Đôi điều về vụ lúa xuân ở miền Bắc Việt Nam

Nguyễn Mạnh Dũng - Thứ Ba, 27/02/2024 , 15:53 (GMT+7)

Từ năm 1968 trở về trước, miền Bắc Việt Nam chỉ có các giống lúa cao cây, dài ngày được gieo cấy vào 2 vụ trong năm là vụ chiêm và vụ mùa.

Kỹ sư Nguyễn Tiến Huy trao đổi về lúa xuân.

Kỹ sư Nguyễn Tiến Huy trao đổi về lúa xuân.

Ngày nay, khi vụ lúa xuân ở miền Bắc đã trở nên quá quen thuộc với tất cả mọi người, góp phần vào những kỳ tích về an ninh lương thực và xuất khẩu nông sản của cả nước, nhưng không còn nhiều người biết rằng để chuyển đổi từ vụ lúa chiêm cổ truyền sang canh tác hoàn toàn bằng vụ lúa xuân là một quá trình hết sức gian nan, khó khăn. Mặc dù sự chuyển đổi đó mới chỉ bắt đầu chưa lâu.

Lúa chiêm - một vụ lúa khó khăn ở miền Bắc

Từ năm 1968 trở về trước, miền Bắc Việt Nam chỉ có các giống lúa cao cây, dài ngày được gieo cấy vào 2 vụ trong năm là vụ chiêm và vụ mùa. Trong đó, vụ mùa là vụ lúa chính do thuận lợi nhiều thứ, từ nguồn nước, thời điểm gieo cấy, thời tiết... cho đến chất lượng gạo. Vụ lúa chiêm thì không được như vậy. Lúa chiêm làm rất vất vả, nhưng nhiều khi lại bị mất trắng do thiên tai ngay cả khi lúa đã chuẩn bị thu hoạch. Người xưa thường bảo “chiêm như chiêm bao” là vì vậy. Gạo chiêm thường đớn (gẫy hạt) khi xay giã nên không có giá cao như gạo mùa.

Trước năm 1960, do chưa có hệ thống thủy lợi nên từ tháng 11 năm trước cho đến tháng tư năm sau, hầu hết đồng ruộng khô cạn, thường trồng màu hoặc bỏ không. Chỉ có một số vùng trũng, ruộng trũng là có nước để có thể cấy được lúa chiêm. Việc canh tác lúa chiêm phải bắt đầu từ cuối năm trước, thường là trước Tết Nguyên đán, vừa tận dụng nguồn nước còn sót lại cho lúa sinh trưởng, vừa tránh được ngập úng vào cuối mùa thu hoạch khi mưa sớm xảy ra. Đôi khi lúa gieo cấy sớm lại gặp gió Lào sớm thì cũng mất mùa, thất thu.

"Con đói thì con ăn khoai

Chớ thấy lúa giỗ tháng hai mà mừng"

Bài liên quan

Đó là vì lúa chiêm cấy sớm hoặc gặp điều kiện thuận lợi (năm ấm, nhiệt độ cao) sinh trưởng mạnh nên giỗ (trổ) sớm, vào tháng hai và gặp gió Lào thì chỉ còn mỗi hạt lép!

Mùa gặt vụ chiêm thường có mưa sớm, gặp lũ tiểu mãn, lúa chiêm lại cấy ở những nơi ruộng trũng và là lúa cao cây nên rất hay bị đổ, ngã rạp trên ruộng. Khi đó, người nông dân khó có thể dùng liềm để thu hoạch được. Họ phải sử dụng một loại công cụ đặc biệt gọi là cái hái để chỉ cắt lấy phần bông lúa đem về. Phần cây còn lại đều để lại ruộng, sau cày vùi làm phân.

Để cắt được bông lúa bằng hái, người cắt phải rất khéo léo dùng cái phần cong cong ở đằng trước hái vơ các bông lúa lại với nhau thành túm nhỏ rồi dùng cái lưỡi dao ở dọc thân hái (lưỡi hái) cắt lấy túm bông lúa đó. Khi được một nắm to các bông lúa, lại phải ghép một số thân cây lúa vừa bị cắt lại thành một chỗ khá chắc chắn và cao trên mặt nước gọi là gồi để nắm bông lúa đó lên.

Việc vơ lúa đã khó, cắt lúa còn khó hơn nhiều vì lưỡi dao phẳng, trơn nên cắt hay bị lẹm, không cẩn thận, lưỡi hái (thường rất sắc) xẻo ngay vào chỗ lồi ở cuối nắm tay! Cắt lúa chiêm bằng hái là cả một kỹ năng chuyên biệt, không dễ gì nắm bắt được, nhất là đối với những cô gái vùng đồng cao về làm dâu ở đất đồng chiêm.  

Do cây lúa chiêm làm đòng, trổ bông vào cuối tháng ba, đầu tháng tư âm lịch, khi chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm khá cao (thường trên 10 độ C) nên gạo chiêm cũng không có chất lượng cao. Gạo hay bị đớn, nát, tấm nhiều khi xay, giã, còn cơm thì lại cứng, khó ăn..., bán giá thấp hơn gạo mùa nhiều.

Sau năm 1960 nhờ có hệ thống thủy lợi nên diện tích vụ lúa chiêm mở rộng hơn và thời vụ gieo cấy vụ này cũng được chủ động hơn. Nhưng nhìn chung, vụ chiêm ở miền Bắc là một vụ lúa nhiều khó khăn. Diện tích gieo cấy không nhiều vì thiếu nước, canh tác vất vả, chất lượng gạo không cao... Do đó, vụ chiêm trước đây không được coi là vụ lúa chính của vùng đồng bằng Bắc bộ.

Kỹ sư nông nghiệp Nguyễn Tiến Huy trao đổi về kỹ thuật canh tác lúa xuân đồng ruộng.

Kỹ sư nông nghiệp Nguyễn Tiến Huy trao đổi về kỹ thuật canh tác lúa xuân đồng ruộng.

Quá trình hình thành vụ lúa xuân ở miền Bắc

Năm 1966, Viện lúa quốc tế (IRRI) đã lai tạo thành công giống lúa IR8 được phổ biến tại nhiều nước châu Á và miền Nam Việt Nam. Giống lúa này khác biệt với các giống lúa hiện có lúc đó cả về thời vụ, điều kiện gieo trồng, canh tác… Bằng nhiều con đường khác nhau, miền Bắc cũng đưa được giống lúa này về và đặt tên là giống Nông nghiệp 8. Từ một ít giống lúa Nông nghiệp 8 có được, Bộ Nông nghiệp giao giáo sư Bùi Huy Đáp và Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Việt Nam (VASI) cùng một số đơn vị nghiên cứu nông nghiệp khác triển khai thử nghiệm và nhân rộng. Qua khoảng hơn 1 năm triển khai cho thấy hầu hết các nhóm tham gia thử nghiệm đều thu được kết quả ít khả quan, duy chỉ có nhóm của VASI nhờ sự lăn lộn của các kỹ sư nông nghiệp, trong đó có kỹ sư Nguyễn Tiến Huy trên đồng đất của HTX nông nghiệp Bình Đà 2, xã Bình Minh, Hà Tây (quê hương của kỹ sư Nguyễn Tiến Huy) cho kết quả khả quan hơn cả. Cây lúa Nông nghiệp 8 đã có thể phát triển mạnh mẽ, hứa hẹn tạo ra một bước đột phá về giống lúa, thời vụ và kỹ thuật canh tác.

Những ngày đầu tiên ấy thật khó khăn, thậm chí là những khó khăn tưởng như không thể vượt qua nổi. Đầu tiên là khâu làm mạ. Với thói quen cấy lúa chiêm trước Tết nên đợt đầu giống Nông nghiệp 8 cũng được gieo trước Tết âm lịch, gặp rét nên mạ bị chết gần hết. Số mạ còn lại đem cấy cũng không cho năng suất như kỳ vọng vì thời gian sinh trưởng ngắn nên lúa trỗ sớm, gặp điều kiện không thuận lợi nên bông lép nhiều. Những đợt mạ gieo sau cũng không nhiều thuận lợi hơn. Mạ gieo thưa theo kiểu gieo giống cũ nên cỏ mọc nhiều, cây mạ ngắn khiến cho người làm phải rất khó khăn trong việc lựa từng cây đem đi cấy.

Cũng do mạ ngắn cây (chỉ bằng 1/4-1/5 cây mạ giống cũ), ruộng lại không bằng phẳng, cấy thưa và cấy nhỏ cây nên nhiều ruộng ở vùng trũng cấy xong, nước vào ngập, nhìn ruộng lúa trắng phau như chưa hề cấy, khiến cho nhiều nông dân và một số lãnh đạo ngao ngán, không tin tưởng vào loại giống mới này. Nông nghiệp 8 là giống phản ứng đạm cao đến 200 kg N/ha, trong khi lúc này miền Bắc vừa khó khăn về đạm hóa học, vừa quen canh tác các giống lúa chiêm cao cây, phản ứng đạm thấp (60-80 kg N/ha) nên dinh dưỡng cho lúa Nông nghiệp 8 bị hạn chế.

Giống lúa IR8. Ảnh: The Better in India.

Giống lúa IR8. Ảnh: The Better in India.

Ngoài những vấn đề về kỹ thuật thuần túy, bệnh nóng vội, thành tích cũng là hạn chế không nhỏ đối với việc phát triển các giống lúa ngắn ngày như Nông nghiệp 8 lúc đó cũng như Nông nghiệp 5 và các giống lúa ngắn ngày tương tự khác sau này. Tại HTX Bình Đà 2 (Bình Minh, Thanh Oai, Hà Tây), thóc Nông nghiệp 8 ngay khi gặt xong, có bao nhiêu đều được chuyển giao cho các địa phương khác làm giống cho vụ kế tiếp. Trong khi kỹ thuật xử lý phá ngủ cho thóc chưa có nên tỷ lệ nảy mầm của lúa tươi không cao, gây không ít điều tiếng cho loại giống mới này.

Mặc dù vậy, bằng tâm huyết của lãnh đạo Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Việt Nam đứng đầu là giáo sư Bùi Huy Đáp, cộng với trình độ và sự lăn lộn, dám làm của đội ngũ cán bộ khoa học nông nghiệp của Viện và sự chung lòng, chung sức của cán bộ, nông dân HTX nông nghiệp Bình Đà 2, từng vấn đề kỹ thuật đối với giống lúa mới, ngắn ngày này như thời vụ gieo cấy, kỹ thuật làm mạ, kỹ thuật canh tác, dinh dưỡng cây trồng… đều được lần lượt giải quyết. Những câu ca dao mới như “Xoan chân chó, mó mạ xuân”… nói về quá trình canh tác lúa xuân được đúc rút từ thực tiễn, được phổ biến rộng rãi cho nông dân thực hiện.

Chính nhờ quá trình nghiên cứu gian khổ của đội ngũ cán bộ nghiên cứu nông nghiệp từ những ngày ấy, nên giống Nông nghiệp 8 và những giống lúa ngắn ngày khác sau này đã được gieo trồng phổ biến hơn. Vụ lúa chiêm dần dần mất đi và chính thức được thay bằng vụ lúa xuân như ngày nay vào những năm 1973-1974. Kết quả trực tiếp của sự chuyển đổi này là lượng thóc vụ đông xuân ở miền Bắc khi đó tăng lên 50-60 vạn tấn mỗi năm. Đến năm 1974, nhờ chuyển đổi giống và thời vụ gieo cấy mà sản xuất nông nghiệp đạt mốc lịch sử, toàn miền Bắc đạt mốc năng suất lúa 5 tấn/ha/năm. Đồng thời tạo ra cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc sản xuất vụ đông với nhiều loại cây màu ngắn ngày cho giá trị cao. Vụ lúa chiếm tồn tại hàng trăm năm trước chính thức kết thúc vai trò lịch sử của nó.

Chuyển đổi từ vụ lúa chiêm với các giống cao cây, dài ngày sang vụ lúa xuân gieo trồng các giống lúa ngắn ngày năng suất cao ở miền Bắc Việt Nam như hiện nay là một cách mạng lớn. Cuộc cách mạng này được bắt đầu từ năm 1968 khi trình độ khoa học kỹ thuật, cũng như cơ sở hạ tầng… của chúng ta còn thật sự chưa cao, tất cả đều phải trông chờ vào sự cố gắng, sáng tạo của đội ngũ cán bộ khoa học nông nghiệp trong nước mà nòng cốt là đội ngũ cán bộ của Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Việt Nam (VASI) để vươn lên thay trời, đổi đất, xắp xếp lại thời vụ gieo trồng.

Nguyễn Mạnh Dũng
5 giải pháp cho vụ hè thu đặc biệt khó khăn ở Nghệ An
5 giải pháp cho vụ hè thu đặc biệt khó khăn ở Nghệ An

Vụ hè thu năm nay của Nghệ An đang đứng trước những khó khăn lớn do thời tiết gây ra, nhất là nắng nóng, hạn hán.

Hướng dẫn chăn nuôi tuần hoàn quy mô nông hộ
Hướng dẫn chăn nuôi tuần hoàn quy mô nông hộ

‘Không bỏ đi thứ gì’, nhiều nông hộ áp dụng chăn nuôi tuần hoàn, tận thu phế phụ phẩm trồng trọt, chăn nuôi, đạt hiệu quả kinh tế cao.

Syngenta ra mắt thuốc diệt rầy mới nhất: Pexena 20WG dạng cốm
Syngenta ra mắt thuốc diệt rầy mới nhất: Pexena 20WG dạng cốm

Sản phẩm mới không chỉ an toàn với sức khỏe của người phun thuốc và pha thuốc mà với đặc tính hòa tan tốt, thuốc dạng cốm này còn an toàn hơn cho môi trường, giảm thất thoát thuốc và giảm lượng thuốc đưa xuống đồng ruộng.

Chuyên gia Trung tâm Nghiên cứu Vịt Đại Xuyên hướng dẫn nuôi vịt trên chuồng sàn
Chuyên gia Trung tâm Nghiên cứu Vịt Đại Xuyên hướng dẫn nuôi vịt trên chuồng sàn

Nuôi vịt chuồng sàn tăng được mật độ nuôi, dễ chăm sóc, vệ sinh phòng bệnh đảm bảo, hiệu quả kinh tế cao.

Đào tạo giảng viên nguồn tiếp cận kỹ thuật sử dụng phân bón đúng
Đào tạo giảng viên nguồn tiếp cận kỹ thuật sử dụng phân bón đúng

Khóa tập huấn giảng viên nguồn đầu tiên cho Dự án Sử dụng phân bón đúng chính thức khai giảng, truyền tải kiến thức, kỹ thuật về sử dụng phân bón đúng trong nông nghiệp.

Công nghệ mới giải tỏa nỗi lo rầy nâu
Công nghệ mới giải tỏa nỗi lo rầy nâu1

Diệt rầy nhanh, hiệu quả cao kéo dài là điểm mạnh vượt trội của Pexena cốm so với các thuốc trừ rầy hiện nay. Pexena cốm cũng đặc biệt an toàn cho hầu hết các loại thiên địch.

Robot diệt cỏ, giảm ốc bươu vàng, giảm khí metan nhưng không giảm năng suất lúa
Robot diệt cỏ, giảm ốc bươu vàng, giảm khí metan nhưng không giảm năng suất lúa

Aigamorobo được Công ty New Green của Nhật Bản giới thiệu có khả năng diệt cỏ, đẩy lùi ốc bươu vàng không cần thuốc hóa học, không sử dụng pin, thân thiện với môi trường.

Hướng dẫn quản lý dịch hại tổng hợp trên cây nhãn
Hướng dẫn quản lý dịch hại tổng hợp trên cây nhãn

'Quy trình quản lý dịch hại tổng hợp trên cây nhãn'. Áp dụng tốt quy trình này, giảm được 3-4 lần phun thuốc bảo vệ thực vật, sản phẩm đạt tiêu chuẩn xuất khẩu.

Nuôi cua biển trong hệ thống xử lý nước tuần hoàn quy mô nông hộ
Nuôi cua biển trong hệ thống xử lý nước tuần hoàn quy mô nông hộ

Nuôi cua biển trong hệ thống xử lý nước tuần hoàn quy mô nông hộ là giải pháp giúp nông dân nâng cao năng suất, lợi nhuận cho nghề nuôi cua biển so với các phương pháp nuôi truyền thống.

Hiểu đúng về Cadimi
Hiểu đúng về Cadimi1

TS. Phùng Hà - Phó Chủ tịch Hiệp hội Phân bón Việt Nam: So với thế giới, Việt Nam hiện quy định hàm lượng Cadimi khá chi tiết, trong đó có thực phẩm và phân bón chứa lân, vì vậy cần hiểu cho đúng về Cadimi.

Hướng dẫn nuôi tôm tít trong hệ thống xử lý nước tuần hoàn
Hướng dẫn nuôi tôm tít trong hệ thống xử lý nước tuần hoàn

Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản 2 đã xây dựng 'Quy trình nuôi tôm tít trong hệ thống xử lý nước tuần hoàn quy mô nông hộ'. Đây là giải pháp công nghệ mới, chủ động trong việc nuôi, kiểm soát được số lượng và chất lượng.

Nghề nông trong ca dao, dân ca Quảng Ngãi: [Bài 2] Xứ sở của trăm nghề
Nghề nông trong ca dao, dân ca Quảng Ngãi: [Bài 2] Xứ sở của trăm nghề

Trong ca dao Quảng Ngãi, có khá nhiều những câu gắn với làng nghề trồng rau, cây rau mang ý vị khôi hài, tinh nghịch.