‘Minh đạo sách’ trong ý thức sáng tạo của một người trẻ

Nguyễn Quang Thiều - Thứ Tư, 15/01/2025 , 17:59 (GMT+7)

‘Minh đạo sách’ là tác phẩm mới của nhà thơ Khúc Hồng Thiện, vừa được Nhà xuất bản Nghệ An ấn hành, mang nhiều suy tư về tinh thần văn hóa Việt.

Nhà thơ Khúc Hồng Thiện.

“Minh đạo sách” là tác phẩm thứ bảy của nhà thơ Khúc Hồng Thiện. Cũng mang vẻ đẹp gợi nhắc truyền thống dân tộc như những tác phẩm mà nhà thơ Khúc Hồng Thiện từng xuất bản trước đây như “Chênh cheo tích chèo”, “Cùng nhau nhân từ” hoặc “Trẩy hội non sông”, tập thơ “Minh đạo sách” bày tỏ: “Nhớ các đấng tiền hiền dựng nước/ chung một lòng nguyện ước cháu con/ quê mùa đến chốn vàng son/ đâu đâu cũng thấy nước non hữu tình”.

Không chỉ “Minh đạo sách”, tôi đã đọc nhiều tác phẩm của nhà thơ Khúc Hồng Thiện. Có thể nói, ngay khi tác giả này xuất hiện, tôi đã suy nghĩ rất nhiều. Đọc thơ Khúc Hồng Thiện tôi càng suy nghĩ nhiều hơn về một thế hệ các nhà thơ trẻ, về một thời đại của thi ca, về những vấn đề của thi ca, và xa hơn nữa là sự phát triển của nền văn học - nghệ thuật nước nhà.

Một người rất trẻ, tôi nghĩ rằng, nhà thơ trẻ đấy phải viết các thể loại khác, không phải là lục bát, chẳng hạn như: hiện đại, hậu hiện đại, ấn tượng, siêu thực... nhưng Khúc Hồng Thiện hầu hết, hay có thể nói anh ấy là một nhà thơ lục bát. Điều này khiến tôi ngạc nhiên và cũng đầy xúc động. Tôi đọc rất kỹ những bài thơ lục bát của Khúc Hồng Thiện, ở đó một vẻ đẹp của lục bát truyền thống đã hiện ra, nhưng ở đó không chỉ là niêm luật, không chỉ là 6-8, không chỉ là những cảnh làng quê, hay phong cảnh của đất Việt, mà ở đó là một giọng nói với những vấn đề của thời đại mình.

Và, vấn đề lớn nhất mà Khúc Hồng Thiện đề cập đến chính là vấn đề văn hóa của người Việt, sự mai một, sự đang mất đi hay đứng trước những thách thức của đời sống hiện đại này như những câu thơ lục bát ấy: đẹp, nhuần nhuyễn, tinh tế nhưng lại mang giọng nói của chính thời đại anh đang sống.

Có những người khác đã viết lục bát, nhưng lại đẩy lục bát về quá khứ, hoài cổ, xa xôi - chính điều đó phần nào tạo sự sáo mòn, buồn tẻ, song ở Khúc Hồng Thiện anh nói vấn đề của con người đương đại, những vấn đề của xã hội đương đại nhưng lại bằng tinh thần, sự tinh tế của lục bát truyền thống. Chính điều đó làm tôi thích thú, ngạc nhiên và xúc động.

Với mỗi nhà thơ trên hành trình sáng tác sẽ đều chọn cho mình một thể loại thông thuộc nhất. Thi ca không chọn lựa bất kỳ một hình thức riêng biệt nào để sinh ra, mà nó có thể sinh ra trong tất cả các hình thức của nó, từ thơ văn xuôi, thơ năm chữ, thơ lục bát, thơ mới, thơ tự do, siêu thực, ấn tượng hay hậu hiện đại. Thể loại không phải là điều quan trọng. Tâm hồn nhà thơ, cách tư duy, cảm xúc, cách sáng tạo ngôn ngữ đầy vẻ đẹp, mới mẻ mới là điều quan trọng nhất.

Cũng phải nói một điều rằng, lục bát là thể thơ vô cùng khó. Bởi đã có biết bao tác phẩm lục bát danh tiếng, đặc biệt là “Truyện Kiều” của Đại thi hào Nguyễn Du. Vậy thì, người đi sau, thế hệ sau lại viết đúng thể loại đó, vần điệu đó, sẽ phải làm mới bằng cách khác, bằng dấu ấn riêng.

Tập thơ "Minh đạo sách" của nhà thơ Khúc Hồng Thiện.

Không mấy người dễ dàng có thể làm mới mẻ lục bát, nhưng Khúc Hồng Thiện đã làm mới lục bát trong một tinh thần rất truyền thống. Anh không phá cách, không ngắt câu xuống dòng, không làm điều gì phức tạp, dị biệt cả. Anh viết một cách giản dị, như đất đai này vang lên như vậy, bầu trời này vang lên như vậy, cách đồng, làng quê, ngôi nhà, người thân, bạn bè, đồng nghiệp... và con người nói chung cùng tâm hồn anh vang lên như vậy!

Chính những điều đó, tôi chúc mừng một giọng nói - thơ lục bát Khúc Hồng Thiện giữa đời sống hiện đại đầy nhịp điệu, mạnh mẽ, gấp gáp này.

Ở Hội Nhà văn Việt Nam, nhà thơ Khúc Hồng Thiện thuộc diện “hội viên trẻ”. Chính điều đó làm cho chúng tôi tự tin rằng, rồi những năm tháng tới đây, khi thế hệ chúng tôi đã già nua dần và có thể dừng bút, tạm thời tổng kết sự nghiệp văn chương của mình thì Khúc Hồng Thiện và những nhà thơ ở thế hệ anh, những tác giả trẻ hơn nữa sau anh sẽ gánh vác sự nghiệp đó - họ tiếp tục trở thành chủ nhân của nền văn học.

Trong mươi mười lăm năm nữa, họ tiếp tục sự nghiệp của họ, và chúng tôi tin vào họ, như người già tin vào thế hệ sau. Bởi ở đó, họ chứa đựng bản lĩnh, chứa đựng tầm hiểu biết văn hóa, họ có sợi dây liên hệ bên trong với nguồn cội, nhưng họ không bao giờ trốn tránh những thách thức của hiện thực.

Chính thời đại đầy sống động hôm nay đã làm nên một thế hệ nhà thơ mới. Và, Khúc Hồng Thiện là một trong những nhà thơ đó.

Nguyễn Quang Thiều
Tin khác
‘Linh khí quốc gia’ góp một ý tưởng cho bài ca giữ nước
‘Linh khí quốc gia’ góp một ý tưởng cho bài ca giữ nước

‘Linh khí quốc gia’ là ý tưởng được đại tá Trần Thế Tuyển viết thành trường ca, nhằm kêu gọi hành động thiết thực cho những người đã ngã xuống vì độc lập dân tộc.

Có 3 vua Quang Trung giả sang mừng thọ vua Càn Long 80 tuổi năm 1790?
Có 3 vua Quang Trung giả sang mừng thọ vua Càn Long 80 tuổi năm 1790?

Cuốn sách 'Danh nhân Phan Huy Ích (1751 – 1822)' do Nguyễn Tuấn Cường- Đỗ Thị Bích Tuyển (chủ biên) phát hiện thêm 2 vua Quang Trung giả trong chuyến mừng thọ vua Càn Long.

Nợ đời - tập truyện và ký gây nhiều suy nghĩ
Nợ đời - tập truyện và ký gây nhiều suy nghĩ

Trong cuốn 'Nợ đời' Lê Chín còn in những bài viết chân dung, ca ngợi những người tài, những người giàu nhiệt huyết mà tác giả ngưỡng mộ, quý mến.

Tác giả trẻ có tiểu thuyết lịch sử được xuất bản tại Ý
Tác giả trẻ có tiểu thuyết lịch sử được xuất bản tại Ý

Tác giả trẻ Võ Chí Nhất vừa có tiểu thuyết lịch sử ‘Hoàng cung’ được Nhà xuất bản Fiori D'asia Editrice dịch và in tại Ý, với nhan đề ‘Palazzo reale di Thang Long’.

Có một người tu hành như thế
Có một người tu hành như thế

Nhà văn Hồ Thị Ngọc Hoài: 'Có một người đã tu hành như thế và đã truyền cảm hứng sống tốt lành đến nhiều người'.

Lục bát thiền trong miền đồng điệu và đồng cảm thi ca
Lục bát thiền trong miền đồng điệu và đồng cảm thi ca

Lục bát thiền là nét đặc trưng cơ bản được tác giả Trần Lê Khánh chắt chiu thể hiện qua tập thơ ‘Đồng’ do Nhà xuất bản Văn Học ấn hành.

Hai người họ Tô giữa tiếng chim rừng và đất lửa Tây Ninh
Hai người họ Tô giữa tiếng chim rừng và đất lửa Tây Ninh

Hai người họ Tô là Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Tô Quyền và Nghệ sĩ Nhân dân Tô Lan Phương xuất hiện trong ‘Tiếng chim rừng và đất lửa Tây Ninh’.

Nhà văn Y Ban đã thấy gì trên đỉnh giời?
Nhà văn Y Ban đã thấy gì trên đỉnh giời?

Nhà văn Y Ban tiếp tục khẳng định một giọng nữ đặc sắc trong đời sống văn chương Việt Nam, bằng tập truyện ngắn có tên gọi ‘Trên đỉnh giời’.   

Cựu chiến binh hồi tưởng mặt trận gần phía trước
Cựu chiến binh hồi tưởng mặt trận gần phía trước

Cựu chiến binh Trần Trí Thông gửi gắm niềm riêng qua trường ca ‘Mặt trận gần phía trước’ phát hành đúng dịp kỷ niệm 80 năm thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam.

Nhà văn Anh Đức trong ký ức đồng nghiệp thế hệ sau
Nhà văn Anh Đức trong ký ức đồng nghiệp thế hệ sau

Nhà văn Anh Đức được hậu sinh nhắc đến một cách trân trọng tại hội thảo kỷ niệm 10 năm ông qua đời, vừa tổ chức sáng 18/12 ở TP.HCM.

Tác giả trẻ My Tiên và vùng da thiêng nhiều cảm xúc
Tác giả trẻ My Tiên và vùng da thiêng nhiều cảm xúc

Tác giả trẻ My Tiên ở đất võ Bình Định vừa ra mắt tập thơ ‘Vùng da thiêng’ với nhiều cảm xúc nồng nàn về quê hương và con người Nam Trung bộ.