tập huấn và triển khai từ năm 2022.

“Bản tin Thời tiết nông vụ ứng dụng công nghệ số như Zalo giúp chúng tôi truyền tải các khuyến cáo đến được nhiều bà con hơn. Bản tin 10 ngày giờ đây đã cung cấp dự báo từng ngày, ví dụ khi có mưa, bà con sẽ dễ dàng quyết định thời gian ngâm giống hay xuống giống phù hợp”.

Các đại biểu thảo luận về kết quả và kế hoạch thực hiện trong tương lai. Ảnh: CIAT.

Thách thức trong phát triển và nhân rộng

Bản tin Thời tiết Nông vụ được thí điểm tại ĐBSCL từ năm 2020 trong khuôn khổ Dự án DeRISK SE Asia và sau đó là Sáng kiến AMD. Bản tin do Trung tâm Nông nghiệp Nhiệt đới quốc tế (CIAT) và Cục Trồng trọt phối hợp triển khai từ tháng 10/2022.

Tính đến tháng 10/2024, khoảng 291.000 người đã tiếp cận Bản tin đa kênh, tổ chức được hơn 1.000 nhóm Zalo với trên 55.000 thành viên, đồng thời thu hút sự quan tâm, tham gia của khoảng 220 hợp tác xã.

Dù các dịch vụ khí hậu như Bản tin Thời tiết Nông vụ đã mang lại lợi ích bước đầu cho người nông dân, việc triển khai và nhân rộng vẫn còn một số thách thức. Ông Kees Swaan, Trưởng nhóm Hành động Khí hậu khu vực châu Á tại CIAT đánh giá: “Mức độ sử dụng các ứng dụng nông nghiệp của người nông dân còn thấp. Họ còn ngần ngại đưa ra các quyết định canh tác chỉ dựa trên thông tin trực tuyến”.

Ngoài ra, theo khảo sát của CIAT, 2/15 dịch vụ khí hậu số được khảo sát tạo ra lợi nhuận. Điều này đặt ra thách thức về tính bền vững của loại hình dịch vụ này.

Đánh giá dịch vụ khí hậu có nhiều dư địa phát triển tại Việt Nam, nhưng ông Nguyễn Ngọc Quang, Phó Tổng Giám đốc Công ty WeatherPlus - đơn vị tư nhân đầu tiên được cấp phép cung cấp thông tin dự báo, cảnh báo thời tiết ở Việt Nam - nhìn nhận, các thách thức như chí phí đầu tư cơ sở hạ tầng quan tắc, công nghệ dự báo còn cao.

Ông Bùi Chí Nam, Phân viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi Khí hậu còn chỉ ra, rằng các đơn vị cung cấp dịch vụ cần thêm dữ liệu chuyên sâu và chi tiết, cũng như nguồn nhân lực có chuyên môn về khí tượng, khoa học khí hậu để đưa ra những dự báo, khuyến cáo ở cấp địa phương một chính xác hơn.

Bà Đỗ Thanh Thanh, Công ty CP Tép Bạc, đơn vị cung cấp nền tảng, thiết bị số cho người nuôi thủy sản cho biết, đơn vị đang cung cấp thiết bị như máy đo môi trường nước, máy cho ăn tự động điều khiển từ xa. Tuy nhiên, họ vẫn gặp trở ngại do thói quen sản xuất theo tập quán của bà con.

Một số phân tích về tình hình hiện tại của nền nông nghiệp Việt Nam. Ảnh: CIAT.

Cơ hội cải thiện theo hướng bền vững

Trước thực tại ấy, các đại biểu đưa ra một số giải pháp nhằm tháo gỡ nút thắt, góp phần phát triển dịch vụ khí hậu trở nên bền vững hơn. Ông Nguyễn Ngọc Quang chia sẻ: “Sự phát triển của các công nghệ như IoT, AI, BigData, Blockchain mở ra cơ hội mới cho việc phát triển dịch vụ khí hậu số trong tương lai gần”.

Theo ông Nguyễn Hồng Tín, Trưởng phòng Hệ thống Nông nghiệp, Viện Nghiên cứu Phát triển Sông Mekong, việc đánh giá chính xác hiệu quả của dịch vụ khí hậu là yếu tố quan trọng để tăng tính thuyết phục và khả năng nhân rộng. Ông nhấn mạnh, rằng cần sử dụng các mô hình kinh tế lượng để lượng hóa năng suất, lợi nhuận của nông dân có thực sự tăng lên hay không.

“Cần mở rộng đối tượng tiếp cận dịch vụ khí hậu. Hiện nay chúng ta chủ yếu tập trung vào nông dân, nhưng các đối tượng khác như doanh nghiệp vật tư đầu vào, doanh nghiệp thu mua, thương lái cũng có thể được hưởng lợi”, ông Tín gợi mở.

Các chuyên gia cũng đồng tình rằng, sự hợp tác giữa các bên liên quan là điều kiện quan trọng để đảm bảo mô hình dịch vụ khí hậu sớm đạt được sự bền vững và hiệu quả. 

Ông Kees Swaans, đại diện CIAT bày tỏ: “Là một tổ chức nghiên cứu nông nghiệp, CIAT có thể giúp phát triển, thí điểm các mô hình dịch vụ khí hậu khác nhau. Chúng tôi cũng có thể thực hiện đánh giá hiệu quả về chi phí, lợi ích của dịch vụ khí hậu đối với nông dân và các tác nhân khác trong chuỗi giá trị, nghiên cứu các mô hình kinh doanh và nhân rộng dịch vụ khí hậu theo hướng bền vững hơn.  

Tuy nhiên, việc triển khai và nhân rộng cần được phối hợp thực hiện với các đối tác công hoặc tư nhân”.  

Người nông dân Tiền Giang đọc Bản tin Thời tiết nông vụ. Ảnh: CIAT.

Ông Nguyễn Đức Trung, Quản lý theo dõi và Đánh giá tại Winrock International, đề xuất phương án tiếp cận dựa trên thị trường. “Chúng ta có thể xây dựng cơ chế tài chính để các công ty đầu chuỗi trở thành người sử dụng và chi trả cho dịch vụ khí hậu từ các đơn vị tư nhân.

Sau đó, họ sẽ cung cấp bản tin cho các hộ nông dân liên kết trong vùng nguyên liệu của mình. Mục tiêu là tạo lập hệ sinh thái mà các đơn vị tư nhân có thể hợp tác với nhau, nhà nước hỗ trợ cơ chế và chính sách, trong khi nông dân vẫn là người hưởng lợi mà không nhất thiết phải chi trả trực tiếp,” ông Trung giải thích.

Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt Lê Thanh Tùng nhấn mạnh, rằng sự phối hợp giữa các cơ quan và doanh nghiệp là yếu tố quyết định để tránh tình trạng chồng chéo và nhiễu loạn thông tin. “Các cơ quan nhà nước, tổ chức phi chính phủ, doanh nghiệp đều đã và đang cung cấp thông tin thời tiết khí hậu, khuyến cáo cho người dân. Dù cách tiếp cận khác nhau, các bên có thể hợp tác hoặc bổ sung cho nhau để dịch vụ khí hậu đến gần hơn với những người sản xuất trực tiếp”.

Chính phủ đang xây dựng và đẩy mạnh nhiều chính sách khuyến khích chuyển đổi số trong nông nghiệp, thích ứng biến đổi khí hậu như Chiến lược quốc gia về Biến đổi Khí hậu, Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, giảm phát thải tại ĐBSCL... Các chuyên gia tin tưởng, nếu được lồng ghép vào những chương trình trên, dịch vụ khí hậu sẽ trở nên bền vững hơn, góp phần đảm bảo sinh kế và nâng cao năng lực thích ứng với biến đổi khí hậu cho người dân.

Những ý kiến của chuyên gia được đưa ra tại Tọa đàm “Chia sẻ và học hỏi về xây dựng và phát triển dịch vụ khí hậu trong nông nghiệp ở Việt Nam”, tổ chức hôm 21/11 tại Sóc Trăng. Đây là sự kiện nằm trong khuôn khổ Hợp phần 3 của Sáng kiến về Bảo vệ Hệ thống Lương thực tại các vùng đồng bằng lớn châu Á (AMD), giúp đảm bảo sinh kế và thích ứng với khí hậu, đồng thời hỗ trợ các vùng đồng bằng có khả năng phục hồi một cách toàn diện và hiệu quả.

Hợp phần 3 của AMD - “Giảm thiểu rủi ro chuỗi giá trị hướng đến đồng bằng” - đặt mục tiêu giảm rủi ro khí hậu giữa các hộ sản xuất nhỏ và tạo điều kiện đầu tư vào chuỗi giá trị đồng bằng, thông qua các dịch vụ bổ sung và tư vấn khí hậu kỹ thuật số.

Bảo Thắng
Tin khác
Net Zero - Đích xa sắp đến gần: [Bài 2] Đặt tên cho rừng bằng mã số
Net Zero - Đích xa sắp đến gần: [Bài 2] Đặt tên cho rừng bằng mã số

Nhờ mã số vùng trồng, từng lô rừng được minh định trong cơ sở dữ liệu, giúp các bên thuận tiện theo dõi, giám sát và dễ dàng truy xuất nguồn gốc gỗ hợp pháp.

Net Zero - Đích xa sắp đến gần: [Bài 1] Thách thức tăng gấp 3 lượng carbon hấp thụ từ rừng
Net Zero - Đích xa sắp đến gần: [Bài 1] Thách thức tăng gấp 3 lượng carbon hấp thụ từ rừng

Để phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, lĩnh vực lâm nghiệp phải tăng khả năng hấp thụ carbon lên 185 triệu tấn CO2e, trong khi tỷ lệ che phủ rừng giữ ổn định.

Bất ngờ chuyện nuôi ốc hương thành công ở Bạc Liêu
Bất ngờ chuyện nuôi ốc hương thành công ở Bạc Liêu

Anh Ðinh Vũ Hải (49 tuổi, ngụ TP Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu) bắt đầu chuyển đổi mô hình nuôi tôm công nghệ cao sang nuôi ốc hương biển, thu hơn tỷ đồng mỗi năm.

Na sầu riêng gai to, trái nặng đến 3kg
Na sầu riêng gai to, trái nặng đến 3kg

Cần Thơ Một nông dân xã Trung Thạnh (huyện Cờ Đỏ) phát triển cây na sầu riêng mới lạ, trái nặng đến 3kg, giá cao, nông dân thu ‘trái ngọt’ trên vùng lúa kém hiệu quả.

Thương hiệu nhãn Ido Đồng Tâm của lão nông U70
Thương hiệu nhãn Ido Đồng Tâm của lão nông U70

Cần Thơ Hợp tác xã nhãn Ido Đồng Tâm ở TP Cần Thơ đang sản xuất nhãn theo hướng VietGAP, nhằm tạo dựng thương hiệu và kết nối tiêu thụ sản phẩm trong nước và xuất khẩu.

Tận dụng nguồn tài nguyên bản địa xây dựng thương hiệu trà lá ổi túi lọc
Tận dụng nguồn tài nguyên bản địa xây dựng thương hiệu trà lá ổi túi lọc

Đồng Tháp Với hương vị thơm dịu, thanh mát và có công dụng tốt cho sức khỏe, sản phẩm trà lá ổi túi lọc của anh Phan Hồi Hương đã được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng.

Học IPM, nông dân Quảng Ninh sản xuất giỏi, múa hát hay
Học IPM, nông dân Quảng Ninh sản xuất giỏi, múa hát hay

Bằng lời ca, tiếng hát, nông dân phường Kim Sơn (TP Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh) đã lan tỏa kiến thức, bài học từ chương trình IPM, giúp nâng cao chất lượng đồng ruộng.

Trồng quế đa dạng sinh học tăng năng suất, thu nhập
Trồng quế đa dạng sinh học tăng năng suất, thu nhập

So với trồng quế độc canh, thâm canh trồng quế đa dạng sinh học cho thu nhập cao hơn, đáp ứng được các tiêu chuẩn bền vững và các quy định quốc tế.

Làm giàu từ trồng lan Hồ Điệp công nghệ cao
Làm giàu từ trồng lan Hồ Điệp công nghệ cao

Hải Phòng Thay đổi tư duy, chuyển đổi mô hình sản xuất từ hỗ trợ của Nhà nước để trồng lan Hồ Điệp công nghệ cao giúp ông Đào Quang Trịnh gặt hái nhiều thành công.

Làm giàu từ những vườn cà phê canh tác khoa học
Làm giàu từ những vườn cà phê canh tác khoa học

Nhờ áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật tiên tiến, nhiều chủ vườn cà phê là người BahNar, J’rai ở Gia Lai đã có thu nhập cao, kinh tế gia đình khá giả.

Đào tạo nghề cần khảo sát nhu cầu từng địa phương
Đào tạo nghề cần khảo sát nhu cầu từng địa phương

Đào tạo nghề cho lao động nông thôn càng ngày càng trở nên cấp thiết trước tốc độ phát triển nông nghiệp công nghệ cao, đó là quan niệm của doanh nhân Nguyễn Văn Hiển.