Hồ Anh Thái: Đời biết mấy chuyến xe [Kỳ 5]

Hồ Anh Thái - Thứ Sáu, 28/10/2022 , 08:05 (GMT+7)

Câu chuyện được trích ở đây tập trung kể về cuộc đời một anh lái xe đào hoa, một chiến sĩ Trường Sơn. Đó là số phận một cá nhân song hành với đất nước.

ho-anh-thai

“Những đứa con rải rác trên đường” là một trong những tiểu thuyết đặc sắc của nhà văn Hồ Anh Thái, hợp thành bởi ba truyện dài. Phần truyện trích ở đây tập trung kể về cuộc đời một anh lái xe đào hoa, một chiến sĩ Trường Sơn, sau chiến tranh anh đi qua thời ngăn sông cấm chợ, rồi đến thời đổi mới, thời kinh tế thị trường… Đó là số phận một cá nhân song hành với đất nước.

Chuyên mục Tiếng Việt - Văn Việt - Người Việt xin giới thiệu cùng bạn đọc.

Từ phục vụ quân đội ở miền Nam, anh chuyển ra dân sự ở miền Trung. Sau này chuyển dần ra Bắc, rồi trở về Hà Nội. Vẫn trung thành với nghề tài xế. Cái sự thuyên chuyển ấy cũng chỉ trong vòng hơn mười năm bao cấp sau chiến tranh. Đoạn đường miền Trung anh đi nhẵn, đánh bóng mặt đường. Trên từng cây số.

Bài liên quan

Trên từng cây số là một bộ phim truyền hình li kỳ của Bungari thời ấy bà con ta chờ đón trên chiếc máy thu hình đen trắng. Trên từng cây số trở thành một thành ngữ cửa miệng. Tất nhiên nghề của anh là trên từng cây số. Một ông lão đứng bên đường vẫy xe. Bỏ qua. Hai anh công nhân đứng bên đường vẫy xe. Bỏ qua.

Một cô đứng bên đường vẫy xe. Xem nào, em này có vẻ phốp pháp còn ngon. Không bỏ qua. Dừng. Anh cho em về thành phố với anh ơi. Cô xách hai cái túi du lịch. Cô huỳnh huỵch nâng từng cái túi bằng cả hai tay lên quá đầu, bỏ lên thùng xe phía sau. Gì mà nặng thế em. Nói thiệt với anh, hai cái túi này là cả cơ cả nghiệp nhà em, anh cho đi nhờ em không dám quên ơn. Hai cái túi ném vào thùng xe lách cách lạch cạch. Đồ kim loại.

Người đàn bà trèo lên ngồi cùng anh trong buồng lái. Đi. Sợi phíp thì đi ka ki ở lại. Cánh lái xe đường dài có câu ấy. Đàn ông thường mặc quần ka ki. Đàn bà thường mặc quần sợi phíp, loại vải bóng nhẫy như xa tanh, mỏng hơn xa tanh nhưng dày thô hơn lụa, thường là màu đen. Sợi phíp mà vẫy thì anh dừng xe cho lên. Đi đường xa tán tỉnh được đỡ buồn ngủ, có khi may mắn còn sờ soạng được chút ít, có khi may mắn hơn nữa thì dừng chỗ vắng, giằn được em ra trong buồng lái hoặc ra thùng xe phía sau.

Có lần anh dừng xe cho một sợi phíp thật là non thật là ngon, anh cho em về làng Yêm năm chục cây thôi anh ơi. Anh nhẩm trong đầu năm chục cây số trước mặt không biết có chỗ nào để mà dừng xem cái em này ngon lành thế nào. À có, có một đoạn vắng, có thể đánh xe tạt vào bên đường, cạnh một vườn nhãn. Đang nghĩ thế thì em kia chạy vào bụi rậm bên đường, chắc lại lôi ra một bao tải hàng giấu trong ấy. Té ra chẳng có bao tải nào. Con bé lôi ra một ông già như là ông nội. Mà ông nội thật.

Con bé tinh quái. Nó mà đứng bên đường vẫy xe cùng ông nội, dám chắc không có anh xe nào dừng. Gái non mà có ông già ngồi kèm bên cạnh thì làm ăn gì. Anh bảo, cabin không đủ chỗ cho hai người đâu. Thôi, anh làm ơn làm phúc, anh cho ông em ngồi trên buồng lái, em ra ngồi sau thùng hàng vậy. Định đuổi cả hai ông cháu đi, nhưng bỗng nhiên lòng hào hiệp nổi lên, anh cho cả hai người lên cùng ngồi ép trong buồng lái.

Bây giờ thì cô sợi phíp phốp pháp một mình ngồi với anh. Anh xe cảm thấy hôm nay ngon ăn rồi. Anh huýt sáo, từ ngày hôm nay chỉ còn những tiếng ca. Mấy năm sau giải phóng, đài đóm văn công ở đâu cũng thấy hát những bài như vậy. Chưa có bao giờ đẹp như hôm nay. Lại hát ra rả như vậy.

Cô sợi phíp nghe anh huýt sáo thì cười khúc khích. Từ ngày hôm nay chỉ còn những tiếng ca. Chỉ có ca hát mà không được làm ăn thì biết sống sao đây anh ơi. Em ơi sao giọng bi thương vậy. Anh ơi, em không ăn cắp ăn trộm không làm điếm, em chỉ muốn làm ăn ngay thẳng, nhưng mà ngăn sông cấm chợ thế này em mang hàng đi đâu bán cũng bị bắt bị thộp, em sống làm sao.

Cô kể mang được bao gạo của nhà đi bán, lên xe khách, phải giấu dưới ghế ngồi mà giữa đường vẫn bị chặn lại. Công an với phòng thuế lên xe bắt được bao gạo như bắt trúng đồ ăn cắp. Họ bảo cô ký vào biên bản vi phạm chính sách lương thực. Lương thực làm ra phải nộp đủ thuế cho nhà nước, kể cả đã nộp đủ rồi, lương thực đem đi bán là tiếp tay cho gian thương, là phát triển tư bản chủ nghĩa.

Có lần cô mang một lồng gà mười hai con lên chợ tỉnh, giữa đường xe lại bị chặn. Lại bị bắt. Xin xỏ mãi, người ta mới đồng ý ghi vào biên bản bắt mười con, trừ lại cho hai con đi bán lấy tiền nuôi cha mẹ được hai ngày. Lại dạy rằng buôn bán là mầm mống tư bản. Thực phẩm làm ra có thừa thì đem nuôi dân trong làng trong xã, việc gì phải mang đi đâu xa, bán với lại chả buôn.

Chẳng cần nghe cô sợi phíp than vãn. Anh ngày ngày trên từng cây số, anh lại chẳng hiểu quá đi. Xe anh ngày nào mà không bị chặn lại bị lục soát. Người ta vẫn nghi lái xe dùng xe tải chở hàng nhà nước nhưng tranh thủ chở thêm hàng lậu. Hàng lậu tức là hàng tư nhân. Tức là như bao gạo của cô nọ, con gà của cô kia. Có khi bị phát hiện, anh cũng phải vứt hàng lại cho họ, hoặc là biếu xén cho họ một phần, hoặc là đưa cho họ mấy đồng. Không thế, gặp phải tay công an phòng thuế rắn, nó làm biên bản, nó gửi về cơ quan thì anh mất nghiệp.    

Anh xe bắt đầu nhẩm tính. Quãng đường phía trước chỗ xuống đèo có một cái lối rẽ vào đường lánh nạn. Xe xuống dốc mất phanh, không sao dừng được nữa thì cứ phi tiếp cho đến khi gặp chỗ lánh nạn ấy thì ngoặt vào. Một đoạn mấy chục mét dốc lên cao đủ để triệt tiêu vận tốc cho cái xe. Anh nghĩ mình sẽ ngoặt vào đấy, làm như xe hỏng phanh. Chỉ một lúc là xong việc với cô nàng này.

Anh bắt đầu đưa tay phải sang đặt lên vai cô sợi phíp. Từ vai rồi sẽ đưa dần xuống dưới. Chạm ngực chạm eo chạm bụng chạm thêm một số thứ trước khi làm cho cô nóng lên. Lúc đến được chỗ có thể ngoặt xe vào thì cô đã nóng lên toàn phần đầy đủ bao quát.

Đang lâng lâng nghĩ thế, tay anh trượt xuống ngực cô thì giật thót. Ở cái chỗ căng phồng lên đáng lẽ mềm mại thì nó cứng như sắt. Giấu cái gì trong ấy vậy. Cô mỉm cười. Đồ buôn bán thôi anh ơi. Anh bài ngửa chuyện vú vê. Cô bài ngửa chuyện buôn bán. Ai cũng biết ai, chẳng việc gì phải tránh né nói dối. Thôi thì chẳng ngực thì tay anh vuốt xuống bụng cô. Lại cứng như sắt, lại lổn nhổn như mắt xích. Gì vậy. Anh lại cuống lên. Không phải anh sợ hàng lậu đồ quốc cấm. Anh cà cuống vì sờ đến như thế mà không chạm được vào chỗ nào có thịt có da.

Cô sợi phíp lại vẫn chỉ mỉm cười. Cái cười thông cảm hơn là giễu cợt. Thôi thì không vờn vã xa xôi nữa, anh quyết định đánh vào sào huyệt. Anh đưa hẳn tay xuống dưới, như chiến thuật đánh địch luồn rộng thọc sâu. Lại gì thế này. Lại vẫn là sắt. Khủng khiếp chưa. Khắp người cô toàn là sắt, nó không kêu lách cách lục cục như hai cái túi cô bỏ phía sau thùng xe, nó lạnh tanh nhưng bây giờ cứ thử lấy gậy quật vào người cô mà xem. Sẽ như đánh vào cái áo giáp sắt.

Thời chiến, nhiều lần anh đã phải mặc áo giáp sát nặng bảy cân, đầu đội mũ sắt nữa. Cứ thế mà ngồi trong buồng lái phóng xe hết tốc lực, phóng thi với thằng máy bay trên trời đuổi theo bắn rốc két. Bây giờ thời bình, ai bắn ai đâm ai chém mà mặc áo giáp. Không phải áo giáp, đến thế thì anh đoán ra rồi.

Không một thân thể sợi phíp nào qua được mắt anh. Không một món hàng nào mà anh không tia ra. Chắc chắn trong người cô là một đống xích líp xe đạp. Trên hai bầu vú là hai cái líp tròn, răng cưa tua tủa, cô úp chụp nó vào bầu vú, cho cái ti chìa ra ở giữa rồi đeo xu chiêng vào để giữ cho líp không rơi. Ngay bên dưới khuôn ngực, cô quấn mấy cái xích xe đạp, quấn tròn quanh người, vẫn còn trừ lại phần bụng để có thể gập người khi đứng ngồi đi lại.

Bắt đầu từ cái gấu quần xi líp, cô lại quấn đầy xích xe đạp cho xuống đến tận đầu gối. Thảo nào mà trong cái ống quần sợi phíp lùng nhùng vẫn thấy hằn lên hai bắp đùi như hai cái cột đình. Đang ngon đang lành, tưởng là trơn lông mượt da, nào ngờ toàn sắt thép lách ca lách cách.

Bất đồ ở chỗ xuống đèo, hai anh phòng thuế lao ra chặn xe. Hai anh nấp sau gốc cây bên đường nãy giờ chưa bắt được xe nào. Em đây em đây, cô sợi phíp mau mắn thò đầu ra khỏi cửa xe, nhìn xuống tươi cười. Cô lần lưng quần lấy ra mấy tờ giấy bạc cuộn tròn chìa cho hai anh bảo để hai anh uống cà phê. Mọi bận vẫn thế mà. Cứ thế cho nhanh, tiền cà phê.

Nhưng một anh bảo, cà phê gì, đang phê đây, em xuống đây ngay. Hiểu rồi, cô đành trèo xuống, nặng nhọc như bà bầu bảy tháng. Bàn bạc với hai tay kia một lát, cô quay lại bảo anh xe, chúng nó đòi, không cho cũng chết, em thì mất hàng, anh thì liên lụy. Thôi thì anh làm phúc cho trót, anh chờ em ở đây. (Còn tiếp)

Hồ Anh Thái
Đôi điều suy nghĩ của một Phật tử về câu chuyện xung quanh ông Minh Tuệ
Đôi điều suy nghĩ của một Phật tử về câu chuyện xung quanh ông Minh Tuệ10

Là một Phật tử, theo dõi hành trình và xem gần hết các video trên mạng về ông Minh Tuệ, chúng tôi nhận thấy văn bản của Giáo hội Phật giáo Việt Nam có thể gây hiểu lầm.

Tác giả trẻ phủ sóng một cuộc thi Thơ Hay
Tác giả trẻ phủ sóng một cuộc thi Thơ Hay

Tác giả trẻ thuộc thế hệ 8X, 9X đã chiếm ưu thế tuyệt đối tại cuộc thi Thơ Hay vừa tổ chức trao giải thưởng vào sáng 16/5 tại TP.HCM.

Nhân hiện tượng Minh Tuệ: Đi tu để được gì?
Nhân hiện tượng Minh Tuệ: Đi tu để được gì?11

Hiện tượng ông Minh Tuệ một lần nữa nhắc cho ta biết rằng cũng như trong căn nhà đóng kín, chúng ta sẽ không thấy được gì, nhưng chỉ cần một tia sáng lọt vào, lập tức thấy bụi bặm nhảy múa đảo điên.

Thổn thức cùng sông Nghèn
Thổn thức cùng sông Nghèn

Quy luật muôn đời là các dòng sông đều chảy, nhưng khi thực hiện dự án 'ngọt hóa', thau chua rửa mặn thì sông Nghèn thành dòng sông duy nhất ở Việt Nam... không chảy.

Từ trường hợp Minh Tuệ: Y pháp bất y nhân
Từ trường hợp Minh Tuệ: Y pháp bất y nhân1

Câu ấy có nghĩa là [người tu phải] căn cứ vào giáo pháp (chân lý) chứ không được căn cứ vào cá nhân.

Tác phẩm hay trong sự tiếp nhận hiện nay như thế nào?
Tác phẩm hay trong sự tiếp nhận hiện nay như thế nào?

‘Tác phẩm hay trong sự tiếp nhận hiện nay’ là cuộc tọa đàm văn chương giữa các tác giả thuộc Hội Nhà văn TP.HCM và Hội Văn học nghệ thuật Phú Yên.

Bên dòng Kiến Giang huyền thoại
Bên dòng Kiến Giang huyền thoại6

Sự hiểu biết cùng cảm xúc rất đặc biệt của cô bé Hà Nội 12 tuổi về đất và người Lệ Thủy, Quảng Bình.

'Dân Ông Tạ' cất giữ một phần ký ức đô thị phương Nam
'Dân Ông Tạ' cất giữ một phần ký ức đô thị phương Nam

'Dân Ông Tạ' là cộng đồng người gốc Bắc di cư vào nam, được tác giả Cù Mai Công phản ánh trong bộ sách 'Sài Gòn một thuở - Dân Ông Tạ đó'.

Viết ngược từ theo sở thích làm méo mó ngôn ngữ Việt
Viết ngược từ theo sở thích làm méo mó ngôn ngữ Việt

Gần đây, trường hợp viết đảo ngược từ xuất hiện tràn lan và ngày một phát triển. Có cơ hội, có dịp là đảo ngược. Đảo lấy được. Nhà văn, nhà báo cũng đua nhau viết ngược từ.

Chùa Một Cột trên thành phố bị lãng quên Bandipur, Nepal
Chùa Một Cột trên thành phố bị lãng quên Bandipur, Nepal

Đi hành hương lần này, đoàn chúng tôi có 8 người. Đi một chuyến đi 'lịch sử đời người', vì sẽ đến những nơi chưa từng đến, những nơi mà để đến được, thì vô cùng khó khăn mới đến được, nhưng đã đến được thì quá xứng đáng để đi. Đến dãy Núi Tuyết Hy Mã Lạp Sơn, và thành phố cổ Bandipur...

Giá trị tiếng Việt kết nối cội nguồn người Việt khắp nơi
Giá trị tiếng Việt kết nối cội nguồn người Việt khắp nơi

Giá trị tiếng Việt trong tâm hồn người Việt, một lần nữa được nhắc nhớ qua chương trình đặc biệt kỷ niệm Giỗ tổ Hùng Vương trên Nông nghiệp Radio tối nay (18/4).

Giỗ Tổ nhớ 'Cảm tưởng của ta về Hội đền Hùng' của cụ Dương Bá Trạc
Giỗ Tổ nhớ 'Cảm tưởng của ta về Hội đền Hùng' của cụ Dương Bá Trạc

Nhà báo, nhà văn Dương Bá Trạc (1884-1944), hiệu Tuyết Huy, là anh trai của nhà giáo Dương Quảng Hàm. Cụ cùng các chiến sĩ đã sáng lập phong trào Đông Kinh nghĩa thục.