Hoàng Tuấn Công: Về một số câu tục ngữ 'chưa rõ nghĩa' [Kỳ 5]

. - Thứ Bảy, 06/08/2022 , 14:19 (GMT+7)

Vẫn tiếp những câu tục ngữ mà Nguyễn Đức Dương chưa giải thích (được), chúng tôi đưa ra ở đây các ý kiến nhằm làm rõ nghĩa hơn để gửi tới bạn đọc.

Nhà nghiên cứu Hoàng Tuấn Công nói gì về từ điển tục ngữ việt của Nguyễn Đức Dương

Muốn giàu đi nuôi tằm; muốn nằm [?] đi kiện. Chưa rõ nghĩa”.

Dân gian có câu Vô phúc đáo tụng đình, tụng đình rình vô phúc; Quan thấy kiện như kiến thấy mỡ; Nhất tự đáo công môn, thiên ngưu khiên bất xuất... Đã lâm vào chuyện kiện tụng, thì dù là nguyên đơn hay bị đơn đều khổ. Đâm lao phải theo lao, đêm ngày chầu chực lo hầu kiện. “Nằm” ở đây chính nghĩa là ăn chực nằm chờ. Muốn khổ sở ăn chực nằm chờ thì hãy đi kiện, còn muốn giàu có thì hãy lo làm ăn, không nên sa vào chuyện kiện tụng.

Ông sư có ngãi; bà vãi có nghì[?] Chưa rõ nghĩa”.

Ngãi” đây là nghĩa, như Tham vàng bỏ ngãi, Ai khiến rời chút ngãi tào khang (CD). “Nghì” cũng có nghĩa là nghĩa. Việt Nam tự điển (Hội Khai trí Tiến đức) giảng: “nghì • Nghĩa, nói về tình - nghĩa thủy chung với nhau <> Ăn ở có nhân, có nghì. Văn - liệu: Đàn ông không râu bất nghì, Đàn bà không vú lấy gì nuôi con. Trai mà chi, gái mà chi, Sinh ra có ngãi có nghì thì hơn (C-d). Làm thân trâu ngựa đền nghì trúc mai (K). Đem lòng khuyển mã đền nghì bể sông (Nh-đ-m)”. 

Ông sư có ngãi; bà vãi có nghì” ý nói: hai bên đều có lòng nhân nghĩa, ai cũng như ai.

Qua chợ còn tiền vô duyên khỏi nhẵn má Chưa rõ nghĩa”.

Qua chợ còn tiền” có nghĩa tuy lỡ chợ, mất một phiên chợ, nhưng có cái hay là “còn tiền” (vì không phải mua bán gì); “vô duyên khỏi nhẵn má” ý chỉ vô duyên, không có người để ý, cũng có cái hay là khỏe người, khỏi bị trêu ghẹo. Tương tự câu Khéo làm tôi vụng, vụng chẳng làm tôi ai: kẻ khôn khéo thành ra phải phục vụ kẻ vụng về; kẻ vụng hóa ra lại nhàn hạ vì không phải làm thay cho ai; tục ngữ Hán Xảo giả đa lao, chuyết giả nhàn – 巧者多勞, 拙者閑: Người khéo phải làm vất vả, người vụng lại được nhàn nhã. Ấy là dân gian chỉ ra trong cái dở có cái hay; trong cái hay có cái dở; trong sự rủi ro có phần may mắn.

Quần trứng sáo; áo hoa hiên Chưa rõ nghĩa”.

Câu này ý chỉ người ăn mặc sang trọng, quần áo đều là lụa là gấm vóc.

“Trứng sáo” là màu xanh nhạt, tựa như màu vỏ trứng chim sáo, trông rất nhã nhặn, dễ chịu (Mừng chàng quần áo mọi màu/ Quần hồ lơ trứng sáo, áo trắng phau cánh cò – Ca dao); “hoa hiên” là màu giống cánh hoa hiên, sắc phớt đỏ ngả vàng ấm áp.

Quần trứng sáo, áo hoa hiên”, là dị bản của “Lọng máu cáo, áo hoa hiên”, mà chính Nguyễn Đức Dương đã thu thập và giải thích là: “Lọng thì phải ửng lên màu đỏ của tiết cáo; áo thì phải ửng lên sắc vàng đỏ của cánh hoa cây hiên mới đáng được coi là bậc vương giả đích thực”.

Quần trứng sáo, áo hoa hiên, Lọng máu cáo, áo hoa hiên, hay Lọng tía võng đào đều chỉ kẻ quyền quý, có đời sống vương giả, thể hiện qua trang phục, ăn mặc: Làm nên quan thấp quan cao/Làm nên lọng tía võng đào nghênh ngang (Cd).

Vay nên ơn; trả nên nghĩa Chưa rõ nghĩa”.

Khi vay mượn của ai, thì mình đã mang ơn người ta (nên ơn); khi trả cho người ta, tức mình đã giữ chữ tín, đáp lại cái nghĩa tình mà người ta đã tin tưởng giúp đỡ (nên nghĩa). Ý nói khi vay mượn, mang ơn của ai thì phải sòng phẳng, có vay có trả, đôi bên xây đắp tình nghĩa.

Ruộng già bừa, trưa già trở Chưa rõ nghĩa”.

Trưa” ở đây là đất gieo mạ; “trở” là đảo, cào, trang đi trang lại cho nhuyễn, phẳng; “già” ở đây ý nói làm thật kỹ, càng kỹ càng tốt. “Ruộng già bừa”, có nghĩa ruộng thì phải bừa cho thật kỹ mới tốt lúa; “trưa già trở”, nghĩa là đất mạ thì phải dẫm, dầm cho nhuyễn, sạch cỏ dại mới tốt mạ.

Vật khinh; hình trọng Chưa rõ nghĩa”.

Khi cho, tặng, biếu xén, giúp đỡ, vật chất không quan trọng bằng cách thể hiện tình cảm; tương tự câu Của cho không bằng cách cho.

Vẽ voi phải tìm voi Chưa rõ nghĩa”.

Có câu Thầy bói xem voi, ám chỉ đoán mò, suy diễn hiện tượng thành bản chất, xem xét sự vật một ách phiến diện. “Vẽ voi phải tìm voi” ý nói phải nhìn thấy thực tế để có nhận thức đầy đủ, phản ánh chính xác, chứ không thể đoán mò.

Vô học bất thuật Chưa rõ nghĩa”.

Thực ra, nguyên câu này là Bất học vô thuật 不學無術 - không có học vấn thì không có phương pháp làm việc.

Hán ngữ đại từ điển giảng: “Hán Thư – Hoắc Quang truyện tán viết: “Nhiên Quang bất học vong thuật, ám ư đại lý”. “Vong” ở đây có nghĩa như “vô”. Câu này vốn nói Hoắc Quang không học cổ, nên không đủ đạo đức, học vấn.

Về sau, “Bất học vô thuật” phiếm chỉ việc không đủ học vấn, bản lĩnh.” [nguyên văn: 漢書霍光傳贊: “然 光 不學亡術,闇於大理.”亡,通 “無”.本謂 霍光 不能學古,故所行不合於道術.後用以泛指缺乏學問,本領].

Không ai có thể biết hết tất cả. Bởi thế, một số câu tục ngữ được Nguyễn Đức Dương xếp vào diện “chưa rõ nghĩa” cũng là chuyện bình thường. Tuy nhiên, điều đáng nói là trong “Từ điển tục ngữ Việt”, nhiều tri thức dân gian đã bị tác giả hiểu sai và giải thích sai. Mời độc giả đón đọc loạt bài về những câu tục ngữ đúc kết tri thức, kinh nghiệm của dân gian, mà sách “Từ điển tục ngữ Việt” giải thích chưa đúng.

Hoàng Tuấn Công

(Trích bản thảo “Viết lúc nông nhàn”, sắp xuất bản)

Bài viết cho chuyên mục xin được gửi về Báo Nông nghiệp Việt Nam, 14 Ngô Quyền, Hà Nội. Email: baonnvnts@gmail.com.

Hoặc liên hệ người phụ trách chuyên mục: Ông Tô Đức Huy, Trưởng ban Thư ký Tòa soạn; Điện thoại: 0913.378.918; Email: toduchuy75@gmail.com.

.
Tin khác
Nhà văn Anh Đức trong ký ức đồng nghiệp thế hệ sau
Nhà văn Anh Đức trong ký ức đồng nghiệp thế hệ sau

Nhà văn Anh Đức được hậu sinh nhắc đến một cách trân trọng tại hội thảo kỷ niệm 10 năm ông qua đời, vừa tổ chức sáng 18/12 ở TP.HCM.

Tác giả trẻ My Tiên và vùng da thiêng nhiều cảm xúc
Tác giả trẻ My Tiên và vùng da thiêng nhiều cảm xúc

Tác giả trẻ My Tiên ở đất võ Bình Định vừa ra mắt tập thơ ‘Vùng da thiêng’ với nhiều cảm xúc nồng nàn về quê hương và con người Nam Trung bộ.

Mạch nha Thi Phổ
Mạch nha Thi Phổ

Làng Thi Phổ thuộc huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi, là nơi sản xuất loại mạch nha thơm ngon nổi tiếng trong cả nước, gọi là 'mạch nha Thi Phổ'.

Tác phẩm Hồ Biểu Chánh vẫn được công chúng đón nhận
Tác phẩm Hồ Biểu Chánh vẫn được công chúng đón nhận

Tác phẩm Hồ Biểu Chánh không chỉ được chuyển thể thành phim truyền hình và phim điện ảnh, mà còn liên tục tái bản với số lượng lớn để phục vụ độc giả.

Khảo cứu: Bài thơ 'Bán than' không phải của Trần Khánh Dư
Khảo cứu: Bài thơ 'Bán than' không phải của Trần Khánh Dư

Trong 'Quốc văn trích diễm', giáo sư Dương Quảng Hàm trích bài thơ 'Bán than' và cho là của Trần Khánh Dư. Tuy nhiên, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng tác giả là người khác.

Nhà văn Nguyễn Quang Sáng đậm đà cốt cách Nam bộ
Nhà văn Nguyễn Quang Sáng đậm đà cốt cách Nam bộ

Nhà văn Nguyễn Quang Sáng, tác giả được giải thưởng Hồ Chí Minh, được hậu sinh kỷ niệm 10 năm ông đi xa, bằng một hội thảo tổ chức tại TP.HCM sáng 6/12.

Tinh hoa làng nghề chạm bạc Đồng Xâm
Tinh hoa làng nghề chạm bạc Đồng Xâm

Trên bia đá đền thờ tổ nghề chạm bạc Đồng Xâm có tuổi đời gần 600 năm ghi dấu ấn tinh hoa làng nghề và những điều răn dạy con cháu giữ nghiêm phép nghề.

'Hưng Hóa kí lược' - Một cuốn toàn thư về đất và người Tây Bắc
'Hưng Hóa kí lược' - Một cuốn toàn thư về đất và người Tây Bắc

Nội dung của 'Hưng Hóa kí lược' có 12 đề mục, bao gồm đầy đủ nội dung truyền thống của một cuốn địa chí.

Nhà thơ Đinh Nho Tuấn đoạt giải nhất ‘Nhân nghĩa đất phương Nam’
Nhà thơ Đinh Nho Tuấn đoạt giải nhất ‘Nhân nghĩa đất phương Nam’

Nhà thơ Đinh Nho Tuấn với chùm thơ về vẻ đẹp đô thị năng động và bao dung, đã được trao giải nhất cuộc thi thơ ‘Nhân nghĩa đất phương Nam’ năm 2024.

Nhà thơ xứ Nghệ có nốt nhạc mùa trong ký ức xanh
Nhà thơ xứ Nghệ có nốt nhạc mùa trong ký ức xanh

Nhà thơ xứ Nghệ Trần Quang Khánh chắt chiu cảm xúc những ngày quân ngũ và những năm dạy học để gửi gắm vào vần điệu chân thành và sâu lắng.

Vẻ đẹp núi rừng qua trang văn của tác giả dân tộc Thái
Vẻ đẹp núi rừng qua trang văn của tác giả dân tộc Thái

Vẻ đẹp núi rừng ở miền tây xứ Nghệ được tác giả Hữu Vi phác họa sinh động và quyến rũ qua tập truyện ngắn ‘Cái chết của bầy ong’.

Nhà văn Sơn Nam đã có thêm một khách tri âm
Nhà văn Sơn Nam đã có thêm một khách tri âm

Nhà văn Sơn Nam đã được nhiều tác giả tập trung nghiên cứu, và chuyên luận ‘Khí chất Nam Bộ qua truyện Sơn Nam’ chứng minh rằng ông có thêm một khách tri âm nữa.