Nguy cơ đứt gãy chuỗi cung ứng hạt điều do thiếu điều thô

Sơn Trang - Thứ Bảy, 01/06/2024 , 08:01 (GMT+7)

Nguy cơ đứt gãy chuỗi cung ứng hạt điều đang hiển hiện trước mắt khi nhiều nhà xuất khẩu điều thô không thực hiện đúng hợp đồng với doanh nghiệp điều Việt Nam. Giá điều nguyên liệu đang tăng chóng mặt.

Bóc tách điều thô tại một nhà máy chế biến điều. Ảnh: Sơn Trang.

Công ty Cổ phần Hoàng Sơn 1 là một trong những doanh nghiệp xuất khẩu nhân điều lớn nhất Việt Nam. Vì vậy, mỗi năm, ngoài lượng điều thô thu mua trong nước, Hoàng Sơn 1 phải nhập khẩu một lượng điều thô khá lớn để chế biến nhân điều xuất khẩu. Năm 2023, Hoàng Sơn 1 đã nhập khẩu 90 nghìn tấn điều thô từ Campuchia, 58 nghìn tấn từ khu vực Tây Phi…

Đầu năm nay, Hoàng Sơn 1 đã ký hợp đồng nhập khẩu 53 nghìn tấn điều thô từ Tây Phi (chủ yếu là từ Bờ Biển Ngà), nhưng công ty đang đứng trước nguy cơ chỉ nhận được một nửa lượng điều thô đúng với giá lúc ký hợp đồng. Khoảng một nửa trong số điều thô còn lại, công ty sẽ nhận được với điều kiện phải chấp nhận thanh toán với giá cao hơn nhiều so với giá lúc ký hợp đồng. Còn khoảng 10 - 12 nghìn tấn, khả năng cao là công ty sẽ không nhận được.

Ông Tạ Quang Huyên, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Hoàng Sơn I, cho biết, theo dự báo của Hội đồng Hạt và Quả khô Quốc tế (INC), sản lượng điều thô khu vực Tây Phi giảm khoảng 7% trong năm nay. Một nhóm các nhà xuất khẩu điều thô của Bờ Biển Ngà đã tận dụng cơ hội này đẩy giá điều thô tăng chóng mặt. Chỉ trong vòng một tháng, giá điều thô tăng tới 400 USD/tấn, là mức biến động mà ông Huyên chưa từng thấy trong mấy chục năm tham gia ngành điều.

Dù các lô hàng điều thô đã và đang trên đường tới Việt Nam, nhiều nhà xuất khẩu điều thô vẫn yêu cầu các doanh nghiệp Việt Nam phải chấp nhận thanh toán với mức giá mới (cao hơn nhiều so với giá lúc ký hợp đồng), thì mới giao bộ chứng từ để được nhận hàng. Có những nhà xuất khẩu điều thô lại ép doanh nghiệp Việt Nam phải mua lô điều thô mới với giá rất cao thì mới giao bộ chứng từ của lô hàng đã ký trước đó. Một số nhà xuất khẩu khác thì lẳng lặng “bẻ kèo”, đem điều thô đã ký hợp đồng với doanh nghiệp này, bán cho doanh nghiệp khác với mức giá cao hơn nhiều.

Ông Cao Thúc Uy, Giám đốc Điều hành Công ty TNHH Cao Phát (Bà Rịa – Vũng Tàu), cũng xác nhận, năm nay, do khô hạn kéo dài, cây điều ở Tây Phi không chỉ giảm về sản lượng mà giảm cả chất lượng. Trong khi đó, một số nước Tây Phi có sự thay đổi lớn về chính sách xuất khẩu điều thô. Chẳng hạn, Benin ban hành cấm xuất khẩu điều thô, Bờ Biển Ngà thì tạm dừng xuất khẩu…

Giá điều thô Tây Phi đã bị đẩy lên quá cao trong thời gian ngắn. Ảnh: Sơn Trang.

Lợi dụng tình hình này, một số nhà thương mại điều thô quốc tế đang “làm tiền” các doanh nghiệp Việt Nam, như yêu cầu phải thanh toán với giá cao hơn nhiều so với giá ký hợp đồng, đẩy giá điều thô lên quá cao… Một lô hàng điều thô ký hồi tháng 2/2024 với giá 1.050 USD/tấn, đến nay, một lô hàng với phẩm cấp tương tự, giá đã ở mức 1.550 USD/tấn. Nhiều nhà xuất khẩu còn yêu cầu giảm phẩm cấp điều thô so với phẩm cấp đã ký trong hợp đồng.

Các doanh nghiệp điều Việt Nam sau khi ký được hợp đồng mua điều thô là phải ký ngay hợp đồng bán nhân điều với mức giá phù hợp với giá điều thô đã ký. Vì vậy, với việc giá điều thô tăng chóng mặt trong thời gian qua, đang gây khó khăn rất lớn cho các doanh nghiệp điều Việt Nam. Riêng việc giá điều thô đột ngột tăng cao trong khi chất lượng giảm, đã gây ra tổn thất không nhỏ cho các doanh nghiệp điều Việt Nam.

Theo ông Nguyễn Minh Họa, Phó Chủ tịch Hiệp hội Điều Việt Nam (Vinacas), mỗi năm, Việt Nam đưa vào chế biến hơn 3 triệu tấn điều thô, trong đó, nguồn điều thô nhập khẩu từ Tây Phi chiếm hơn 70%. Từ năm 2023 về trước, nhập khẩu điều thô nhìn chung ổn định. Nhưng trong năm nay lại có những diễn biến rất bất thường như nhà xuất khẩu không giao hàng, giao hàng với điều kiện phải hỗ trợ cho họ về giá điều thô (có nhà xuất khẩu đòi giá hỗ trợ ở mức cao một cách không tưởng), giá điều thô bị đẩy lên rất cao trong thời gian ngắn…

Nhiều doanh nghiệp điều Việt Nam đang phải đối mặt với tình trạng thiếu nguyên liệu để sản xuất do các nhà xuất khẩu Tây Phi giao cho doanh nghiệp Việt Nam chưa tới 50% so với các hợp đồng đã ký. Tình trạng này nếu còn kéo dài, sẽ dẫn tới nguy cơ đứt gãy chuổi cung hạt điều toàn cầu khi Việt Nam đang giữ vị thế là nước xuất khẩu nhân điều lớn nhất thế giới và chiếm gần 80% lượng nhân điều xuất khẩu. Khi ấy, không chỉ ngành điều Việt Nam mà các nhà chiên rang, phân phối, bán lẻ hạt điều cũng bị ảnh hưởng.

Vinacas đã đề nghị Hiệp hội các Nhà xuất khẩu điều Bờ Biển Ngà hỗ trợ nhắc nhở các nhà xuất khẩu thực hiện đúng hợp đồng bán điều thô. Ảnh: Sơn Trang.

Trước tình hình đó, Vinacas đã gửi công văn đến Hiệp hội các Nhà xuất khẩu điều Bờ Biển Ngà, đề nghị Hiệp hội này hỗ trợ nhắc nhở các nhà xuất khẩu thực hiện đúng hợp đồng bán điều thô.

Vinacas đề nghị các doanh nghiệp Việt Nam tận dụng hết khả năng hiện có để thực hiện được các hợp đồng xuất khẩu nhân điều đã ký kết để giữ uy tín cho doanh nghiệp. Đồng thời, Hiệp hội sẽ tập hợp thông tin, lên “danh sách đen” các nhà xuất khẩu điều thô mất uy tín để cảnh báo cho các doanh nghiệp điều Việt Nam tránh xa những nhà xuất khẩu này. Với các nhà xuất khẩu cố tình không thực hiện hợp đồng đã ký, phía Việt Nam sẽ tiến hành khởi kiện ra tòa.

Ông Bạch Khánh Nhựt, Phó Chủ tịch thường trực Vinacas, cho hay, Hiệp hội đã thành lập tổ công tác làm việc với các Bộ, ngành liên quan nhằm giải quyết, tháo gỡ những vấn đề liên quan đến điều thô hiện nay.

Để giữ vị thế là nước xuất khẩu nhân điều lớn nhất thế giới liên tục nhiều năm qua, ông Nhựt đề nghị Chính phủ và các Bộ, ngành liên quan, cùng các địa phương có giải pháp phát triển vùng điều nguyên liệu, cải tạo giống điều để nâng cao năng suất, chất lượng. Có như vậy, mới nâng được sản lượng điều Việt Nam để ngành điều giảm phụ thuộc vào điều thô nhập khẩu.

Sơn Trang
Tin khác
Thứ trưởng Bộ Công thương: 3 thách thức lớn trong xuất khẩu nông sản
Thứ trưởng Bộ Công thương: 3 thách thức lớn trong xuất khẩu nông sản

Những năm gần đây, xuất khẩu nông sản, thực phẩm luôn là điểm sáng trong bức tranh kinh tế Việt Nam với tốc độ phát triển bứt phá ngoạn mục.

Philippines ưa chuộng gạo OM5451 và Đài Thơm 8 của Việt Nam
Philippines ưa chuộng gạo OM5451 và Đài Thơm 8 của Việt Nam

Gạo Việt Nam vẫn đang chiếm phần lớn lượng gạo nhập khẩu của Philippines. Trong đó, có 2 loại gạo được người Philippines ưa chuộng nhất là OM5451 và Đài Thơm 8.

Trung Quốc tăng mua sầu riêng Việt, giảm mua sầu riêng Thái
Trung Quốc tăng mua sầu riêng Việt, giảm mua sầu riêng Thái

Thái Lan vẫn đang là nước xuất khẩu sầu riêng lớn nhất vào Trung Quốc nhưng thị phần tiếp tục giảm trước sự cạnh tranh của sầu riêng Việt Nam.

Chuỗi bán lẻ WinCommerce tiêu thụ hơn 1.000 tấn cá hồi, cua nâu Na Uy
Chuỗi bán lẻ WinCommerce tiêu thụ hơn 1.000 tấn cá hồi, cua nâu Na Uy

'Hải sản Na Uy, đặc biệt là cá hồi, cua nâu ngày càng phổ biến và được nhiều người tiêu dùng Việt lựa chọn, cho thấy tiềm năng lớn của thị trường Việt Nam'.

Chanh Bến Lức nô nức đi Tây
Chanh Bến Lức nô nức đi Tây

Bến Lức là vùng trồng chanh chính của tỉnh Long An, đa số sản lượng chanh của huyện đang được xuất khẩu tới các thị trường phía Tây (Trung Đông, châu Âu).

Xuất khẩu gốm sứ mỹ nghệ sang Hoa Kỳ tăng tháng thứ 7 liên tiếp
Xuất khẩu gốm sứ mỹ nghệ sang Hoa Kỳ tăng tháng thứ 7 liên tiếp

Dù giảm tổng lượng, Hoa Kỳ vẫn giữ đà tăng nhập khẩu mặt hàng này từ Việt Nam, đồng thời duy trì vị trí trong tốp thị trường lớn nhất thế giới.

Đồ nội thất bằng gỗ Việt Nam chiếm ưu thế ở Hoa Kỳ
Đồ nội thất bằng gỗ Việt Nam chiếm ưu thế ở Hoa Kỳ

Đồ nội thất bằng gỗ Việt Nam tiếp tục chiếm tỷ trọng lớn nhất ở Hoa Kỳ - thị trường nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ lớn thứ 2 thế giới.

Hơn 300 doanh nghiệp gỗ trong nước và 11 quốc gia tham gia VIFA ASEAN 2024
Hơn 300 doanh nghiệp gỗ trong nước và 11 quốc gia tham gia VIFA ASEAN 2024

Với chủ đề 'Nơi hội tụ tinh hoa nội thất Đông Nam Á', VIFA ASEAN 2024 dự kiến quy tụ nhiều doanh nghiệp ngành gỗ, nội thất các nước ASEAN tại TP.HCM vào tháng 8/2024.

Xuất khẩu gỗ tăng trưởng 2 con số
Xuất khẩu gỗ tăng trưởng 2 con số

Sau khi giảm nhiều trong năm 2023, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam đang phục hồi và tăng trưởng mạnh trở lại trong những tháng đầu năm nay.

Ổn định sản lượng để giữ vị thế hạt tiêu Việt Nam
Ổn định sản lượng để giữ vị thế hạt tiêu Việt Nam

Sản lượng hạt tiêu Việt Nam đang giảm. Vì vậy, ngành hồ tiêu đang tìm giải pháp ổn định diện tích, sản lượng để duy trì vị thế trên thị trường thế giới.

Xuất khẩu sầu riêng sẽ vượt mốc 3 tỷ USD
Xuất khẩu sầu riêng sẽ vượt mốc 3 tỷ USD

Giá trị xuất khẩu sầu riêng tăng mạnh trong những tháng qua, cộng với sản lượng tăng cao, xuất khẩu sầu riêng năm nay có thể vượt mốc nói trên.