Nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu gửi gắm bản quyền toàn bộ tác phẩm

TUY HÒA - Thứ Ba, 15/11/2022 , 15:27 (GMT+7)

Nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu ở tuổi 102 vừa ký kết hợp đồng tác quyền trọn đời toàn bộ tác phẩm với Nhà xuất bản Trẻ, gồm 41 đầu sách các thể loại.

Nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu ở tuổi 102.

Nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu sinh năm 1920 tại phố Hàng Giấy, Hà Nội. Nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu từng làm nghề dạy học trước khi chuyển sang biên soạn những công trình khoa học về lịch sử và địa lý. Tác phẩm đầu tiên của nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu gây chú ý cho giới học thuật là cuốn “Chế độ công điền công thổ trong lịch sử khẩn hoang lập ấp ở Nam kỳ lục tỉnh”.

Nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu định cư tại Sài Gòn từ năm 1955 và trở thành một nhân chứng với những thăng trầm của đô thị phương Nam. Nhân dịp kỷ niệm 300 năm Sài Gòn – TP.HCM, nhiều tác phẩm của nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu được ấn hành đồng loạt và tạo ấn tượng mạnh mẽ với công chúng, như “Lược sử Sài Gòn từ thế kỷ XVII cho đến khi Pháp xâm chiếm 1859”, “Ký ức lịch sử về Sài Gòn và các vùng phụ cận”, “100 câu hỏi đáp về Gia Định - Sài Gòn TP Hồ Chí Minh”, “Gia Định phong cảnh vịnh”...

Được xem là một trưởng lão trong giới nghiên cứu mà không cần bất kỳ học hàm hoặc học vị gì, nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu thổ lộ con đường dấn thân của ông: “Buổi ban đầu, tôi đâu biết nhiều vấn đề, đâu có nhiều tài liệu. Bản đồ một vài cái chứng minh. Đồ cổ để biết thời xưa ăn uống thế nào. Lịch sử cũng chỉ là đọc qua những quyển sách bình thường ai cũng có. Sau vì ham mê, nên tôi đi tìm kiếm tư liệu khắp trong nước, chợ trời. Số đồ gốm, bản đồ tăng lên. Chi tiêu cho cuộc sống phải tiết kiệm, giản dị, dành phần cho tư liệu và nghiên cứu. Dần dần mới thành nhà nghiên cứu lúc nào không biết”.

Tin cậy Nhà xuất bản Trẻ, nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu đã gửi gắm toàn bộ bản quyền tác phẩm của mình, gồm 40 cuốn đã hoàn thiện và một cuốn đang viết là “Con đường gốm sứ và tơ lụa Việt Nam trên Biển Đông”.

Trước đây, Nhà xuất bản Trẻ cũng từng ký tác quyền trọn đời với các tác giả như Sơn Nam, Trần Kim Trắc, Trang Thế Hy... Việc ký tác quyền trọn đời cùng nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu thể hiện sự trân trọng và tấm lòng của đơn vị làm sách, đồng thời cũng thể hiện mong muốn đưa các tác phẩm nghiên cứu có giá trị đến với đông đảo bạn đọc. Đây là một trong những sự kiện hiếm hoi tại Việt Nam khi mà đơn vị xuất bản mua tác quyền trọn đời các tác phẩm từ một nhà nghiên cứu còn tại thế.

Một số tác phẩm của nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu từng được NXB Trẻ ấn hành.

Theo thỏa thuận, sau khi nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu không còn nữa thì nhuận bút xuất bản các tác phẩm của ông sẽ được Nhà xuất bản Trẻ chuyển vào quỹ văn hóa mang tên “Quỹ Văn hóa Sử Địa Nguyễn Đình Đầu”.

Người dân nhiều địa phương đều trông cậy vào tác phẩm địa bạ của nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu để hiểu hơn về mảnh đất họ đang sống như Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Bình Thuận, Vĩnh Long, An Giang...

Ở tuổi 102, nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu vẫn không ngừng làm việc miệt mài. Ông bày tỏ suy tư: “Tình yêu quê hương, lòng tự tôn dân tộc luôn giúp cho người Việt Nam hành động thuận theo lẽ phải, theo đại nghĩa và vượt qua những thử thách hiểm nghèo nhất. Vậy nên, mỗi người Việt Nam hôm nay cần phải coi trọng việc hòa hợp dân tộc là một trách nhiệm lịch sử tự nguyện”.

TUY HÒA
Tin khác
Nợ đời - tập truyện và ký gây nhiều suy nghĩ
Nợ đời - tập truyện và ký gây nhiều suy nghĩ

Trong cuốn 'Nợ đời' Lê Chín còn in những bài viết chân dung, ca ngợi những người tài, những người giàu nhiệt huyết mà tác giả ngưỡng mộ, quý mến.

Tác giả trẻ có tiểu thuyết lịch sử được xuất bản tại Ý
Tác giả trẻ có tiểu thuyết lịch sử được xuất bản tại Ý

Tác giả trẻ Võ Chí Nhất vừa có tiểu thuyết lịch sử ‘Hoàng cung’ được Nhà xuất bản Fiori D'asia Editrice dịch và in tại Ý, với nhan đề ‘Palazzo reale di Thang Long’.

Có một người tu hành như thế
Có một người tu hành như thế

Nhà văn Hồ Thị Ngọc Hoài: 'Có một người đã tu hành như thế và đã truyền cảm hứng sống tốt lành đến nhiều người'.

Lục bát thiền trong miền đồng điệu và đồng cảm thi ca
Lục bát thiền trong miền đồng điệu và đồng cảm thi ca

Lục bát thiền là nét đặc trưng cơ bản được tác giả Trần Lê Khánh chắt chiu thể hiện qua tập thơ ‘Đồng’ do Nhà xuất bản Văn Học ấn hành.

Hai người họ Tô giữa tiếng chim rừng và đất lửa Tây Ninh
Hai người họ Tô giữa tiếng chim rừng và đất lửa Tây Ninh

Hai người họ Tô là Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Tô Quyền và Nghệ sĩ Nhân dân Tô Lan Phương xuất hiện trong ‘Tiếng chim rừng và đất lửa Tây Ninh’.

Nhà văn Y Ban đã thấy gì trên đỉnh giời?
Nhà văn Y Ban đã thấy gì trên đỉnh giời?

Nhà văn Y Ban tiếp tục khẳng định một giọng nữ đặc sắc trong đời sống văn chương Việt Nam, bằng tập truyện ngắn có tên gọi ‘Trên đỉnh giời’.   

Cựu chiến binh hồi tưởng mặt trận gần phía trước
Cựu chiến binh hồi tưởng mặt trận gần phía trước

Cựu chiến binh Trần Trí Thông gửi gắm niềm riêng qua trường ca ‘Mặt trận gần phía trước’ phát hành đúng dịp kỷ niệm 80 năm thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam.

Nhà văn Anh Đức trong ký ức đồng nghiệp thế hệ sau
Nhà văn Anh Đức trong ký ức đồng nghiệp thế hệ sau

Nhà văn Anh Đức được hậu sinh nhắc đến một cách trân trọng tại hội thảo kỷ niệm 10 năm ông qua đời, vừa tổ chức sáng 18/12 ở TP.HCM.

Tác giả trẻ My Tiên và vùng da thiêng nhiều cảm xúc
Tác giả trẻ My Tiên và vùng da thiêng nhiều cảm xúc

Tác giả trẻ My Tiên ở đất võ Bình Định vừa ra mắt tập thơ ‘Vùng da thiêng’ với nhiều cảm xúc nồng nàn về quê hương và con người Nam Trung bộ.

Mạch nha Thi Phổ
Mạch nha Thi Phổ

Làng Thi Phổ thuộc huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi, là nơi sản xuất loại mạch nha thơm ngon nổi tiếng trong cả nước, gọi là 'mạch nha Thi Phổ'.

Tác phẩm Hồ Biểu Chánh vẫn được công chúng đón nhận
Tác phẩm Hồ Biểu Chánh vẫn được công chúng đón nhận

Tác phẩm Hồ Biểu Chánh không chỉ được chuyển thể thành phim truyền hình và phim điện ảnh, mà còn liên tục tái bản với số lượng lớn để phục vụ độc giả.

Khảo cứu: Bài thơ 'Bán than' không phải của Trần Khánh Dư
Khảo cứu: Bài thơ 'Bán than' không phải của Trần Khánh Dư

Trong 'Quốc văn trích diễm', giáo sư Dương Quảng Hàm trích bài thơ 'Bán than' và cho là của Trần Khánh Dư. Tuy nhiên, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng tác giả là người khác.