Nông sản xuất khẩu 2024

Hạt tiêu trên đường quay trở lại nhóm ngành hàng tỷ đô

Sơn Trang - Thứ Năm, 18/07/2024 , 15:15 (GMT+7)

Sau nhiều năm rời khỏi nhóm hàng có kim ngạch xuất khẩu từ 1 tỷ USD trở lên, hạt tiêu Việt Nam đang trên đường quay trở lại nhóm hàng này.

Hạt tiêu mới thu hoạch. Ảnh: Sơn Trang.

Xuất khẩu hạt tiêu Việt Nam đang chứng kiến sự tăng trưởng rất ấn tượng về kim ngạch trong nửa đầu năm nay. Theo Hiệp hội Hồ tiêu và Cây gia vị Việt Nam (VPSA), tính đến hết tháng 6/2024, Việt Nam đã xuất khẩu được gần 143 nghìn tấn hạt tiêu các loại, trong đó tiêu đen đạt 126 nghìn tấn, tiêu trắng đạt gần 17 nghìn tấn.

So với cùng kỳ năm ngoái, lượng hạt tiêu xuất khẩu trong 6 tháng qua giảm 6,8%, tuy nhiên nhờ giá xuất khẩu tăng cao nên kim ngạch xuất khẩu lại tăng 30,5% và đạt 634 triệu USD (tiêu đen đạt 540 triệu USD, tiêu trắng đạt 94 triệu USD).

Trong 6 tháng đầu năm, giá bình quân hạt tiêu đen xuất khẩu đạt 4.365 USD/tấn, tiêu trắng đạt 5.983 USD/tấn, tăng lần lượt 922 USD/tấn đối với tiêu đen và 1.028 USD/tấn đối với tiêu trắng so với 6 tháng năm 2023.

Ở thị trường trong nước, giá hạt tiêu vẫn đang đứng ở mức cao. Ông Đào Văn Lành, nông dân trồng tiêu ở xã Xuân Thọ, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai, cho biết, có thời điểm, giá tiêu ở đây đã lên tới 180 nghìn đồng/kg, là mức giá đã nhiều năm rồi mới xuất hiện. Sau đó, giá tiêu giảm xuống nhưng vẫn ở mức cao. Những ngày đầu tháng 7, giá tiêu tại Xuân Lộc đang ở mức trên 150 nghìn đồng/kg, cao gấp đôi so với năm 2023. Nhờ giá hạt tiêu tăng mạnh và mạnh dạn trữ tiêu lại chờ giá cao mới bán, trong vụ 2023-2024, gia đình ông Lành đã thu được lợi nhuận lớn từ cây tiêu.

Giá hạt tiêu đã mức cao nhất trong vòng 8 năm qua. Ảnh: Sơn Trang.

Ông Hoàng Phước Bính, Phó Chủ tịch Hiệp hội Hồ tiêu Chư Sê (Gia Lai), cũng xác nhận, trong niên vụ 2023 - 2024, giá hạt tiêu giao dịch trên thị trường nội địa lúc cao nhất là 180 nghìn đồng/kg. Thậm chí có nơi giá từng lên mức 200 nghìn đến 2010 nghìn đồng/kg nhưng chỉ xảy ra trong thời gian rất ngắn (khoảng 1 ngày) do lúc ấy có những doanh nghiệp cần mua gấp hạt tiêu cho đơn hàng xuất khẩu.

Hiện tại, giá hạt tiêu đang trong tình trạng “rung lắc” tức là lúc lên, lúc xuống, nhưng nhìn chung là trong xu thế sẽ tiếp tục tăng lên. Ông Bính cho biết, nguyên nhân chính là nguồn cung hạt tiêu ở Việt Nam hiện đã cạn do sản lượng vụ 2023 - 2024 giảm khá nhiều so với niên vụ trước.

Theo ông Bính, không chỉ năm nay, giá hạt tiêu sẽ còn tiếp tục ở mức cao trong nhiều năm tới, bởi mỗi chu kỳ tăng giá thường kéo dài trong khoảng 10 năm. Trước hết, dù giá hạt tiêu đang cao, nhưng khả năng phục hồi diện tích cũng như sản lượng hồ tiêu là không lớn. Bởi nông dân trồng tiêu hiện nay đã thấm bài học từ chu kỳ tăng giá trước đây.

Gần 10 năm trước, giá hạt tiêu tăng cao kỷ lục, tới trên 200 nghìn đồng/kg, đã khiến cho nông dân ở nhiều tỉnh ồ ạt mở rộng diện tích trồng tiêu, kể cả ở những nơi không phù hợp với loại cây này. Hậu quả là do diện tích, sản lượng tăng mạnh, cung vượt cầu, dẫn tới giá tiêu liên tục giảm, có thời đểm xuống dưới giá thành, khiến cho nhiều nông dân thua lỗ nặng nề, thu hẹp đáng kể diện tích hoặc chuyển sang cây trồng khác, đi làm việc khác.

Sầu riêng, cà phê… đang có tiếp tục có giá bán cao, lợi nhuận hấp dẫn, cũng làm hạn chế khả năng mở rộng diện tích trồng tiêu, bởi những loại cây này đang cạnh tranh trực tiếp với cây hồ tiêu ở Tây Nguyên. Lao động nông nghiệp ngày càng khan hiếm, nông dân khó vay vốn ngân hàng để đầu tư cho cây hồ tiêu, cũng là những nguyên nhân quan trọng khiến cho diện tích hồ tiêu khó tăng trở lại trong thời gian tới, dù giá tiêu đang rất tốt.

Dù giá đang cao, diện tích trồng hồ tiêu vẫn khó tăng trở lại. Ảnh: Sơn Trang.

Chính vì vậy, dù giá đang ở mức cao nhưng đến thời điểm này chưa ghi nhận tình trạng diện tích hồ tiêu tăng nóng trở lại ở các tỉnh Tây Nguyên và Đông Nam bộ. Thay vào đó, những nông dân vẫn còn gắn bó với cây tiêu đang đầu tư chăm sóc để phục hồi năng suất, sản lượng, chất lượng cho vườn tiêu hiện có.

Không chỉ Việt Nam, nguồn cung hạt tiêu cũng đang bị hạn chế trên toàn cầu do ảnh hưởng của El Nino. Về dài hạn trong 3 - 5 năm tới, lượng tiêu sản xuất ra chưa thể đáp ứng được cho nhu cầu tiêu dùng của thế giới.

Với đà tăng trưởng cao trong 6 tháng đầu năm, cộng với giá xuất khẩu đang tiếp tục ở mức cao do cung thấp hơn cầu, nhiều khả năng xuất khẩu hạt tiêu Việt Nam trong cả năm nay sẽ đạt trên 1 tỷ USD, qua đó đưa ngành hàng hồ tiêu trở lại nhóm ngành hàng tỷ đô kể từ năm 2017.

Sơn Trang
Tin khác
Biến phế phẩm từ quả điều thành đặc sản chay xuất khẩu
Biến phế phẩm từ quả điều thành đặc sản chay xuất khẩu

Tây Ninh Với phương châm đưa thực phẩm chay ra thế giới, Công ty Vương Ngọc Vegan đã biến những quả điều, loại quả được xem như phế phẩm trong nông nghiệp, thành nước mắm chay hảo hạng.

Biến rác hữu cơ thành phân hữu cơ quy mô nông hộ
Biến rác hữu cơ thành phân hữu cơ quy mô nông hộ

Theo các chuyên gia, nếu biết tận dụng lượng chất thải hữu cơ trong sinh hoạt biến thành phân bón hữu cơ sẽ mang lại hiệu quả kinh tế và môi trường cho nhiều nông hộ.

Lợi nhuận ‘khủng’, giảm ô nhiễm nhờ đệm lót sinh học
Lợi nhuận ‘khủng’, giảm ô nhiễm nhờ đệm lót sinh học

Bà Rịa - Vũng Tàu Nhờ làm phân hữu cơ từ đệm lót sinh học, Công ty Trang Linh đang chứng minh được hiệu quả kinh tế và sự đúng đắn trong triết lý nông nghiệp tuần hoàn.

Từ phụ phẩm dừa thành hàng xuất khẩu triệu đô
Từ phụ phẩm dừa thành hàng xuất khẩu triệu đô

Than dừa được làm chủ yếu từ gáo dừa - một phụ phẩm của ngành dừa. Xuất khẩu than dừa nói chung đang ngày càng tăng, mang nhiều ngoại tệ về cho đất nước.

Xơ mướp thành hàng xuất khẩu cao cấp đạt chuẩn OCOP 3 - 4 sao
Xơ mướp thành hàng xuất khẩu cao cấp đạt chuẩn OCOP 3 - 4 sao

Từ xơ mướp, những bạn trẻ Đồng Tháp đã sáng tạo thành những sản phẩm có tính ứng dụng cao, được thị trường đón nhận, đã xuất khẩu đi nhiều nước như Nhật, Hàn, Mỹ, EU...

Bã sắn cứu cánh ngành chế biến tinh bột
Bã sắn cứu cánh ngành chế biến tinh bột

Từ một phế phẩm tưởng chừng vô giá trị, bã sắn tại Tây Ninh đã trở thành nguồn thu quan trọng cho các doanh nghiệp chế biến tinh bột.

Tri thức hóa nông dân là quá trình liên tục
Tri thức hóa nông dân là quá trình liên tục

Ngày nay, sản xuất không chỉ dựa vào kinh nghiệm, từ những mô hình thành công ở địa phương cho thấy tri thức hóa nông dân đang là nhiệm vụ hàng đầu.

Tri thức hóa nông dân cần sự kiên trì và đầu tư đúng mức
Tri thức hóa nông dân cần sự kiên trì và đầu tư đúng mức

ĐBSCL Việc tham gia của nông dân vào các tổ chức kinh tế tập thể còn thấp và công tác đào tạo chưa đồng đều khiến hành trình tri thức hóa nông dân gặp khó khăn.

Đồng Tháp có hơn 42.000 nông dân chuyên nghiệp
Đồng Tháp có hơn 42.000 nông dân chuyên nghiệp

Từ ý tưởng thi đua ‘Người nông dân chuyên nghiệp’, nông dân Đồng Tháp từng bước thay đổi tư duy sản xuất, khẳng định vai trò trong xây dựng nền kinh tế nông nghiệp.

Hơn 250 doanh nghiệp tham gia Ngày Doanh nghiệp Việt Nam - Nhật Bản
Hơn 250 doanh nghiệp tham gia Ngày Doanh nghiệp Việt Nam - Nhật Bản

Chuỗi sự kiện Ngày Doanh nghiệp Việt Nam tại Nhật Bản 2024 với slogan 'Chung tầm nhìn, chia sẻ thành công' đã diễn ra thành công tốt đẹp tại Thủ đô Tokyo, Nhật Bản.

Giới thiệu nông lâm sản chủ lực tỉnh Hòa Bình
Giới thiệu nông lâm sản chủ lực tỉnh Hòa Bình

Tiềm năng sản xuất, chế biến các mặt hàng nông, lâm thủy sản chủ lực của tỉnh Hòa Bình phục vụ thị trường trong nước và đáp ứng xuất khẩu.

Du lịch đã trở thành nguồn thu nhập chính của Thuận Tân Hội Quán
Du lịch đã trở thành nguồn thu nhập chính của Thuận Tân Hội Quán

Bên cạnh sản xuất nông nghiệp, Thuận Tân Hội Quán còn thành lập điểm du lịch nông nghiệp, tổ chức các hoạt động cho du khách tham quan, trải nghiệm cuộc sống vùng sông nước.