Diễn thuyết của học giả Hội Trí tri

Gia đình giáo dục

. - Thứ Hai, 13/02/2023 , 06:10 (GMT+7)

Đây là diễn thuyết của học giả Bùi Quang Huy, Giáo sư trường Bảo hộ Hà Nội tại Hội Trí tri Hà Nội ngày 15/10/1925.

Empty

LTS: Nhà xuất bản Khoa học Xã hội vừa ấn hành cuốn “Diễn thuyết Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX - Những thanh âm văn hóa của Hội Trí tri”, tuyển chọn 38 bài diễn thuyết của Hội Trí tri trong thời gian từ 1921 đến 1945 về các chủ đề văn hóa, lịch sử, danh nhân, văn chương, mĩ thuật, di tích thắng cảnh và y khoa. Sách sưu tầm bài diễn duyết của các học giả quen thuộc như Phạm Quỳnh, Trần Trọng Kim, Nguyễn Văn Ngọc, Hoàng Ngọc Phách, Nguyễn Hữu Tiến, Trần Văn Giáp, Nguyễn Trọng Thuật, Nguyễn Tường Phượng..., trong đó một số bài diễn thuyết lần đầu tiên được in lại sau hơn 70 năm vắng bóng. Báo Nông nghiệp Việt Nam xin trích lược đăng một số bài diễn thuyết giới thiệu với bạn đọc.

Gia đình giáo dục thật là quan trọng, số phận đứa trẻ, hạnh phúc một nhà, hậu vận một nước, đều tùy ở đấy cả. Ai cũng biết vậy, cho nên từ người học thức đến kẻ thường dân, ai cũng nhận rằng, “đẻ con chẳng dạy, chẳng phải là người”.

Nhưng cũng có người nói rằng: “Trời đã sinh ra đứa trẻ nào thông minh, thì chẳng dạy nó cũng giỏi mà đứa nào bẩm sinh ngu đần thì có phép tiên cũng không hóa nổi được nó. Vậy thời tổn công dạy dỗ có làm chi. May mà được đứa con khôn, đứa trò giỏi thì nào bố, nào thầy tranh nhau để nhận lấy công, chẳng may phải đứa ngu đần thời xua đi cho chóng, nào là “sinh con ai nỡ sinh lòng”, cùng là “chữ đâu nhồi vào…”. Gia đình giáo dục với học đường giáo dục đều là việc hão đức Khổng Tử thì ai dạy làm thánh? Ông Thích Ca thì ai dạy làm Phật? Còn đức Khổng Tử sao ngài chẳng dạy làm đức Khổng Tử con? Còn phật Thích Ca, sao Phật chẳng hóa cho ra thành Phật?”.

Trước khi bàn đến vấn đề gia đình giáo dục, phải xét xem lời công kích trên kia có chính đáng không. Trong những người cho việc dạy con là vô ích, thời có người suy ở việc thường: Thấy trong một nhà cùng một bố mẹ sinh ra mà có đứa con thông minh cần mẫn, học đâu biết đấy, cũng có đứa thật ngu ngốc, đã không khôn từ thuở lên ba, đã dại đến già cũng dại. Cùng một bố mẹ anh em, có kẻ sang, người ngu, kẻ khôn, người dại, mười ngón tay cũng có ngón dài ngón ngắn. Nhưng bảo rằng: Đứa khôn chẳng dạy cũng khôn, đứa dại dạy sao cũng dại, thời là người cha bực với con mà nói thế thôi. Chứ không dạy sao có khôn, đã dạy sao có dại mãi. Chỉ là đứa thông minh thì dạy chóng biết, đứa ngu độn thì dạy lâu mới biết mà thôi, cũng như một người lớn đi đường xa với đứa trẻ con, người lớn đi khỏe nhanh, ngảnh lại cứ mắng đứa trẻ rằng: “Sao mày không bước đi được”. Đứa trẻ sợ mà không dám cãi đấy thôi chứ quả nó có bước đi nhiều đấy chứ! Còn lấy cái lí thuyết “tiền định” mà bảo người ta không cưỡng nổi ý trời, thời trước hết ta nên biết rằng cái lí thuyết tiền định ấy vị tất đã là đạo chung của trời đất, hay chỉ là một chuyện bàn hão của đời.

Empty

Tại lễ khai trương Hội Trí tri. Ảnh: TL.

Người có chí quyết không bao giờ chịu thế. Người có chí nếu đã biết việc mình định làm là phải, thời dẫu có trăm vạn kẻ khác đã dụng công ngăn trở, đem hết uy quyền mà dậm dọa, dùng đủ miếng ngon mà dỗ dành, cũng vẫn trơ như đá, vững như đồng, chung thân giữ một điều nghĩa, dẫu có tan xương nát thịt âu cũng hả lòng. Cái thân mình có tan, nhưng chí mình còn lại, phảng phất ở cành cây ngọn cỏ, lai láng trên mặt nước thăm thẳm mấy tầng mây, âm thầm dưới bóng trăng khuya, cuồn cuộn trong cơn gió thổi. Biết đâu lại chả có ngày gặp kẻ đồng tâm lại chả có phen tung hoành bốn bể. Mà dẫu có phải thực chẳng gặp thời, thực chẳng có người đồng chí, thì những bậc gan vàng dạ sắt ấy có phải vì nghĩa mà tấm thân trăm mảnh, đầu bên ngọn cỏ, xác vứt đáy hồ, thử hỏi người đời, mà cả đến những kẻ kia đã triệt hạ được người có cúi đầu, rỏ giọt, ô hô mà cảm phục tấm gương tiết nghĩa đấng trượng phu không?

Ta cứ yên trí rằng đẻ con thì phải dạy. Nhưng dạy phải có phương pháp. Không có phương pháp thời chẳng những việc dạy con mà cả muôn việc ở đời chẳng bại hoại cũng khốn khó mới thành công. Vả khuôn phép dạy con không giản tiện như khuôn phép bác thợ nề nẩy mực. Phàm việc gì có can thiệp đến tinh thần con người cũng là phiền phức. Bởi vì tâm lí của giống người thật là một vật kì quái không - có, có - không chính nó chẳng là gì mà bao nhiêu cảnh vật trong trời đất đều chiếu rọi vào đấy mà đúc nên một vật rất linh thiêng, thiên hình vạn trạng, ẩn hiện biến hóa vô cùng.

Vậy thời ta muốn dạy con cũng như khảo xét tâm lí một người, trước hết phải xét cái cảnh vật chung quanh nó thế nào, có ảnh hưởng đến đứa trẻ ra làm sao và gây cho nó những tính chất gì, thì mới biết đường mà dạy bảo khuyên răn. Tức là dạy con như chữa bệnh, phàm người có bệnh đều tại hai căn: Một là ngoại cảm, hai là nội thương, hai cái ấy đều có quan hệ lẫn nhau, vì nhiễm mãi cái độc ở ngoài mà thân thể ở trong sinh đau yếu, thì cái độc ở ngoại lại càng dễ cảm. Cứ như vậy cảm sinh thương, thương sinh cảm, luân hồi kế tiếp làm cho con bệnh đau đớn mãi đến ngày tận số mới tan. Vậy muốn chữa bệnh phải tìm bệnh căn, muốn dạy con khỏi hư dốt, phải xem hư dốt tại đâu.

Tổ tiên ta sống ở đất nước này đã mấy nghìn năm, sinh sản ra con cháu chỉ ngày một đông, thời tất không phải núi sông kia bạc đãi giống nòi Việt Nam. Khí thiêng của núi sông đã hun đúc ra giống nhà mình, thời mình tất có thể sống cùng núi sông ấy, hà tất phải cầu cạnh xứ sở nhà người. Mà dẫu có thật giang sơn nhà mình chẳng tốt đẹp bằng phong cảnh nhà người nữa, nhưng núi non kia là huyết hãn ông cha mình lai láng, thời dẫu có phải ta vì sống ở núi sông ấy mà chết nữa, ắt cũng can tâm. Ấy là ý muốn nói ta không nên bội bạc, đổ vạ cái hư hèn của ta cho sông núi, kẻo tội với trời đất, tổ tiên. Con cái ta sinh trưởng ở đất nước nhà, có chịu ảnh hưởng của núi sông, nhưng ảnh hưởng ấy quyết chỉ có lợi mà không có hại. Lợi là được nhờ ở đất nước mà sống để giữ lấy dòng dõi được lâu bền, lợi là được sống ở đất nước nhà để học lấy đạo làm con cháu giống Hồng Lạc.

Ta đã xét cái ảnh hưởng của núi sông và nhận rằng, cái ảnh hưởng ấy từ cổ chí kim không thay đổi và không có hại gì đến con trẻ nhà mình. Bây giờ thì phải xét đến xã hội ta và xem ảnh hưởng đến trẻ con thế nào. Xã hội ta đang phải lúc nhỡ nhàng, nhà cũ đổ nát, nhà mới chưa dựng. Văn minh cũ đã bỏ rồi, văn minh mới chưa học được. Gia đình ta cũng đang phải cái nỗi dở dang ấy. Trong tương lai hoàn cảnh có ảnh hưởng đến con trẻ, thì núi sông đất nước không có hại gì, còn xã hội và gia đình thời gây cho chúng nó một là tính đê hèn, mất cả tư cách làm người, hai là tính cô độc, bỏ cả nòi giống, phụ tổ tiên. Vậy thời nay ta dạy con phải trước hết trừ hết cái tệ ấy đi. Trừ tệ ấy có hai kế: Một là phải tuyệt cái độc ở ngoài, nghĩa là làm thế nào cho xã hội và gia đình không có ảnh hưởng đến trẻ con; hai là bồi bổ ở trong, tức là dạy dỗ khuyên răn cho đứa trẻ có ý khí, có đảm đang, biết đoàn thể, biết yêu nòi giống, biết trọng tổ tiên, biết thương nhân loại.

Ta đã xét rằng, xã hội và gia đình gây cho trẻ con cái tính đê hèn và cô độc, mất cả tư cách làm người, quên cả nòi giống tổ tiên, thành ra một hạng người nhỡ nhàng, trên không chằng, dưới không rễ, trước không nhớ đến ai sau không nghĩ đến ai, bo bo sướng một thân mình, ai khổ mặc ai, nếu được bữa rượu ngon thịt béo, thời họ hàng chúng bạn và cả đến danh giá của mình cũng bán rẻ mà mua.Vậy ta phải dạy con làm sao, một là cho nó biết tự trị, hai là cho nó biết đoàn thể, ấy là cái phương châm rất thích hợp cho chúng ta bây giờ. Kể cái cách dạy con cho đạt mục đích ấy thời nhiều, mỗi người mỗi cách, tùy cha mẹ, tùy con trẻ. Nhưng tôi thường nghĩ mấy cách sau đây: Một là cha mẹ phải thân với con để dạy con, thời mới trừ được mọi thói xấu ở trong tâm tính nó. Hai là chọn bạn cho nó gần, tìm chỗ cho nó chơi, để mở mang trí tuệ và tiêm nhiễm lấy tính đoàn thể.

Nhưng mà phàm muôn việc ở đời tuy đã hiểu được lẽ, định được việc song cũng phải có đủ tư cách để làm việc ấy thời mới thành công. Vậy hãy ngẫm xem ta có đủ tư cách ấy không?

Thế nào là có tư cách dạy con? Ta muốn bảo ai điều gì bất cứ trẻ con, người lớn, nếu chính ta có làm nổi việc ấy thời nói mới có người nghe. Ta muốn dạy con ta có đủ tính nết hay, thì ta cũng phải có đủ các tính nết hay ấy. Vậy tư cách dạy con là có đức tính hoàn toàn. Song ở đời mấy ai chắc mình có đủ đức tính hoàn toàn, thế ra không ai dạy nổi được con mình hay sao? Có đức tính hoàn toàn là cực điểm tư cách dạy con. Chúng ta dẫu chửa mấy người tới được cái cực điểm ấy, nhưng cũng có người gần, người xa. Càng gần cái cực điểm ấy bao nhiêu thì càng có tư cách dạy con bấy nhiêu. Càng xa cái cực điểm ấy bao nhiêu thì càng ít tư cách dạy con bấy nhiêu.  Vậy muốn giàu tư cách dạy con tất phải sửa mình. Ta sửa được mình bao nhiêu dạy con càng dễ bấy nhiêu. Lắm khi ta chẳng phải dạy mà cứ trông ta tự khắc nó theo. Bởi vì lời nói tuy có nghĩa nhưng việc làm lại còn nhiều nghĩa sâu hơn. Cho nên cha dạy con đừng đánh bạc, nhưng cứ bắt chước cha bài bạc cả ngày. Vả nếu sửa được mình thì chẳng những dạy được con, còn đến những việc khó nữa cũng làm dễ như chơi.

. Nguyễn Văn Học (Sưu tầm, giới thiệu)
Đôi điều suy nghĩ của một Phật tử về câu chuyện xung quanh ông Minh Tuệ
Đôi điều suy nghĩ của một Phật tử về câu chuyện xung quanh ông Minh Tuệ11

Là một Phật tử, theo dõi hành trình và xem gần hết các video trên mạng về ông Minh Tuệ, chúng tôi nhận thấy văn bản của Giáo hội Phật giáo Việt Nam có thể gây hiểu lầm.

Tác giả trẻ phủ sóng một cuộc thi Thơ Hay
Tác giả trẻ phủ sóng một cuộc thi Thơ Hay

Tác giả trẻ thuộc thế hệ 8X, 9X đã chiếm ưu thế tuyệt đối tại cuộc thi Thơ Hay vừa tổ chức trao giải thưởng vào sáng 16/5 tại TP.HCM.

Nhân hiện tượng Minh Tuệ: Đi tu để được gì?
Nhân hiện tượng Minh Tuệ: Đi tu để được gì?11

Hiện tượng ông Minh Tuệ một lần nữa nhắc cho ta biết rằng cũng như trong căn nhà đóng kín, chúng ta sẽ không thấy được gì, nhưng chỉ cần một tia sáng lọt vào, lập tức thấy bụi bặm nhảy múa đảo điên.

Thổn thức cùng sông Nghèn
Thổn thức cùng sông Nghèn

Quy luật muôn đời là các dòng sông đều chảy, nhưng khi thực hiện dự án 'ngọt hóa', thau chua rửa mặn thì sông Nghèn thành dòng sông duy nhất ở Việt Nam... không chảy.

Từ trường hợp Minh Tuệ: Y pháp bất y nhân
Từ trường hợp Minh Tuệ: Y pháp bất y nhân1

Câu ấy có nghĩa là [người tu phải] căn cứ vào giáo pháp (chân lý) chứ không được căn cứ vào cá nhân.

Tác phẩm hay trong sự tiếp nhận hiện nay như thế nào?
Tác phẩm hay trong sự tiếp nhận hiện nay như thế nào?

‘Tác phẩm hay trong sự tiếp nhận hiện nay’ là cuộc tọa đàm văn chương giữa các tác giả thuộc Hội Nhà văn TP.HCM và Hội Văn học nghệ thuật Phú Yên.

Bên dòng Kiến Giang huyền thoại
Bên dòng Kiến Giang huyền thoại6

Sự hiểu biết cùng cảm xúc rất đặc biệt của cô bé Hà Nội 12 tuổi về đất và người Lệ Thủy, Quảng Bình.

'Dân Ông Tạ' cất giữ một phần ký ức đô thị phương Nam
'Dân Ông Tạ' cất giữ một phần ký ức đô thị phương Nam

'Dân Ông Tạ' là cộng đồng người gốc Bắc di cư vào nam, được tác giả Cù Mai Công phản ánh trong bộ sách 'Sài Gòn một thuở - Dân Ông Tạ đó'.

Viết ngược từ theo sở thích làm méo mó ngôn ngữ Việt
Viết ngược từ theo sở thích làm méo mó ngôn ngữ Việt

Gần đây, trường hợp viết đảo ngược từ xuất hiện tràn lan và ngày một phát triển. Có cơ hội, có dịp là đảo ngược. Đảo lấy được. Nhà văn, nhà báo cũng đua nhau viết ngược từ.

Chùa Một Cột trên thành phố bị lãng quên Bandipur, Nepal
Chùa Một Cột trên thành phố bị lãng quên Bandipur, Nepal

Đi hành hương lần này, đoàn chúng tôi có 8 người. Đi một chuyến đi 'lịch sử đời người', vì sẽ đến những nơi chưa từng đến, những nơi mà để đến được, thì vô cùng khó khăn mới đến được, nhưng đã đến được thì quá xứng đáng để đi. Đến dãy Núi Tuyết Hy Mã Lạp Sơn, và thành phố cổ Bandipur...

Giá trị tiếng Việt kết nối cội nguồn người Việt khắp nơi
Giá trị tiếng Việt kết nối cội nguồn người Việt khắp nơi

Giá trị tiếng Việt trong tâm hồn người Việt, một lần nữa được nhắc nhớ qua chương trình đặc biệt kỷ niệm Giỗ tổ Hùng Vương trên Nông nghiệp Radio tối nay (18/4).

Giỗ Tổ nhớ 'Cảm tưởng của ta về Hội đền Hùng' của cụ Dương Bá Trạc
Giỗ Tổ nhớ 'Cảm tưởng của ta về Hội đền Hùng' của cụ Dương Bá Trạc

Nhà báo, nhà văn Dương Bá Trạc (1884-1944), hiệu Tuyết Huy, là anh trai của nhà giáo Dương Quảng Hàm. Cụ cùng các chiến sĩ đã sáng lập phong trào Đông Kinh nghĩa thục.