Một bài thơ trân trọng tặng người yêu con chữ

Phạm Tuấn - Thứ Tư, 07/08/2024 , 20:10 (GMT+7)

Một bài thơ có tựa đề ‘Tặng người yêu con chữ’ in trang trọng trong tập thơ ‘Hòa âm đêm’, như món quà nhạc sĩ Trương Tuyết Mai gửi đến nhân vật mình quý mến.

Nhạc sĩ Trương Tuyết Mai được trao tặng Giải thưởng Nhà nước năm 2023

Một bài thơ khá đặc biệt trong tập thơ “Hòa âm đêm” của nhạc sĩ Trương Tuyết Mai, đã được nhiều người chú ý tại buổi ra mắt sáng 7/8 ở TP.HCM. Bởi lẽ, nhân vật tạo cảm hứng để nhạc sĩ Trương Tuyết Mai viết một bài thơ có tựa đề “Tặng người yêu con chữ” không phải văn nhân hay nghệ sĩ, mà là một chính khách.

Nhạc sĩ Trương Tuyết Mai được xem như tác giả nữ đầu tiên của nền tân nhạc Việt Nam. Nhạc sĩ Trương Tuyết Mai sinh năm 1944 tại Sông Cầu, Phú Yên. 10 tuổi, Trương Tuyết Mai theo gia đình tập kết ra Bắc và học Trường Học sinh miền Nam ở Hải Phòng. Sau khi tốt nghiệp Nhạc viện Hà Nội, nhạc sĩ Trương Tuyết Mai bắt đầu con đường nghệ thuật phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân. Từ ca khúc “Xe ta ơi, lên đường” viết năm 1967 đến nay, nữ nhạc sĩ Trương Tuyết Mai có hơn 200 bài hát.  

Trong các ca khúc được trao tặng Giải thưởng Nhà nước năm 2023 của nhạc sĩ Trương Tuyết Mai, nổi tiếng nhất phải kể đến “Huế tình yêu của tôi” với lời thơ Đỗ Thị Thanh Bình: “Đã đôi lần đến với Huế mộng mơ, tôi ôm ấp một tình yêu dịu ngọt/ Vẻ đẹp Huế chẳng nơi nào có được, nét dịu dàng pha lẫn trầm tư”.

Năm 2019, nhạc sĩ Trương Tuyết Mai có chuyến đi thực tế sáng tác tại đất Sen hồng Đồng Tháp và được gặp gỡ Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp lúc ấy là ông Lê Minh Hoan. Cảm nhận được sự trân trọng văn chương và chữ nghĩa của ông Lê Minh Hoan, nhạc sĩ Trương Tuyết Mai đã viết một bài thơ để “Tặng một người yêu chữ” và ghi rõ “Quý tặng anh Lê Minh Hoan”.

Nhân kỷ niệm tuổi 80, nhạc sĩ Trương Tuyết Mai đã in tập thơ “Hòa âm đêm” và đưa bài thơ “Tặng người yêu con chữ” vào ấn phẩm này, như món quà dành cho “Người đàn ông của miền sông nước/ Có tấm lòng thơm ngát sen hồng”.

Tại buổi ra mắt “Hòa âm đêm” sáng 7/8 tại TP.HCM, nhạc sĩ Trương Tuyết Mai thổ lộ: “So với thời điểm tôi viết “Tặng người yêu con chữ” vào 5 năm trước, bây giờ nhân vật còn tích cực hơn trong việc truyền cảm hứng cho văn hóa đọc”.

Đúng như đánh giá của nhạc sĩ Trương Tuyết Mai, từ ngày rời vị trí Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp để đảm nhiệm cương vị Bộ trưởng Bộ NN-PTNT thì ông Lê Minh Hoan dành nhiều tâm huyết cổ vũ cộng đồng đọc sách. Đặc biệt, dự án “Đọc sách cùng Xích Lô” do ông Lê Minh Hoan khởi xướng, được sự ủng hộ nồng nhiệt của giới cầm bút nói riêng và giới trí thức nói chung.

Với quan niệm “đọc sách không chỉ để làm việc mà còn để khai sáng tinh thần, có tư duy mở, để làm người, để xây dựng giá trị sống tích cực, bao dung”, ông Lê Minh Hoan cho rằng khơi dậy niềm đam mê đọc sách cho người nông dân là một trong những cách góp phần nâng cao nhận thức, phát triển kỹ năng sáng tạo, khơi dậy ý chí, khát vọng đổi mới, xây dựng nông nghiệp Việt Nam phát triển bền vững, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh”.

Để giúp độc giả hiểu thêm “Người đàn ông biết kết giao đắm đuối/ Trân quý thủy chung cùng sách một đời”, xin giới thiệu nguyên văn bài thơ “Tặng người yêu con chữ” của nhạc sĩ Trương Tuyết Mai.

Nhân vật tạo cảm hứng cho bài thơ "Tặng người yêu con chữ".

TẶNG NGƯỜI YÊU CON CHỮ

(Quý tặng anh Lê Minh Hoan)

Lần đầu gặp anh

Người đàn ông của miền sông nước

Có tấm lòng thơm ngát sen hồng

Lần đầu gặp anh

Mà ám ảnh không nguôi

Người đàn ông biết kết giao đắm đuối

Trân quý thủy chung cùng sách một đời

Sách dạy anh biết làm người tử tế

Biết nhìn xa thấu rõ trắng đen

Biết ở ăn sáng trong tâm đạo

Biết đắng cay bèo bọt phận người

Chìa khoá thành công anh hằng mong mỏi

Một đời kiếm tìm - nhờ sách đã nhận ra

Sách bật mầm, sách trổ hoa

Thỏa lòng người biết nâng niu con chữ...

Ngày phải xa đã cận

Mong anh luôn thanh mẫn

Hạnh phúc cùng trang sách trang đời

Trên con đường sáng - ngát hương Đồng Tháp.

Phạm Tuấn
Tin khác
Phan Thị Vàng Anh kể chuyện cuộc đời lắm nỗi trớ trêu
Phan Thị Vàng Anh kể chuyện cuộc đời lắm nỗi trớ trêu

Phan Thị Vàng Anh sau nhiều năm vắng bóng trên văn đàn, đã tái ngộ công chúng bằng tập truyện ngắn có cái tên lắt léo ‘Chuyện nhà Tí (và chuyện nhiều nhà khác)’.

Nhà thơ Phạm Trung Tín góp bao trải nghiệm thành câu vô thường
Nhà thơ Phạm Trung Tín góp bao trải nghiệm thành câu vô thường

Nhà thơ Phạm Trung Tín đánh dấu hành trình bước vào tuổi thất thập cổ lai hy bằng cuốn sách 'Con chữ tấm lòng' ghi lại những kỷ niệm đường văn và bạn văn.

Ký ức biệt động Sài Gòn trong câu chuyện kết nối thế hệ
Ký ức biệt động Sài Gòn trong câu chuyện kết nối thế hệ

Ký ức biệt động Sài Gòn từng được đưa lên màn ảnh, bây giờ lại tái hiện trong truyện dài ‘Nụ hôn dưới vòm cây’ của tác giả Nguyễn Khắc Cường.

Châu Thành không chỉ một địa danh phổ biến miền Tây Nam bộ
Châu Thành không chỉ một địa danh phổ biến miền Tây Nam bộ

Châu Thành được đặt tên cho vùng đất nằm cạnh tỉnh lỵ, áp dụng hầu hết miền Tây Nam bộ, như một thói quen ngày xưa, như một kỷ niệm hôm nay.

Hồ Chí Minh và vẻ đẹp vĩ nhân luôn tin ở con người
Hồ Chí Minh và vẻ đẹp vĩ nhân luôn tin ở con người

‘Hồ Chí Minh - Người tin ở con người’ là tuyển thơ của tác giả Hải Như, được ấn hành nhân kỷ niệm 95 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.

Tương truyền dấu chữ người thơ xưa & bước chân Đầu Đà người tu nay
Tương truyền dấu chữ người thơ xưa & bước chân Đầu Đà người tu nay

Thơ Hồ Xuân Hương có sức ảnh hưởng to lớn đến mức ngoài phần thơ 'chính hiệu', còn trên trăm bài phổ biến trong dân gian cũng được 'tương truyền' là do bà sáng tác.

‘Đóa hoa sương núi’ ẩn hiện ước mơ những đứa trẻ Raglai
‘Đóa hoa sương núi’ ẩn hiện ước mơ những đứa trẻ Raglai

‘Đóa hoa sương núi’ của tác giả Tâm An được ra mắt sáng mồng ba Tết Ất Tỵ tại lễ hội Đường sách TP.HCM, chia sẻ cuộc sống những đứa trẻ dân tộc Raglai.

'Tắt lửa lòng' của Nguyễn Công Hoan được thắp lại trên sân khấu
'Tắt lửa lòng' của Nguyễn Công Hoan được thắp lại trên sân khấu

‘Tắt lửa lòng’ của nhà văn Nguyễn Công Hoan sau 90 năm xuất hiện trên sân khấu cải lương lại được đưa lên sân khấu kịch nói vào dịp Tết Ất Tỵ.

Đánh đáo - trò chơi dân gian của trẻ con dịp Tết
Đánh đáo - trò chơi dân gian của trẻ con dịp Tết

Khắp các khoảnh đất, dưới các bụi tre, bên đình đều có xới đáo của bọn trẻ con. Quần áo mới, túi rủng rẻng, mồ hôi, mồ kê bết tóc, hăng say và cay cú.

Bầy rắn của nhà thơ Hữu Loan
Bầy rắn của nhà thơ Hữu Loan

Nhớ năm 1988, Hữu Loan trở lại Hà Nội sau bao năm biền biệt. Đưa cụ Hữu Loan cùng đám bạn bám theo về khu tập thể, chợt tôi lóe ra một quyết định.

Truyện ngắn của nhà văn Phạm Lưu Vũ: Đạo dụ tân kinh
Truyện ngắn của nhà văn Phạm Lưu Vũ: Đạo dụ tân kinh

Có câu rằng: “Số thầy thì để cho ruồi nó bâu”.

Lễ nghi Tết chốn cung đình
Lễ nghi Tết chốn cung đình

Huế đẹp không chỉ từ Quần thể di tích Cố đô mà đẹp từ trong ý thức của mỗi người về văn hóa lễ hội.