Một công trình nghiên cứu của các nhà khoa học Mexico chứng minh rằng Trái đất đã chính thức bước vào giai đoạn đầu của cuộc đại tuyệt chủng lần thứ 6.
Khí thải đang ở mức kỷ lục, trái đất nóng lên vì ô nhiễm môi trường. Nhiều “dấu hiệu cần sự sống” của trái đất mà các nhà khoa học đã đánh giá đang ở mức cảnh báo và khó lường về cuộc khủng hoảng khí hậu.
Nguyên nhân là do dân số gia tăng, cứ một ngày dân số lại tăng lên xấp xỉ 200.000 người trên thế giới. Số lượng đàn gia súc cũng tăng lên khoảng 170.000 con/ngày. Đây là nguyên nhân chính gây ra hiệu ứng phát thải khí nhà kính ngày càng nghiêm trọng trên trái đất.
Sự biến mất của dải băng kỷ lục lớn thứ hai trên thế giới ở Greenland chỉ sau dải băng ở Nam Cực đã nâng mức cảnh báo của các nhà khoa học về sự tồn vong của trái đất.
Năm 2024, khu vực Bắc Mỹ và Đông Nam Á phải đối mặt với những trận siêu bão khiến hàng trăm người thiệt mạng và mất tích. Nhiệt độ lập đỉnh tới 50 độ C tại Ấn Độ, khiến cho con số tử vong do nắng nóng ở quốc gia này tăng cao, tỷ lệ đói nghèo do hạn hán trở nên tồi tệ hơn.
Biến đổi khí hậu đã khiến cho hàng triệu người phải di dời khẩn cấp chỗ ở do thiên tai, động đất, bão lũ. Tình trạng tồi tệ này sẽ ngày càng gia tăng khi thảm họa khí hậu ngày càng diễn biến khó lường.
Ngày càng nhiều các nhà khoa học quan tâm tới câu hỏi về ngày tận thế. Ngay cả khi điều này có thể không xảy ra, thì biến đổi khí hậu vẫn có thể gây ra hàng triệu ca tử vong vào năm 2050. Chúng ta cần có hành động táo bạo để bảo vệ trái đất.
Một đánh giá khác được công bố trên tạp chí Bioscience về lượng carbon và khí metan trong không khi đang ở mức kỷ lục. Khí metan chủ yếu từ hiệu ứng nhà kính, gấp 80 lần so với carbon. Khí nhà kính phát thải trong suốt 20 năm qua từ các hoạt động của nhiên liệu hóa thạch, rác thải lộ thiên, gia súc và trồng lúa.
Trong năm 2023, sử dụng năng lượng mặt trời và điện gió đã tăng 15%. Mặc dù vậy, sử dụng năng lượng xanh còn khiêm tốn so với sử dụng nhiên liệu than đá, dầu, khí gas…
Các nhà khoa học mong muốn đưa ra các bằng chứng mang tính cảnh báo khẩn cấp để chính phủ các nước trên thế giới có những hành động cấp thiết bảo vệ trái đất, giảm thiểu rủi ro của thời tiết cực đoan.
Họ kêu gọi người dân giảm sử dụng nhiên liệu hóa thạch, giảm phát thải khí metan, cắt giảm thói quen tiêu dùng nhằm hạn chế rác thải khó phân huỷ, khuyến khích người dân tăng cường thực phẩm thực vật trong bữa ăn của mình nhằm giảm lượng tiêu thụ thịt hàng ngày.
Chính phủ các nước và các tổ chức phi chính phủ đang nỗ lực thực hiện các dự án giảng dạy, đào tạo nâng cao nhận thức và hành động bảo vệ trái đất trong tất cả các lĩnh vực, khuyến khích sử dụng năng lượng mặt trời, điện gió, hạn chế sử dụng nhiên liệu hóa thạch, canh tác nông nghiệp bền vững nhằm giảm phát thải khí nhà kính.
Hội nghị lần thứ 29 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (COP29) đã chính thức khai mạc ngày 11/11 tại Baku, Azerbaijan.
Mục tiêu chính của Hội nghị lần này là thống nhất về số tiền cần dành ra hằng năm để giúp các quốc gia đang phát triển ứng phó với các vấn đề liên quan đến khí hậu. Theo đó, các quốc gia được kỳ vọng sẽ thay thế cam kết dành 100 tỷ USD/năm lên mức 1 nghìn tỷ USD/năm cho các nước đang phát triển.
Trong bối cảnh tình trạng biến đổi khí hậu ngày càng diễn biến phức tạp, con số 100 tỷ USD cam kết vào năm 2009 được cho là đã không còn đủ để đáp ứng nhu cầu thực tế. Nếu được thông qua, mục tiêu mới mang tên "Mục tiêu định lượng chung mới về tài chính khí hậu" (NCQG) được thảo luận tại COP29 sẽ có hiệu lực từ năm 2025.