Loài dược liệu củ như khoai lang, lãi hơn 250 triệu đồng/ha

Nguyễn Hải Tiến - Thứ Ba, 23/04/2024 , 07:56 (GMT+7)

HƯNG YÊN Cây địa hoàng trồng 6 tháng sẽ cho thu hoạch, trừ chi phí, nông dân lãi khoảng 250 triệu đồng/ha.

Ông Trần Văn Mý, Giám đốc HTX Cây ăn quả đặc sản và Nuôi trồng thuỷ sản Quyết Thắng (TP Hưng Yên) cho biết, sau 7 năm thành lập và đi vào hoạt động, HTX đã có 17 thành viên tham gia, nuôi trồng được 60 lồng cá trên sông, 40ha nhãn đặc sản và gần 7ha cây dược liệu địa hoàng.

Ruộng địa hoàng đến kỳ cho thu hoạch. Ảnh: Hải Tiến.

Về lĩnh vực dược liệu, niên vụ 2022 - 2023 HTX trồng được 2ha cây địa hoàng, cho sản lượng 45 tấn củ, doanh thu trên 800 triệu đồng, lợi nhuận 500 triệu đồng. Trong vụ sản xuất 2023 - 2024 này, HTX nâng tổng diện tích trồng địa hoàng lên gần 7ha, sản lượng dự tính đạt 180 tấn củ, trị giá trên 3 tỷ đồng, trừ mọi chi phí đầu tư, ước lãi gần 1,85 tỷ đồng.

Ông Mý khẳng định, thu nhập từ cây dược liệu của HTX năm nay là khả thi vì hàng năm HTX đều ký hợp đồng cung ứng sản phẩm địa hoàng cho Công ty Dược liệu Khải Hà (Thái Bình), các thành viên HTX cũng đã tích luỹ được nhiều kinh nghiệm thâm canh dược liệu nên năng suất sẽ đạt cao hơn, đồng thời HTX còn tự sản xuất được giống, không phải mua của Công ty như trước, giúp giảm chi phí đầu tư, tăng lợi nhuận. Theo kế hoạch từ nay tới cuối tháng 5/2024, HTX sẽ thu hoạch dược liệu bán cho Công ty Dược liệu Khải Hà để đưa vào chế biến kịp thời.

Cơ duyên để HTX kết nối được với Công ty Dược liệu Khải Hà và tiêu thụ ổn định sản phẩm xuất phát từ việc HTX tham dự hội thảo khuyến nông tại Thái Bình năm 2020 do Trung tâm Khuyến nông Hưng Yên giới thiệu. Ngay sau hội thảo, HTX được Công ty đến khảo sát, đánh giá đất trồng và ký hợp đồng sản xuất, bao tiêu cây địa hoàng. Để đảm bảo thành công, ban đầu (năm 2021) HTX chỉ trồng thử nghiệm 1ha địa hoàng, vụ đầu tuy còn bỡ ngỡ trong canh tác theo tiêu chuẩn GACP - WHO nhưng hiệu quả sản xuất dược liệu đã cao gấp 3 lần thâm canh ngô và các cây màu khác cả năm trước đây.

Ông Trần Văn Mý, Giám đốc HTX trên ruộng địa hoàng 3 tháng tuổi. Ảnh: Hải Tiến.

Ông Trần Văn Đồng trồng 1 mẫu địa hoàng từ cuối tháng 8/2023, tới cuối tháng 5/2024 này sẽ cho thu hoạch, năng suất dự tính đạt 900kg củ/sào, với giá được Công ty thu mua (không phân loại) 16.500 đồng/kg, ông Đồng dự kiến có thu nhập gần 200 triệu đồng sau khi trừ hết các khoản đầu tư.     

Ông Đồng phấn khởi cho biết, cây địa hoàng năm nay phát triển tốt hơn so với năm trước do bà con đã đúc rút được kinh nghiệm thâm canh, phun phòng sâu bệnh sớm khi sâu bệnh hại chưa phát sinh hoặc chớm phát sinh nên không bị chết, giảm mật độ tới 30% như năm 2021 mới trồng.

Ông Trần Văn Pháp trồng 1 mẫu địa hoàng vụ này cũng dự kiến lãi 100 triệu đồng. Theo ông Pháp, trồng địa hoàng rất nhàn, chỉ cần bón phân 1 lần trước khi xuống giống, kết hợp dùng màng nông nghiệp phủ luống giúp giữ ẩm đất, giảm công tưới, công làm cỏ. Thu nhập cây địa hoàng cao gấp 5 lần trồng 2 vụ ngô hoặc cây đậu đỗ trên cùng diện tích. Mặt khác, địa hoàng là cây ưa lạnh, 1 năm chỉ cho phép sản xuất 6 tháng vụ thu đông, thời gian còn lại để đất nghỉ, giúp giảm sâu bệnh hại, thúc đẩy thâm canh dược liệu theo hướng bền vững, tăng cao giá trị thu nhập.

Ông Trần Văn Hiếu thu hoạch địa hoàng sau 6 tháng trồng. Ảnh: Hải Tiến.

Ông Trần Văn Hiếu chỉ trồng 6 sào địa hoàng, có điều kiện đầu tư chăm sóc nên năng suất vụ này đạt cao (khoảng 1.000kg củ/sào), thu nhập đạt 70 triệu đồng/sào, hiệu quả sản xuất cao hơn 10% so với các hộ khác. Để trồng địa hoàng năng suất cao, ông Hiếu chọn các chân ruộng đất cát pha, giàu mùn, giàu dinh dưỡng và chủ động tưới tiêu, không luân canh địa hoàng với các cây họ cà và họ bầu bí như cà chua, cà bát, cà pháo, khoai tây, dưa hấu, dưa chuột, bầu, bí, mướp...

Về phân bón, lót luống trước trồng 10kg NPK 13-13-13+TE và 300 - 500kg phân hữu cơ vi sinh, phủ luống bằng màng nilon chuyên dùng rồi đục lỗ cách lỗ 30 - 35cm, trồng 2 hàng địa hoàng so le nanh sấu trên luống.

Thân cây địa hoàng có lớp lông mềm và dài màu trắng xám giúp ngăn ngừa, giảm thiểu sâu gây hại. Tuy nhiên bà con vẫn phải chú ý phòng trừ 2 đối tượng chính là sâu ăn lá và bệnh lở cổ rễ do nấm gây chết cây, cần ưu tiên phòng trừ bằng các thuốc bảo vệ thực vật sinh học hoặc thảo mộc; sử dụng thuốc theo nguyên tắc "4 đúng". Phun phòng lở cổ rễ ngay khi cây vừa lên khỏi mặt luống, trừ sâu ăn lá khi đang tuổi 1 (chủ yếu từ giai đoạn sau trồng 3 tháng trở ra) và phải dừng phun thuốc trước thu hoạch 30 ngày.

Dưỡng nước ruộng địa hoàng theo rãnh hoặc ứng dụng tưới công nghệ cao (lắp béc phun sương hoặc ống dẫn nhỏ giọt cho từng khóm). Chú ý, tuyệt đối không dùng thuốc kích thích sinh trưởng, duy trì độ ẩm luống 70 - 80% sức giữ ẩm đồng ruộng trong tháng đầu mới trồng, sau đó thấy đất khô thì tưới, nhổ cỏ kịp thời (nếu có) trong các khóm địa hoàng.

Gom củ địa hoàng về nơi tập trung để xuất bán cho Công ty Khải Hà. Ảnh: Hải Tiến.

Về sản xuất củ giống: Ngay sau thu hoạch địa hoàng (cuối tháng 3), chọn những củ có đường kính khoảng 1cm, sạch sâu bệnh, cắt củ thành khúc dài 5 - 7cm, chấm các vết cắt vào vôi bột để phòng nấm bệnh rồi đem trồng trái vụ, tới cuối tháng 8 (âm lịch) dỡ củ làm giống trồng chính vụ. Chú ý, mật độ trồng sản xuất giống dày hơn sản xuất thương phẩm, cần tính toán diện tích sản xuất giống sao cho đủ kế hoạch trồng địa hoàng chính vụ. Ngoài ra, có thể sản xuất củ giống cho mục đích kinh doanh.

Theo Đông y Việt Nam, cây địa hoàng còn gọi cây sinh địa. Củ địa hoàng sau chế biến (cửu chưng, cửu cất) sẽ thành củ thục màu đen - một trong những vị dược liệu rất phổ biến trong các thang thuốc bắc, có tác dụng bổ huyết, tráng dương, cầm máu, lợi tiểu, kháng sinh và làm sáng mắt...

"Kế hoạch sang năm 2025, HTX sẽ tiếp tục chuyển đổi các diện tích hiệu quả sản xuất thấp sang trồng dược liệu, nâng diện tích cây địa hoàng lên 10 - 12ha và thử nghiệm trồng một số loại dược liệu khác như ngưu tất, bạch chỉ hoặc kim tiền thảo... Quan trọng nhất, phải chọn được giống dược liệu phù hợp với chất đất, cho hiệu quả sản suất và hàm lượng dược tính cao", theo ông Trần Văn Mý, Giám đốc HTX Cây ăn quả đặc sản và Nuôi trồng thuỷ sản Quyết Thắng cho biết.

Nguyễn Hải Tiến
Tin khác
Dưa bao tử, hy vọng mới cho vụ đông Sơn La
Dưa bao tử, hy vọng mới cho vụ đông Sơn La

Phối hợp với Doveco, nông dân xã Chiềng Sung giờ đã có hướng đi mới cho vụ đông, vươn lên làm mô hình tiêu biểu cho toàn huyện.

Biến phế phẩm từ quả điều thành đặc sản chay xuất khẩu
Biến phế phẩm từ quả điều thành đặc sản chay xuất khẩu

Tây Ninh Với phương châm đưa thực phẩm chay ra thế giới, Công ty Vương Ngọc Vegan đã biến những quả điều, loại quả được xem như phế phẩm trong nông nghiệp, thành nước mắm chay hảo hạng.

Biến rác hữu cơ thành phân hữu cơ quy mô nông hộ
Biến rác hữu cơ thành phân hữu cơ quy mô nông hộ

Theo các chuyên gia, nếu biết tận dụng lượng chất thải hữu cơ trong sinh hoạt biến thành phân bón hữu cơ sẽ mang lại hiệu quả kinh tế và môi trường cho nhiều nông hộ.

Lợi nhuận ‘khủng’, giảm ô nhiễm nhờ đệm lót sinh học
Lợi nhuận ‘khủng’, giảm ô nhiễm nhờ đệm lót sinh học

Bà Rịa - Vũng Tàu Nhờ làm phân hữu cơ từ đệm lót sinh học, Công ty Trang Linh đang chứng minh được hiệu quả kinh tế và sự đúng đắn trong triết lý nông nghiệp tuần hoàn.

Từ phụ phẩm dừa thành hàng xuất khẩu triệu đô
Từ phụ phẩm dừa thành hàng xuất khẩu triệu đô

Than dừa được làm chủ yếu từ gáo dừa - một phụ phẩm của ngành dừa. Xuất khẩu than dừa nói chung đang ngày càng tăng, mang nhiều ngoại tệ về cho đất nước.

Xơ mướp thành hàng xuất khẩu cao cấp đạt chuẩn OCOP 3 - 4 sao
Xơ mướp thành hàng xuất khẩu cao cấp đạt chuẩn OCOP 3 - 4 sao

Từ xơ mướp, những bạn trẻ Đồng Tháp đã sáng tạo thành những sản phẩm có tính ứng dụng cao, được thị trường đón nhận, đã xuất khẩu đi nhiều nước như Nhật, Hàn, Mỹ, EU...

Bã sắn cứu cánh ngành chế biến tinh bột
Bã sắn cứu cánh ngành chế biến tinh bột

Từ một phế phẩm tưởng chừng vô giá trị, bã sắn tại Tây Ninh đã trở thành nguồn thu quan trọng cho các doanh nghiệp chế biến tinh bột.

Tri thức hóa nông dân là quá trình liên tục
Tri thức hóa nông dân là quá trình liên tục

Ngày nay, sản xuất không chỉ dựa vào kinh nghiệm, từ những mô hình thành công ở địa phương cho thấy tri thức hóa nông dân đang là nhiệm vụ hàng đầu.

Tri thức hóa nông dân cần sự kiên trì và đầu tư đúng mức
Tri thức hóa nông dân cần sự kiên trì và đầu tư đúng mức

ĐBSCL Việc tham gia của nông dân vào các tổ chức kinh tế tập thể còn thấp và công tác đào tạo chưa đồng đều khiến hành trình tri thức hóa nông dân gặp khó khăn.

Đồng Tháp có hơn 42.000 nông dân chuyên nghiệp
Đồng Tháp có hơn 42.000 nông dân chuyên nghiệp

Từ ý tưởng thi đua ‘Người nông dân chuyên nghiệp’, nông dân Đồng Tháp từng bước thay đổi tư duy sản xuất, khẳng định vai trò trong xây dựng nền kinh tế nông nghiệp.

Hơn 250 doanh nghiệp tham gia Ngày Doanh nghiệp Việt Nam - Nhật Bản
Hơn 250 doanh nghiệp tham gia Ngày Doanh nghiệp Việt Nam - Nhật Bản

Chuỗi sự kiện Ngày Doanh nghiệp Việt Nam tại Nhật Bản 2024 với slogan 'Chung tầm nhìn, chia sẻ thành công' đã diễn ra thành công tốt đẹp tại Thủ đô Tokyo, Nhật Bản.

Giới thiệu nông lâm sản chủ lực tỉnh Hòa Bình
Giới thiệu nông lâm sản chủ lực tỉnh Hòa Bình

Tiềm năng sản xuất, chế biến các mặt hàng nông, lâm thủy sản chủ lực của tỉnh Hòa Bình phục vụ thị trường trong nước và đáp ứng xuất khẩu.