Hà Lan thành công nghiên cứu giống chuối kháng bệnh Panama

Hoa Lay Ơn - Thứ Tư, 13/11/2024 , 06:00 (GMT+7)

Các nhà khoa học lai tạo ra giống chuối Yelloway One có thể kháng lại dịch bệnh Panama được mệnh danh là ‘kẻ hủy diệt’ chuối hàng loạt.

Các nhà khoa học Hà Lan đã thành công nghiên cứu giống chuối kháng bệnh Panama và bệnh đốm lá. Ảnh: Chiquita.

Giống chuối lai kháng dịch bệnh, chống chịu biến đổi khí hậu

Các nhà nghiên cứu do công ty KeyGene của Wageningen (Hà Lan) đã phát triển thành công giống chuối có khả năng chống chịu hai dịch bệnh nguy hiểm nhất đối với chuối: bệnh nấm TR4 (hay còn gọi là bệnh héo rũ Panama) và bệnh đốm lá. Những bệnh này đã gây thiệt hại hàng trăm triệu USD mỗi năm cho ngành công nghiệp chuối tại các quốc gia xuất khẩu lớn.

Giống chuối mới mang tên Yelloway One là kết quả của ba năm nghiên cứu chuyên sâu về giống chuối lai kháng bệnh. Các cây chuối trong giai đoạn ra hoa và sắp đậu quả đang được theo dõi trong điều kiện nhà kính. Mô hình trồng thực địa đầu tiên sẽ được thử nghiệm tại Hà Lan.

Sau khi có kết quả, các nhà khoa học sẽ tiếp tục thử nghiệm giống chuối này tại các nhà kính ở Philippines và Indonesia. Đây là những khu vực bị ảnh hưởng nặng nề bởi bệnh nấm Panama và bệnh đốm lá. Việc đưa giống Yelloway One thương mại hóa sẽ mở ra kỳ vọng mới về một giống chuối kháng bệnh, giúp tăng thu nhập cho hàng triệu nông hộ nhỏ tại châu Phi, châu Á và Mỹ Latin.

Trọng tâm trong cải tiến của giống chuối Yelloway One là nền tảng lai tạo tiên tiến, giúp đẩy nhanh quá trình phát triển các giống chuối mới. Sự kết hợp giữa nền tảng truyền thống và kỹ thuật lai tạo hiện đại đã tạo ra nguồn DNA chất lượng, với sức đề kháng cao hơn, cho phép nhận diện nhanh các đặc tính mong muốn.

Đây là kỳ vọng của các nhà khoa học khi lai tạo giống chuối kháng bệnh Yelloway One đòi hỏi đáp ứng tiêu chuẩn cao nhất về chất lượng và sự bền vững.

Việc đưa giống Yelloway One thương mại hóa sẽ mở ra kỳ vọng mới về một giống chuối kháng bệnh. Ảnh: Chiquita.

Để ngành công nghiệp chuối phát triển bền vững 

Bằng việc đưa nhiều giống hơn vào canh tác, nông dân sẽ được trang bị tốt hơn để ứng phó với những thay đổi về biến đổi khí hậu và các bệnh mới.

Giáo sư Fernando García-Bastidas, nhà khoa học về bệnh lý thực vật tại Trung tâm Nghiên cứu Wageningen, nhận xét: “Giống chuối lai tạo mới này là một đột phá quan trọng, góp phần đa dạng hóa nguồn gen, tăng cường đa dạng sinh học và đánh dấu bước tiến lớn trong công nghệ di truyền hiện đại”.

Phát triển giống chuối mới là giải pháp mà ngành sản xuất chuối toàn cầu từ lâu đã mong đợi. Việc lai tạo các giống chuối kháng bệnh là thách thức lớn mà các nhà khoa học không ngừng theo đuổi trong nhiều năm qua. Giống chuối Yelloway, với sự bền vững và khả năng đa dạng sinh học, hiện là trọng tâm của ngành xuất khẩu chuối tại nhiều quốc gia.

Các giáo sư tại Đại học Wageningen nhấn mạnh rằng, sự phát triển của các giống chuối có khả năng chống chịu dịch bệnh sẽ không chỉ mang lại lợi nhuận “tỷ đô” cho các nước xuất khẩu chuối, mà còn giảm thiểu thiệt hại cho người trồng. Giống Yelloway One cùng các giống chuối lai khác trong tương lai sẽ ngày càng thích ứng tốt hơn với dịch bệnh, mở ra cơ hội phát triển kinh tế bền vững cho các hộ trồng chuối.

Hoa Lay Ơn
Tin khác
Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng đến ngành đánh bắt cá của Na Uy
Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng đến ngành đánh bắt cá của Na Uy

Đánh bắt cá là một trong những ngành kinh tế quan trọng của Na Uy. Ngành này đang bị ảnh hưởng không nhỏ bởi biến đổi khí hậu.

Phục tráng giống cây tiền sử liệu có phải lời giải cho biến đổi khí hậu?
Phục tráng giống cây tiền sử liệu có phải lời giải cho biến đổi khí hậu?

Một cuộc tranh cãi bất phân thắng bại đã thu hút giới học giả về lương thực của các bộ tộc ở Úc liệu có thể trở thành thực phẩm phù hợp trong tương lai.

Giới khoa học Mexico: Thế giới bước vào cuộc đại tuyệt chủng lần thứ 6
Giới khoa học Mexico: Thế giới bước vào cuộc đại tuyệt chủng lần thứ 6

Các nhà khoa học Mexico chứng minh rằng Trái đất đã chính thức bước vào giai đoạn đầu của cuộc đại tuyệt chủng; loài người có thể chấm dứt trong vòng 200 năm tới.

Trung Quốc có thể giúp đảm bảo an ninh lương thực toàn cầu
Trung Quốc có thể giúp đảm bảo an ninh lương thực toàn cầu

Bằng cách đầu tư vào nghiên cứu và đổi mới, Trung Quốc có thể hỗ trợ các quốc gia châu Phi phát triển nông nghiệp, góp phần đảm bảo an ninh lương thực toàn cầu.

Trung Quốc rút ngắn thời gian sinh trưởng cây nho bằng trí tuệ nhân tạo
Trung Quốc rút ngắn thời gian sinh trưởng cây nho bằng trí tuệ nhân tạo

Các nhà nghiên cứu tại Học viện Khoa học Nông nghiệp Trung Quốc đã sử dụng trí tuệ nhân tạo để rút ngắn thời gian sinh trưởng của cây nho.

Tỷ lệ bò sữa chết do cúm gia cầm ở California tăng đột biến
Tỷ lệ bò sữa chết do cúm gia cầm ở California tăng đột biến

Tỷ lệ bò bị nhiễm cúm gia cầm chết ở California (Hoa Kỳ) tăng mạnh so với các tiểu bang khác, khiến các công ty xử lý xác động vật quá tải khi thời tiết nắng nóng.

Chim và mèo là 'cảnh báo' cho sự xâm nhập của H5N1
Chim và mèo là 'cảnh báo' cho sự xâm nhập của H5N1

Cúm gia cầm quy mô lớn đã ảnh hưởng đến ít nhất 280 trang trại bò sữa ở 14 bang của Hoa Kỳ, đòi hỏi khả năng nhận biết và hành động sớm.

Biến chất thải nông nghiệp thành sinh khối giá trị - kinh nghiệm từ Đài Loan
Biến chất thải nông nghiệp thành sinh khối giá trị - kinh nghiệm từ Đài Loan

ĐBSCL Kinh nghiệm từ Đài Loan cho thấy, nhiều phương pháp hiệu quả trong việc tái chế chất thải nông nghiệp thành sản phẩm có giá trị, góp phần thúc đẩy kinh tế tuần hoàn.

Nông nghiệp Anh: Từ tiến bộ công nghệ đến chiến lược xuất khẩu mới
Nông nghiệp Anh: Từ tiến bộ công nghệ đến chiến lược xuất khẩu mới

Bài viết điểm qua những bước tiến của nông nghiệp Vương quốc Anh trong 20 năm qua và các chính sách nhằm tái phát triển, nâng cao vị thế của ngành nông nghiệp Anh.

Hàn Quốc: Ngân sách trả 40% lương để thu hút lao động nông nghiệp
Hàn Quốc: Ngân sách trả 40% lương để thu hút lao động nông nghiệp

Thuộc nhóm những chính sách hay của tỉnh Chungcheongbuk để duy trì vị trí tỉnh dẫn đầu tăng trưởng của Hàn Quốc là duy trì tăng dân số, đãi ngộ tốt người lao động.

Cây trồng áp dụng công nghệ sinh học giúp Việt Nam thích ứng tốt hơn với biến đổi khí hậu
Cây trồng áp dụng công nghệ sinh học giúp Việt Nam thích ứng tốt hơn với biến đổi khí hậu

Việt Nam nên tiếp tục có đánh giá tổng thể về hành lang pháp lý, cũng như các giống mới xuất hiện để có một cách tiếp cận mới, phù hợp với yêu cầu hiện tại.