Mẹ và văn hóa làng đặc sắc trong 'Lối về tím cỏ may'

Trần Thị Trâm - Thứ Năm, 31/08/2023 , 08:59 (GMT+7)

Đọc 'Lối về tím cỏ may', tôi như vừa được trở lại thăm từng thôn làng cùng nhà thơ Nguyễn Ngọc Tung. Về tìm kỷ niệm, để sống cùng những đổi thay của quê hương.

Là người sống chi chút với đời, gắn bó với mảnh đất cội nguồn Vĩnh Phúc yêu thương và năng động, nhà thơ Nguyễn Ngọc Tung (hội viên Hội Nhà văn Việt Nam) như họa sỹ trong Lối về tím cỏ may.

Ông đã vẽ nên bức tranh làng quê thật đẹp với nhiều gam màu sống động, giàu tình người, tình đất. Đọc Lối về tím cỏ may, tôi như vừa được trở lại thăm từng thôn làng cùng nhà thơ Nguyễn Ngọc Tung, đi dọc lối cỏ may về tìm kỷ niệm, để sống cùng những đổi thay của quê hương. Như đứa con xa quê lâu ngày, trở lại mái nhà tuổi thơ, nghĩ về mẹ, về những năm tháng đói nghèo, nay thấy quê hương đổi mới từng ngày. Tôi "lây" cái cảm giác này trong rất nhiều bài thơ, câu thơ của nhà thơ Nguyễn Ngọc Tung.

Chân dung thi sĩ Nguyễn Ngọc Tung.

Chân dung thi sĩ Nguyễn Ngọc Tung.

Có nhiều đề tài đề cập đến trong tập thơ, chủ đạo vẫn là chủ đề nông dân và nông thôn Vĩnh Phúc xưa và nay. Tập thơ có nhiều tìm tòi, phát hiện, đặc biệt ở những bài thơ viết về các làng nghề truyền thống, viết về nết đất, nết người và văn hóa làng. Sâu đậm và ám ảnh nhất là những câu thơ ông viết về mẹ. Hình ảnh người mẹ được ông khắc họa thành công, dù là viết dâng tặng mẹ mình, đọc lên ta thấy chân dung của người mẹ Việt Nam trên khắp mọi miền đất nước.

Mở đầu tập thơ đã là thông điệp gửi gắm nhiều nỗi niềm, bao năm xa nhà đi kiếm sống, Nguyễn Ngọc Tung không bao giờ "dịch chuyển" trong suy nghĩ về nơi chôn nhau cắt rốn của mình.

Lối về tím cỏ may, ở đó có người mẹ "đội nắng gội mưa" nuôi ông khôn lớn, chắp cánh cho ước mơ của ông. "Mùa nối mùa tất tả" mẹ như vì ông mà sống. Khi trở về, mẹ không còn nữa, ông đã thốt lên: "Khi xa vòng tay mẹ/ Con thấy mình chống chếnh giữa mênh mông" và ứa nước mắt: "Con vẫn là giọt sữa mẹ nâng niu tấm bé/ Lối về rưng rức tím cỏ may". Đọc mà cũng rưng rức như ông. Rưng rức vì cảm động, nhận ra: "Mẹ đội nắng gội mưa, mùa nối mùa tất tả/ Bóng hao gày dồn vóc dáng cho con".

Trong bài Tép dầu, ông viết về mẹ: "Mẹ ta nắng dãi mưa dầm/ Vừa buông giọt mặn lại cầm giọt cay/ Mảnh mai thân giậm rủi may/ Nước sâu mảnh nhọn giăng đầy dưới chân/ Lùa giông đạp bão vũ vần/ Nhọc nhằn tôm tép đồng gần đồng xa". Không cảm động sao được khi mà: "Miếng cay mẹ ngậm héo lòng/ Miếng ngon miếng ngọt chờ mong con về". Còn nhói lòng hơn, căn nhà chống chếnh không còn mẹ. Hình như nhà thơ đã khóc khi viết câu thơ "Đầu nhà cây giậm còn đây/ Tìm đâu bóng mẹ chân mây cuối trời". Không tìm thấy mẹ ở chân mây cuối trời, mà  mẹ ở trong ông, lúc nào ông cũng có mẹ, cả khi nhìn vào trong góc lấp thấy cái nồi đất vỡ: "Mẹ ơi, nồi đất mảnh mai/ Đã vỡ làm sao lành được/ Nửa đời xa quê biền biệt/ Con về ghép những buồn vui".

Nói vậy như để an ủi chính mình, còn làm sao mà ghép lành lại được, cái nồi đất mẹ từng đun rạ đun rơm cho cơm nếp dẻo thơm, cho: "Cá rô kho riềng nồi đất/ Thơm ngậy cả xóm ven sông". Nếu không sinh ra, yêu làng quê thì không viết được những câu thơ như thế. Câu thơ: "Nồi đất hiền lành như đất/ Nhọ nhem bồ hóng suốt ngày" thật ám ảnh người đọc.

Ngòi bút của nhà thơ Nguyễn Ngọc Tung khá nhuyễn khi viết về những gì ông thuộc nhất, đó là làng quê Vĩnh Phúc trù phú và yên vui. Những làng nghề truyền thống, về cây di sản của làng, về Bác Hồ với Vĩnh Phúc, Vĩnh Phúc với Bác Hồ… mà không phải nơi nào cũng có được. Nhiều địa danh quen thuộc mà tôi đã từng qua lại nhiều lần những năm làm phóng viên Đài PTTH tỉnh Vĩnh Phú (sau này là Phú Thọ). Những tên đất, tên làng Thổ Tang, Hương Canh, Đạo Tú, Tam Dương, Khai Quang, Đại Lải, Tam Đảo, Vĩnh Thịnh… vào tranh - thơ của Nguyễn Ngọc Tung vẽ đổi thay của quê hương Vĩnh Phúc sau 25 năm tái lập thật tươi đẹp, sống động.

Ảnh bìa tập thơ 'Lối về tím cỏ may'.

Ảnh bìa tập thơ "Lối về tím cỏ may".

Cỏ may tím. Tím là màu của thủy chung. Màu tím cỏ may ấy đã găm vào hồn người, găm vào ông không bao giờ phai nhạt, nó như càng "tím" hơn ngày trở về: "Đường Kim Ngọc xanh hương mùa yêu/ Đâu xe ngựa gõ hoàng hôn dốc sỏi/ Ngõ nhà thờ gặp em ngày trở lại/ Nhà ai ngói mới vươn trời". Cuộc sống đã đổi thay, không còn cảnh mái rạ bờ tranh như xưa nữa. Vẫn còn  đó thấm đẫm hồn quê, hồn làng: "Về làng gặp lại nét xưa/ Mái đình cổ thụ, mái chùa rêu phong/ Hỏi cô tát nước gàu sòng/ Gàu dây ai tát bên đồng ruộng sâu?".

Nghe ra thật ý vị, mà sao nhiều tiếc nuối day dứt: "Về làng chẳng thấy làng đâu/ Nhà tầng, nhà ống đua nhau mở hàng/ Bờ tre dậu cúc tơ vàng/Cối xay cối giã ai mang đâu rồi/ Cây rơm cây rạ một thời/ Góc vườn vắng bóng trâu ngồi nhai trăng" - thơ hay - hình ảnh đẹp.

Tôi còn bắt gặp nhiều câu thơ như thế khi ông viết về người Thổ Tang, về gốm Hương Canh, về Đại Lải và em,... Đây là nét riêng của người Thổ Tang cũng là phát hiện của nhà thơ: "Chị tôi ăn với chồng một bữa/ Ngủ với chồng nửa đêm/ Gánh sao Mai sao Hôm lên tàu xuôi ngược/ Mồ hôi ướt sũng vai mềm". Ông viết về làng nghề gốm Hương Canh thật thấm tình người tình đất: "Đất quê nặng mối tình quê/ Bao nhiêu sương gió dãi dề sớm trưa/ Tay em xoay nắng chuốt mưa/ Nét hoa mặt gốm hồn quê hồn làng" .

Vĩnh Phúc là nơi đất gọi chim về, nhà thơ Nguyễn Ngọc Tung liệu có phải là tiếng chim gọi bầy? Hãy đọc Đại Lải và em trong một trăng nào đấy, còn thấy vẻ đẹp mê hồn này: "Đại Lải, em tóc suối vai mềm/ Hoàng hôn níu dịu êm bờ cát…".  Ngỡ như không chỉ "níu" một nhà thơ Nguyễn Ngọc Tung, mà đang "níu" chúng ta đến với mảnh đất Vĩnh Phúc thơ mộng, mến yêu. Là người con Vĩnh Phúc, học và làm theo Bác, nhà thơ Nguyễn Ngọc Tung cho chúng ta thêm ý thức: "Bác ở trên cao, những vẫn thật gần/ Bác hỏi thăm cụ già, thương binh, gia đình kháng chiến/ Chụp ảnh với các cháu thiếu nhi/ Bác mong Vĩnh Phúc phồn vinh, giàu có".

Sống lâu năm cùng vợ con tại thành phố Việt Trì rồi khi tách tỉnh Vĩnh Phú lại cùng đại gia đình ba con trai và năm cháu nội gắn bó với thành phố Vĩnh Yên, nhưng nhà thơ Ngọc Tung thường xuyên lái ô tô về làng Dẫn Tự (dân gian gọi là Trầu vì trồng nhiều trầu, xã Tân Cương, huyện Vĩnh Tường). Làng ông có cây trôi cổ thụ 700 năm là di sản quốc gia, bị mưa lớn quật gãy thân già chỉ còn gốc hồi cuối tháng 7 vừa qua, khiến ông và dân làng đau xót.

Nguyễn Ngọc Tung vừa xuất bản cuối tháng 8/2003 trường ca Theo dấu chân của làng. Ông liên tục đưa anh em đi thăm thú lấy cảm hứng sáng tác: Vừa về Thủ đô lại bay Quy Nhơn, đầu tháng 8 lên núi (Trùng Khánh, Cao Bằng), thì 24 - 27/8 đã về biển (Hạ Long, Quảng Ninh), nhưng đi đâu cũng chỉ thích về làng mình. Tuổi 73 tự lái ô tô sành điệu, Nguyễn Ngọc Tung sung sức thi ca, một năm ra 2 cuốn chất lượng - điển hình hiếm có trên mặt bằng chung hội viên Hội Nhà văn Việt Nam hiện tại không ý thức lao động chuyên môn thường xuyên, chuyên nghiệp.

Tím cỏ may dọc lối về để tìm mình, để nhận thêm năng lượng cho hành trình tiếp theo, nhà thơ Nguyễn Ngọc Tung đã dẫn dụ chúng ta đi theo mê đắm của cái đẹp, của văn hóa truyền thống, của cội nguồn gốc gác. Ông làm thơ như vẽ chân dung sống động.

Trần Thị Trâm
Đôi điều suy nghĩ của một Phật tử về câu chuyện xung quanh ông Minh Tuệ
Đôi điều suy nghĩ của một Phật tử về câu chuyện xung quanh ông Minh Tuệ11

Là một Phật tử, theo dõi hành trình và xem gần hết các video trên mạng về ông Minh Tuệ, chúng tôi nhận thấy văn bản của Giáo hội Phật giáo Việt Nam có thể gây hiểu lầm.

Tác giả trẻ phủ sóng một cuộc thi Thơ Hay
Tác giả trẻ phủ sóng một cuộc thi Thơ Hay

Tác giả trẻ thuộc thế hệ 8X, 9X đã chiếm ưu thế tuyệt đối tại cuộc thi Thơ Hay vừa tổ chức trao giải thưởng vào sáng 16/5 tại TP.HCM.

Nhân hiện tượng Minh Tuệ: Đi tu để được gì?
Nhân hiện tượng Minh Tuệ: Đi tu để được gì?11

Hiện tượng ông Minh Tuệ một lần nữa nhắc cho ta biết rằng cũng như trong căn nhà đóng kín, chúng ta sẽ không thấy được gì, nhưng chỉ cần một tia sáng lọt vào, lập tức thấy bụi bặm nhảy múa đảo điên.

Thổn thức cùng sông Nghèn
Thổn thức cùng sông Nghèn

Quy luật muôn đời là các dòng sông đều chảy, nhưng khi thực hiện dự án 'ngọt hóa', thau chua rửa mặn thì sông Nghèn thành dòng sông duy nhất ở Việt Nam... không chảy.

Từ trường hợp Minh Tuệ: Y pháp bất y nhân
Từ trường hợp Minh Tuệ: Y pháp bất y nhân1

Câu ấy có nghĩa là [người tu phải] căn cứ vào giáo pháp (chân lý) chứ không được căn cứ vào cá nhân.

Tác phẩm hay trong sự tiếp nhận hiện nay như thế nào?
Tác phẩm hay trong sự tiếp nhận hiện nay như thế nào?

‘Tác phẩm hay trong sự tiếp nhận hiện nay’ là cuộc tọa đàm văn chương giữa các tác giả thuộc Hội Nhà văn TP.HCM và Hội Văn học nghệ thuật Phú Yên.

Bên dòng Kiến Giang huyền thoại
Bên dòng Kiến Giang huyền thoại6

Sự hiểu biết cùng cảm xúc rất đặc biệt của cô bé Hà Nội 12 tuổi về đất và người Lệ Thủy, Quảng Bình.

'Dân Ông Tạ' cất giữ một phần ký ức đô thị phương Nam
'Dân Ông Tạ' cất giữ một phần ký ức đô thị phương Nam

'Dân Ông Tạ' là cộng đồng người gốc Bắc di cư vào nam, được tác giả Cù Mai Công phản ánh trong bộ sách 'Sài Gòn một thuở - Dân Ông Tạ đó'.

Viết ngược từ theo sở thích làm méo mó ngôn ngữ Việt
Viết ngược từ theo sở thích làm méo mó ngôn ngữ Việt

Gần đây, trường hợp viết đảo ngược từ xuất hiện tràn lan và ngày một phát triển. Có cơ hội, có dịp là đảo ngược. Đảo lấy được. Nhà văn, nhà báo cũng đua nhau viết ngược từ.

Chùa Một Cột trên thành phố bị lãng quên Bandipur, Nepal
Chùa Một Cột trên thành phố bị lãng quên Bandipur, Nepal

Đi hành hương lần này, đoàn chúng tôi có 8 người. Đi một chuyến đi 'lịch sử đời người', vì sẽ đến những nơi chưa từng đến, những nơi mà để đến được, thì vô cùng khó khăn mới đến được, nhưng đã đến được thì quá xứng đáng để đi. Đến dãy Núi Tuyết Hy Mã Lạp Sơn, và thành phố cổ Bandipur...

Giá trị tiếng Việt kết nối cội nguồn người Việt khắp nơi
Giá trị tiếng Việt kết nối cội nguồn người Việt khắp nơi

Giá trị tiếng Việt trong tâm hồn người Việt, một lần nữa được nhắc nhớ qua chương trình đặc biệt kỷ niệm Giỗ tổ Hùng Vương trên Nông nghiệp Radio tối nay (18/4).

Giỗ Tổ nhớ 'Cảm tưởng của ta về Hội đền Hùng' của cụ Dương Bá Trạc
Giỗ Tổ nhớ 'Cảm tưởng của ta về Hội đền Hùng' của cụ Dương Bá Trạc

Nhà báo, nhà văn Dương Bá Trạc (1884-1944), hiệu Tuyết Huy, là anh trai của nhà giáo Dương Quảng Hàm. Cụ cùng các chiến sĩ đã sáng lập phong trào Đông Kinh nghĩa thục.