Giá cà phê Robusta cao hơn Arabia - điều chưa từng thấy

Sơn Trang - Thứ Bảy, 21/09/2024 , 06:00 (GMT+7)

Lâu nay, giá cà phê Arabica luôn cao hơn nhiều so với cà phê Robusta. Nhưng năm nay, ở nhiều thời điểm, giá cà phê Robusta lại cao hơn Arabica.

Hạt cà phê Robusta Việt Nam. Ảnh: Sơn Trang.

Nhìn lại giá cà phê xuất khẩu của Việt Nam trong tháng 7/2024 là thấy rõ việc giá xuất khẩu cà phê Robusta từng có những lúc cao hơn giá xuất khẩu cà phê Arabica trong năm nay.

Cụ thể, theo Tổng cục Hải quan, trong tháng 7, lượng cà phê Robusta xuất khẩu là hơn 58 nghìn tấn, trị giá hơn 263 triệu USD, tương ứng với giá xuất khẩu bình quân mỗi tấn cà phê Robusta là 4.528 USD. Trong khi đó, cũng trong tháng 7, lượng cà phê Arabica xuất khẩu là hơn 5 nghìn tấn, trị giá hơn 22 triệu USD, tương ứng với 4.350 USD/tấn. Như vậy, trong tháng 7, giá xuất khẩu bình quân cà phê Robusta cao hơn giá xuất khẩu cà phê Arabica tới 178 USD/tấn.

Không chỉ trong tháng 7, mà trong những tháng trước đó của năm 2024, đã có những tháng mà giá xuất khẩu cà phê Robusta cao hơn Arabica. Vì vậy, tính chung trong 7 tháng đầu năm nay, giá xuất khẩu bình quân cà phê Robusta (3.379 USD/tấn) đang cao hơn một chút so với giá xuất khẩu cà phê Arabica (3.357 USD/tấn).

Ông Đỗ Hà Nam, Phó Chủ tịch Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam (VICOFA), cho rằng, giá cà phê Robusta cao hơn Arabica là điều rất bất thường. Trên thế giới, người ta sử dụng nhiều cà phê Arabica, còn cà phê Robusta thường được dùng để phối trộn vào cà phê Arabica. Vì vậy, từ xưa đến giờ, giá cà phê Arabica luôn rất cao và cao hơn nhiều so với cà phê Robusta, thông thường cao gấp 2 lần.

Nhưng năm nay, giá cà phê Robusta Việt Nam lại cao hơn giá cà phê Arabica, thậm chí cao hơn cả giá cà phê Robusta của Indonesia (trước đây, cà phê Robusta của Indonesia thường có giá cao nhất thế giới). Giá cao như vậy mà Việt Nam lại thiếu cà phê Robusta để bán.

Cà phê Arabica trồng ở Sơn La. Ảnh: Sơn Trang.

Ông Nam lý giải, cà phê Robusta Việt Nam có những hương vị riêng mà giá lại rẻ hơn so với cà phê Robusta của nhiều nước khác. Do đó, hầu hết các nhà thương mại cà phê lớn nhất thế giới đều mua cà phê Robusta Việt Nam. Các công ty rang xay, chế biến sử dụng cà phê Robusta Việt Nam phối trộn với cà phê Arabica khi sản xuất cà phê hòa tan, qua đó tạo ra thói quen thưởng thức cho người tiêu dùng là ưu tiên mua cà phê hòa tan có thành phần cà phê Robusta Việt Nam.

Mặt khác, việc thị trường nhập khẩu cà phê lớn nhất thế giới là EU đang ngày càng đưa ra nhiều quy định về an toàn thực phẩm, môi trường..., cũng đang tạo cơ hội cho cà phê Việt Nam.

Đến thời điểm này, chỉ còn hơn 3 tháng nữa là quy định chống phá rừng (EUDR) của EU sẽ bắt đầu có hiệu lực (từ 1/1/2025). Riêng về cà phê, ông Đỗ Hà Nam cho biết, Việt Nam đang là nước triển khai thực hiện EUDR một cách nghiêm túc nhất. Do đó, đến nay, hầu hết các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê Việt Nam đều đã có thể bảo đảm cung cấp bằng chứng về cà phê xuất khẩu không vi phạm EUDR. Trong khi đó, các nước xuất khẩu cà phê khác chưa bảo đảm được điều này. Chính vì vậy, dù giá cà phê Robusta Việt Nam tăng cao, nhưng các nhà nhập khẩu EU vẫn đồ dồn tới Việt Nam để mua cà phê do chưa thể thay thế bằng cà phê Robusta từ các nguồn cung cấp khác.

Bởi thế, ông Đỗ Hà Nam nhận định, dù giá cà phê Robusta cao hơn giá cà phê Arabica chỉ là hiện tượng nhất thời, nhưng với sự cải thiện về chất lượng, phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng và nhất là tuân thủ các quy định an toàn thực phẩm, chống phá rừng của thị trường châu Âu, cà phê Robusta Việt Nam vẫn sẽ tiếp tục nhận được sự quan tâm lớn từ các nhà nhập khẩu, có mức giá tốt và ổn định trong thời gian tới.

Theo Tổng cục Hải quan, 8 tháng đầu năm 2024, Việt Nam xuất khẩu cà phê đạt 1,06 triệu tấn, trị giá 4,01 tỷ USD, giảm 12,1% về lượng, nhưng tăng 35,6% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái nhờ giá xuất khẩu tăng mạnh. Tính chung 8 tháng đầu năm 2024, giá xuất khẩu bình quân cà phê của Việt Nam đạt mức 3.800 USD/tấn, tăng 54,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Riêng trong tháng 8/2024, giá xuất khẩu bình quân cà phê của Việt Nam đạt mức 5.278 USD/ tấn, tăng 6,6% so với tháng 7/2024 và tăng 72,9% so với tháng 8/2023.

Sơn Trang
Tin khác
Kết nối, giới thiệu công nghệ nông nghiệp Israel tới Việt Nam
Kết nối, giới thiệu công nghệ nông nghiệp Israel tới Việt Nam

Đại sứ Lý Đức Trung kỳ vọng Israel sẽ hỗ trợ Việt Nam nâng cao năng suất, chất lượng nông sản, mở rộng thị trường xuất khẩu và cùng chia sẻ lợi ích chung.

Liên kết sản xuất lúa giảm phát thải, chi phí giảm 40 - 50%
Liên kết sản xuất lúa giảm phát thải, chi phí giảm 40 - 50%

ĐỒNG THÁP Nhờ liên kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp và hợp tác xã, mô hình sản xuất lúa giảm phát thải đã giảm được từ 40 - 50% chi phí sản xuất.

AGRITECHNICA ASIA Vietnam 2025 – Cơ hội kết nối và bứt phá trong nông nghiệp
AGRITECHNICA ASIA Vietnam 2025 – Cơ hội kết nối và bứt phá trong nông nghiệp

TP.HCM Triển lãm máy móc nông nghiệp lớn nhất châu Á sẽ mở cửa miễn phí cho công chúng từ ngày 12-14/3 tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn.

Yến sào Việt Nam: Xu hướng phát triển sản phẩm quốc tế
Yến sào Việt Nam: Xu hướng phát triển sản phẩm quốc tế

Yến sào Việt Nam đang thu hút sự chú ý lớn từ các nhà mua hàng quốc tế như Hàn Quốc, Trung Quốc, Malaysia, mở ra nhiều cơ hội phát triển sản phẩm từ yến.

AGRITECHNICA ASIA Vietnam 2025 công bố danh sách 16 sự kiện chuyên đề
AGRITECHNICA ASIA Vietnam 2025 công bố danh sách 16 sự kiện chuyên đề

Các hội thảo trong khuôn khổ AGRITECHNICA ASIA Vietnam 2025 nhằm làm rõ tiềm năng cơ giới hóa nông nghiệp Việt Nam, với sự tham gia của các chuyên gia hàng đầu.

Dưa bao tử, hy vọng mới cho vụ đông Sơn La
Dưa bao tử, hy vọng mới cho vụ đông Sơn La

Phối hợp với Doveco, nông dân xã Chiềng Sung giờ đã có hướng đi mới cho vụ đông, vươn lên làm mô hình tiêu biểu cho toàn huyện.

Biến phế phẩm từ quả điều thành đặc sản chay xuất khẩu
Biến phế phẩm từ quả điều thành đặc sản chay xuất khẩu

Tây Ninh Với phương châm đưa thực phẩm chay ra thế giới, Công ty Vương Ngọc Vegan đã biến những quả điều, loại quả được xem như phế phẩm trong nông nghiệp, thành nước mắm chay hảo hạng.

Biến rác hữu cơ thành phân hữu cơ quy mô nông hộ
Biến rác hữu cơ thành phân hữu cơ quy mô nông hộ

Theo các chuyên gia, nếu biết tận dụng lượng chất thải hữu cơ trong sinh hoạt biến thành phân bón hữu cơ sẽ mang lại hiệu quả kinh tế và môi trường cho nhiều nông hộ.

Lợi nhuận ‘khủng’, giảm ô nhiễm nhờ đệm lót sinh học
Lợi nhuận ‘khủng’, giảm ô nhiễm nhờ đệm lót sinh học

Bà Rịa - Vũng Tàu Nhờ làm phân hữu cơ từ đệm lót sinh học, Công ty Trang Linh đang chứng minh được hiệu quả kinh tế và sự đúng đắn trong triết lý nông nghiệp tuần hoàn.

Từ phụ phẩm dừa thành hàng xuất khẩu triệu đô
Từ phụ phẩm dừa thành hàng xuất khẩu triệu đô

Than dừa được làm chủ yếu từ gáo dừa - một phụ phẩm của ngành dừa. Xuất khẩu than dừa nói chung đang ngày càng tăng, mang nhiều ngoại tệ về cho đất nước.

Xơ mướp thành hàng xuất khẩu cao cấp đạt chuẩn OCOP 3 - 4 sao
Xơ mướp thành hàng xuất khẩu cao cấp đạt chuẩn OCOP 3 - 4 sao

Từ xơ mướp, những bạn trẻ Đồng Tháp đã sáng tạo thành những sản phẩm có tính ứng dụng cao, được thị trường đón nhận, đã xuất khẩu đi nhiều nước như Nhật, Hàn, Mỹ, EU...

Bã sắn cứu cánh ngành chế biến tinh bột
Bã sắn cứu cánh ngành chế biến tinh bột

Từ một phế phẩm tưởng chừng vô giá trị, bã sắn tại Tây Ninh đã trở thành nguồn thu quan trọng cho các doanh nghiệp chế biến tinh bột.