Mạch nha Thi Phổ
Làng Thi Phổ thuộc huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi, là nơi sản xuất loại mạch nha thơm ngon nổi tiếng trong cả nước, gọi là 'mạch nha Thi Phổ'.
Nó làm lớp trưởng, có bộ tóc xoăn và khuôn mặt rắn chắc, nước da nâu với hai cặp mắt rực lửa mỗi khi lao vào đánh nhau. Chính một lần, vì trêu ghẹo gì đó, nó vặn ngoéo tay tôi ra phía sau trong chớp mắt, môi mím lại hỏi có muốn chết không, khiến tôi bị ấn tượng bởi cặp mắt nó. Thế là tôi đâm ra mê con bé lớp trưởng. Hôm nào đến lớp mà không thấy cái Mừng - tên nó - đang chống tay vào nách oai vệ quát bọn bạn học theo lệnh của cô giáo, tôi cảm thấy rất buồn. Nó đương nhiên là không bao giờ biết chuyện đó. Nhưng tôi thì luôn khổ sở vì nó. Tôi chăm chỉ đi học, không sợ bom đạn nổ ùng oàng cũng chỉ vì nó. Mối tình đơn phương, đầu đời của tôi kéo dài trong tuyệt vọng suốt những năm học cấp một.
Chỉ đến khi sang học cấp hai, chúng tôi phải tách lớp, tôi mới quên cái Mừng. Mà quên rất nhanh. Tự dưng tôi thấy nó không đẹp như tôi mong đợi và như cái hình ảnh gieo vào tôi lúc tôi viết chữ đầu tiên là cô giáo tên Trường, ở làng bên. Nhưng nguyên nhân trực tiếp khiến tôi quên cái Mừng, là khi đó tôi bắt đầu thầm yêu cô giáo chủ nhiệm lớp năm, tên là Hương. Cô có một cái răng cửa bị sứt và đó là nét duyên chết người khiến trái tim tôi bị bóp nghẹt mỗi khi cô vừa nói vừa cười. Cô làm chủ nhiệm chúng tôi, kiêm dạy môn sinh vật. Cô có cặp mắt nhung rất sáng và nó thường ngơ ngác. Cái gì cũng gây ngạc nhiên cho cô. Cái gì với cô cũng lạ lẫm và cô thường reo lên như trẻ con. Sau này tôi biết hóa ra không chỉ mình tôi, mà bọn con trai lớn hơn cũng thích cô.
Một lần đang đào hầm trú bom và vì thế tôi được nhìn cặp chân trắng bóc, thon nhỏ của cô, bỗng chúng tôi gặp một con rắn. Vì quá quen với từng loại rắn nên tôi nhận ra ngay đó là con rắn nước, loài rắn rất hiền lành. Không mấy ngày ở ngoài đồng mà chúng tôi không trêu chọc rắn nước để cho nó phát khùng quay lại đuổi rồi vừa chạy vừa dùng chân té nước về phía con rắn, cười ré lên với nhau. Chả may có bị nó cắn thì cũng chỉ ngưa ngứa. Với tôi, một con rắn nước, chỉ đáng để tôi dùng tay búng thẳng vào mũi!
Nhưng cô Hương thì sợ tái mặt. Nhìn thấy con rắn, cô kêu rú lên rồi theo phản xạ tự nhiên bỏ chạy ra xa. Từ xa cô líu cả lưỡi bảo tôi chạy đi. Nhưng tôi không chạy mà dùng một đoạn que ngắn đuổi theo chịt cổ con rắn rồi lần tay bóp vào hàm nó, cầm giơ lên cao trước khi quăng ra ruộng ngô. Cô Hương thấy thế càng sợ hết hồn, cứ kêu ầm lên can tôi. Khi thấy tôi hoàn toàn bình thản, thậm chí còn cười cười, thì cô vừa phục tôi, vừa có phần xấu hổ bởi hành động bỏ chạy mà đáng lẽ cô không nên làm như vậy. Cô kéo tôi ra phía sau lớp học, cầm tay tôi - và đó là người phụ nữ đầu tiên trong đời cầm tay tôi - bảo bằng thứ giọng rất tha thiết:
- Cô cảm ơn em, ai ngờ em bé thế mà bản lĩnh lại lớn thế! Chàng trai của cô thật dũng cảm.
Chính cái vế sau của câu cô nói, trong đó có nhắc đến hai chữ chàng trai, lại còn của cô, đã khiến tôi bỗng thấy mình lớn vụt lên. Tôi chỉ muốn áp mặt vào bộ ngực thanh tân của cô. Và lạ thay, tôi thấy thèm khát cô, bằng cảm giác nhục thể hẳn hoi? Nếu lúc đó cô bảo tôi chui vào hang rắn hổ mang lôi ra cho cô vài con, có lẽ tôi sẽ rất sung sướng. Cô nhìn tôi, còn tôi thì bẽn lẽn nhìn xuống. Cô gần giống với hình ảnh về một người đẹp tôi vẫn mơ ước mỗi khi đọc truyện cổ tích. Lúc đó tôi thường ước thành chàng trai có thể bảo vệ nàng. Còn bây giờ chính cô Hương lại gọi tôi như vậy mặc dù tôi mới chỉ “chém” một đầu con tiểu xà (trong truyện cổ tích là bảy đầu của con đại mãng xà). Tôi lén nhìn xuống cặp chân chỉ bằng cái ống sậy khô của mình, cảm thấy xấu hổ. Nhưng cô Hương lại tưởng tôi xấu hổ vì lời cô khen nên cứ vô tư để lộ cặp bắp trắng bóc khi kéo tôi đi rửa chân tay. Cô lau mặt, phủi áo cho tôi. Tôi ao ước được cúi xuống cắn vào bắp chân cô một lần rồi chết cũng cam lòng.
Sau lần ấy tôi phải lòng cô giáo chủ nhiệm. Những ngày bom Mỹ đánh phá trở lại (năm 1972) khiến chúng tôi được học tại nhà, lòng tôi nôn nao nhớ cô, nhớ nụ cười ấm áp của cô với cái răng sứt như một nét nhấn có thể dìm chết bất cứ chàng trai nào. Tôi nhớ giọng nói khác vùng của cô. Sao nó lại nhẹ nhàng, nhiều tình cảm, giàu âm sắc đến thế. Tôi nhớ cái áo nhung đen cô thường mặc khiến cổ tay tròn cùng với cái cổ cao của cô trông không khác gì chuốt bằng ngọc trắng. Và cái mái tóc rủ qua mắt khiến cô cứ phải nhẹ nhàng hất lên mỗi khi cúi xuống giáo án. Đêm về tôi nức nở một mình bởi hình ảnh cô. Tôi ao ước được cuộn khoanh nằm ngủ trong lòng cô, ấp mặt vào ngực cô và khi cô cũng ngủ thì tôi sẽ khám phá cô… Năm ấy tôi mới có 13 tuổi, chưa hề xuất hiện dấu hiệu gì rõ ràng của một gã đàn ông thực thụ và cũng chưa bao giờ tận mắt thấy người phụ nữ trưởng thành khỏa thân. Vậy mà nhiều đêm tôi quằn quại với mong ước được ôm cô khi cả hai trần truồng. Tôi hoàn toàn tin rằng ngay cả nơi kín đáo nhất của cô cũng trắng bóc như da ngực cô và có thể tỏa sáng cùng hương thơm ngào ngạt. Để giữ tình yêu với cô, tôi quyết tránh xa mọi sàm sỡ của lũ con gái đến tuổi động cỡn.
Hồi đó, cũng do chiến tranh nên chúng tôi phải chăn trâu vào ban đêm. Thích nhất là những ngày có trăng, kể cả trăng suông. Vụ lúa vừa gặt xong, chỉ còn lại chân rạ. Cánh đồng vì thế trải ra mênh mông với hàng ngàn đụn rạ như những cái nơm úp cá. Cây lúa, sau khi xén lấy phần ngọn (sẽ thành rơm sau này) phần còn lại gọi là rạ, được dựng lên để hong khô, trước khi bó lại gánh về dùng vào việc đun nấu hoặc đánh gianh lợp nhà, lợp chuồng lợn. Bọn trâu chỉ bám theo những bờ cỏ và chúng cũng rất biết thân biết phận nên cắm cúi ăn. Chúng tôi chả có việc gì làm bèn dùng cành phi lao dựng lều rồi lấy rạ lợp lên. Những cái lều ấy, bên dưới được lót một lớp rạ dầy làm thảm, đủ ấm cúng để bọn con trai hoặc con gái nằm gác chân lên nhau nói đủ thứ chuyện. Nhưng đa phần bọn con gái không chịu. Cùng chăn trâu nhưng chúng thường lớn hơn, khoảng 15 - 16 tuổi, ngực đã căng đầy, nên chúng rất thích đụng chạm với bọn con trai. Từ lều của con gái, đầu tiên chúng khiêu khích bằng những câu rất cợt nhả, gợi chuyện vợ chồng rồi cười rinh rích. Đứa bạo hơn thì rủ chúng tôi có giỏi thì sang bên lều của bọn chúng. Nhưng khi thấy chúng tôi im lặng thì chúng giở trò cởi hết quần áo, chỉ quấn cái khăn dù trắng mà đứa nào hồi đó cũng có, lượn lờ, ưỡn ẹo bên ngoài lều của bọn con trai. Những cái bóng trắng ấy vừa giống tiên, vừa giống ma, cứ lao vào áp sát thằng con trai nào chui ra khỏi lều, người nóng rực, hơi thở hổn hển, rồi lại bỏ chạy ra xa. Bọn con trai lớn, thường vẫn kể chuyện bậy ba, bạo dạn thò tay véo vào đùi đứa con gái nào đó khiến nó chửi ầm lên nhưng rất thích. Có đôi đuổi nhau chạy chí chết trên cánh đồng cho đến khi đứa con gái nằm bẹp xuống, bỏ mặc thằng con trai tha hồ khua khoắng.
Một lần như vậy tôi bị con bé học cùng lớp nhưng nhiều tuổi hơn, tên là Gái, về đằng họ tôi phải gọi bằng cô, cứ chạy vòng quanh, mỗi lần áp sát vào tôi nó lại tốc cái khăn dù lên, cốt để tôi nhìn thấy thân thể nó. Vú nó nẩy tưng tưng trên ngực mỗi khi nó lao vào. Và tôi thấy nó cứ uốn éo như rắn, có lúc ngửa ra sau, hai tay chống ngược xuống ruộng, người cong lên. Tôi không biết làm thế nào, bèn chui vào lều. Nhưng nó không tha. Nó thò tay vào kéo tôi ra. Dưới ánh trăng tôi thấy mắt nó như mắt mèo. Rồi nó vồ tôi, dùng khăn dù quấn gộp tôi vào người nó. Toàn thân nó nóng như than. Tôi tưởng mình nghẹt thở bởi nỗi sợ phạm tội. Nhưng tôi nghẹt thở còn bởi lần đầu tiên tôi hiểu thế nào là sự đụng chạm da thịt khác giới. Có cái gì thật ghê gớm đang nảy ra rất nhanh. Con bé thở dốc và cầm tay tôi đặt vào ngực nó. Thay vì nó ré lên thì người đó lại là tôi: Tôi đẩy nó ngã nhào xuống ruộng. Và nó tỉnh. Tôi cũng tỉnh. Nó chửi tôi, tôi cũng chửi lại nó chua ngoa không kém. Tôi gọi nó là đồ đĩ. Nó đanh đá bảo tôi đàn bà ai chả là đĩ, “không tin về hỏi mẹ mày thì biết”. Tôi muốn giết chết nó ngay lập tức. Nhưng tôi còn phải hỏi mẹ xem thật hư thế nào. Tôi đẩy nó ngã vì đúng lúc ấy tôi thấy gương mặt cô Hương hiện lên, với cái lắc đầu: “cậu đốn mạt quá!”.
Khi cả tôi và cái Gái đã trở lại bình thường, chúng tôi tiếp tục chủ đề lúc trước. Nó bảo mẹ tôi đánh đĩ với bố tôi mới đẻ ra tôi. Mẹ nó đánh đĩ với bố nó nên mới có nó. Đàn ông đàn bà không đánh đĩ với nhau thì làm gì có trẻ con. “Suýt nữa thì tao đánh đĩ với mày - nó bảo và cười hồn nhiên - tao có hành kinh rồi, mày mà có “khí” là tao chửa. Khi đó làng sẽ gọt đầu bôi vôi thả trôi sông cả hai đứa”. Tôi hỏi nó “khí” là cái gì thì nó sành sỏi đáp: “Khí là thứ nước trắng như nước gạo, khi ngủ với nhau nó mới ra. “Tôi hỏi nó: “Làm sao mày biết”? Nó cười ra vẻ hiểu đời nhưng không trả lời.
Trở về tôi cứ bị ám ảnh bởi câu chuyện mà cái Gái kể. Tình yêu mà tôi hình dung, chả giống tí gì như nó nói. Chẳng hạn tôi yêu cô giáo chủ nhiệm bằng tình yêu không phải của cậu bé 13 tuổi mà là của một tráng sỹ tí hon. Trái tim tôi luôn ở vào trạng thái quá tải. Những lúc không ở bên cô, tôi bồn chồn mong nhớ, lo lắng và ghen tuông. Nhưng tuyệt nhiên không có chuyện lại đè cô ra như con bé nói đã yêu nhau đều phải thế.
Sau khi Mỹ tuyên bố ngừng ném bom miền Bắc lần hai, chúng tôi trở lại trường học bình thường, mặc dù vẫn là lán học thời chiến tranh. Tôi có điều kiện ngày nào cũng gặp cô Hương. Nhưng thay vì bày tỏ tình yêu với cô, tôi cứ vô tình khiến cô bực mình. Một hôm tôi bị quy oan là một trong bốn năm học sinh làm việc riêng giữa giờ. Cuối buổi, cô Hương hầm hầm bước vào lớp. Thường ngày cô luôn vui vẻ, nụ cười thật tươi tắn trên cặp môi đỏ mọng. Cái răng bị sứt một tí của cô luôn là điểm nhấn trong cặp mắt hau háu của tôi. Vậy mà khi cô nổi giận thì miệng cô mím lại, không còn vẻ xinh tươi mọi ngày. Đầu tiên cô yêu cầu những học sinh bị thầy bộ môn phản ánh mất trật tự đứng lên cho cả lớp nhìn. Tôi tất nhiên là một trong số đó. Những đứa kia cúi gằm mặt, riêng tôi thì không. Thấy vậy cô Hương càng điên tiết. Cô quắc mắt hỏi tôi:
- Bố em là ai?
Tôi đáp lạnh lùng:
- Bố em thì cả xã đều biết…
- Nhưng tôi chưa biết.
- Cô biết để làm gì?
- Tôi cần biết để nói với bố em rằng em là đồ mất dạy…
Tôi có cảm giác rõ ràng mình vừa bị phản bội, vừa bị làm nhục công khai trước đám đông. Tôi đã rất yêu cô, đã muốn xả thân vì cô, kể cả phải nộp mình cho mãng xà. Đêm nào tôi cũng ôm cô trong tưởng tượng, mặt ấp vào ngực cô. Tôi từng có ý định cho thầy Quang dậy hóa học một viên gạch vào mặt khi bất ngờ chứng kiến thầy dám cầm tay cô kéo lại phía mình trong lúc cô quyết giãy ra. Vậy mà cô đối xử với tôi như vậy. Đồ bội bạc! Tôi bật khóc và bước ra khỏi lớp.
Nhưng tôi không về nhà. Tôi đi vào chùa Ruộc, nơi tôi học thời bé, rúc vào gốc chuối khóc tấm tức, thành tiếng. Lâu lắm tôi mới lại khóc tức tưởi như vậy. Tôi muốn khóc cho trôi hết tất cả nỗi oan ức và nỗi đau bị bội tình. Trời oi nồng và rất nhiều con rãn (có nơi gọi là rĩn). Loài vật này ưa chuối, nhất là vùng đất bãi. Chúng thường nhan nhản ở những vườn chuối. Chúng lại là giống vật háo máu và thích mùi lạ nên hàng chục con bu ngay lại bám vào chân, vào cổ, vào mặt tôi. Tuy chỉ bé bằng cái chấm mực của ngòi bút sắt nhưng chúng có thể tạo nên những nốt sưng to như hạt ngô. Ngứa kinh khủng. Giá mà mọi ngày thì tôi sẽ bỏ chạy. Nhưng hôm ấy tôi không cảm thấy gì hết. Cho chúng mày đốt. Nếu đốt cho tao chết được thì càng hay. Rồi tôi gào lên một mình từ khi nào. Phải gào lên thế mới hả.
Bỗng tôi thấy có người đưa tay lau mặt cho mình từ phía sau. Quay lại tôi nhận ra cô Hương. Cô nhìn tôi có phần ân hận, trở lại với vẻ mặt mà tôi thường thấy và thường bóp nghẹt trái tim tôi. Cô kéo tôi vào ngực bằng cử chỉ vô cùng dịu dàng. Lòng tự ái của tôi bỗng mềm nhũn ra khiến tôi để yên cho cô xoa đầu. Và điều tôi chờ đợi cuối cùng cũng đã thành hiện thực: Được ấp vào người cô, ngửi thấy mùi thơm từ cơ thể cô, thứ mùi chỉ có ở phụ nữ vẫn còn trinh trắng - sau này tôi tin như vậy. Chờ cho cơn thổn thức của tôi lắng dần xuống, vẫn bằng cái giọng nhẹ nhàng, cô nói với tôi như sau:
- Em ạ, cô biết em còi cọc, nhỏ bé, nhưng mà là bé hạt tiêu, không giống cái bọn to xác theo kiểu to chuối hột. Trong khi những đứa ấy bị cô mắng thì cười nhăn nhở, còn em thì khóc. Cô biết chí của em rất lớn. Chỉ những người có chí lớn mới luôn mơ mộng và coi trọng nhân cách. Hôm nay ở trong lớp, vì không kìm được cơn bực tức bị Ban giám hiệu nhắc nhở, cô đã quá lời với em, cho cô xin lỗi. Nhưng thật lòng cô rất quý em, cô không biết làm thế nào để nói hết tình cảm của cô được. Cô sắp chuyển khỏi trường. Em là học sinh đầu tiên biết điều đó. Sang năm em sẽ có cô giáo chủ nhiệm mới. Trước khi xa nhau, cô muốn tặng em một thứ…
Tôi vừa sung sướng vừa bàng hoàng cả người, y như trong giấc mơ nào đó. Bỗng tôi chỉ muốn hét lên là tại sao cô lại chuyển trường, chuyển đi đâu…nhưng tôi vẫn chỉ khẽ nức nở.
Cô Hương nói tiếp:
- Tên em là Tạ Viết Đãng, nghe rất trúc trắc, gọi lên thấy đau miệng lắm. Nay cô đổi lại là Tạ Duy Đãng, em thấy thế nào. Thay chữ Viết bằng chữ Duy. Từ nay về sau em sẽ là Tạ Duy Đãng. Được không?
Rồi không chờ tôi trả lời, cô buông tôi ra, bỏ đi. Tôi chỉ kịp thấy mắt cô cũng đỏ hoe.
Ngày cô Hương chuyển trường là một ngày đau buồn nhất tuổi thơ của tôi. Bất ngờ nhất là trước khi đi, cô vào thăm gia đình tôi. Hôm đó có cả bố, mẹ tôi ở nhà. Cô giữ vẻ mặt buồn buồn. Nhưng khi cô nói về tôi thì mắt cô rực sáng. Cô bảo với bố mẹ tôi rằng ông bà có cậu con trai nhỏ bé về thể xác nhưng chí rất lớn và đặc biệt là có một tâm hồn cực kỳ nhạy cảm, một trí óc lành lạnh, một trái tim nhân hậu, một tấm lòng rộng lớn, khao khát làm điều tốt, vì thế mà rất dễ bị tổn thương. Cô bảo là trước sau tôi cũng hơn bọn trẻ cùng lứa khác. Bố mẹ tôi coi đó là những lời xã giao của cô, chỉ cười và cảm ơn cô đã dạy dỗ tôi. Nhưng cô cứ muốn nhắc đi nhắc lại điều đó, muốn bố mẹ tôi lưu ý lời cô như những lời nghiêm túc. Rồi cô nắm tay tôi, giống như nắm tay người tình nhỏ. Cô cúi xuống nói rất khẽ vào tai tôi:
- Cô biết em dành cho cô những gì, nó vô cùng lớn với cô, cảm ơn em nhé, chàng trai của cô, cô cũng rất yêu em.
Tôi quay mặt đi. Những câu cuối cô Hương nói thì thầm, đúng như những gì tôi vẫn tưởng tượng và chờ đợi, về lời của những cặp tình nhân khi họ nói với nhau. Nếu tôi đủ can đảm nói là tôi yêu cô, thì tôi cũng sẽ nói thì thầm như vậy.
Thế là chấm dứt mối tình bi thảm đầu tiên trong cuộc đời tôi.
Năm sau tôi lên lớp sáu. Cô giáo chủ nhiệm tên là Dân, có cái miệng rất rộng. Không hiểu sao tôi không ưa những phụ nữ miệng rộng, vành môi lại mỏng. Mà cô Dân thì không chỉ miệng rộng, mặt cô còn chữ điền, cằm hơi chìa ra. Mẹ tôi hay nói câu: “Xấu người, xấu cả hơi”. Tôi tin câu đó dành riêng cho cô Dân. Cô ác cảm với tôi ngay từ lúc mới gặp. Có lẽ tôi cũng thuộc típ đàn ông mà cô ghét.
Có lẽ đó là lý do mà tôi nằm trong số bốn đứa phải chuyển sang lớp 6A. Chúng tôi bị bạn bè ác khẩu gọi là “lũ cặn bã 6C”. Ba đứa kia đều học dốt và rất ham chơi, nên chúng nó coi việc học ở đâu không quan trọng. Chúng nó vui vẻ chuyển lớp. Mang tiếng là cặn bã càng dễ sống. Riêng tôi thì không. Tôi rất buồn và tự ái, bị tổn thương sâu sắc. Tôi ngầm hạ quyết tâm sẽ cho cô Dân biết cái thứ mà cô coi là cặn bã thực ra là vàng. Rồi cô sẽ phải ân hận. Vì thế tôi lao vào học, với cái tên mới Tạ Duy Đãng mà người tình đầu tiên tặng cho (và vì thế mà tôi khốn đốn bao nhiêu phen với thủ tục hành chính để cuối cùng lại phải trở về tên ban đầu). Tôi càng thấy nhớ cô Hương da diết. Chỉ cô là hiểu tôi. Những khi chán nản, hình ảnh cô hiện lên rực rỡ, khuôn mặt như viền bằng ánh sáng, là nguồn an ủi với tôi. Làm sao có thể gặp được cô đây. Tôi sẽ học vì cả cô, để xứng đáng với cô. Thế là bài thầy giao, dù thuộc môn gì, tôi đều làm bằng tất cả niềm say mê. Nhiều thầy cô ban đầu ghét tôi - do cô Dân truyền cho họ mối ác cảm - cứ dần dần quay sang quý tôi. Trong khi bọn bạn học đi săn chuột, ăn trộm vải, ra sông Đáy bơi lội và nhìn trộm đàn bà tắm - như mấy đứa lớn công khai kể lại - thì tôi đánh vật với những bài toán, vật lý, làm mô hình thủy tức, mô hình sao biển, mô hình cá…Tôi mày mò đắp cả tấm bản đồ châu Âu bằng đất sét theo hướng dẫn của thầy dạy địa. Biển nông sâu cũng được tôi tô đậm nhạt khác nhau bằng màu chế từ lá khoai nước. Khi chấm điểm thì cả tổ đều có tên nhưng thực chất chỉ mình tôi làm. Nhiều người bảo tôi dại. Tôi mặc kệ. Tôi quyết phải rửa mối nhục và cho cô Dân biết tay. Thế là trong những năm sau đó, tôi luôn là học sinh thuộc tốp đầu của trường. Nhưng lần nào nhà trường trao phần thưởng cho tôi, tôi cũng từ chối. Từ bé tôi đã không thích được khen. Tôi không thích để cho ai đó được quyền ban khen mình.
Tôi bắt đầu quên dần cô Hương, thay cô bằng hình ảnh cái Thoa người làng Hạ, cách làng tôi ba cây số. Dưới mắt tôi thì cái Thoa khá xinh. Suốt năm suốt tháng nó mặc áo cánh màu đen. Tôi có thể gọi rõ tình cảm của tôi với Thoa và nó đích thị là tình yêu trai gái, mặc dù cũng như cái Mừng, cũng như với cô Hương, tình yêu của tôi vẫn hoàn toàn đơn phương. Tim tôi lúc nào cũng khắc khoải, thổn thức mong nhớ. Từ trường về, tôi mang theo hình ảnh của nó, tưởng tượng ra một ngày nào đó tôi có thể nói với nó tình cảm của tôi. Làm gì tôi cũng nghĩ đến nó. Bất cứ bài hát nào gợi tình cảm mong nhớ, tôi cũng cố gắng thuộc. Thuộc để nhẩm hát một mình, coi như lời bộc bạch âm thầm với cái Thoa. Hôm nào cái Thoa không đi học, coi như cả buổi tôi mất hồn, ngồi nghe thầy cô giảng nhưng mọi ý nghĩ đều hướng về nó. Đã không dưới vài ba lần tôi bí mật đến làng của cái Thoa, chỉ cốt xem nơi nó sống thế nào. Chính vì thế mà xảy ra bi kịch.
Một hôm, sau nhiều lần thám thính, hỏi thăm, tôi đã xác định được chính xác nhà cái Thoa. Tôi bèn lên đê ngồi chờ. Rồi tôi thấy cái Thoa đưa con bò ra đồng. Nó đi sau, thỉnh thoảng nói với ai đó bằng thứ giọng của người đất bãi, âm cuối cứ kéo dài ra. Nó vừa rong bò vừa cầm dao vạt một khúc mía đưa lên miệng tước. Khi nó tước mía sao tôi thấy nó xấu xí thế. Miệng nó há ra, mắt trợn lên, kéo vỏ mía đánh roạt, nhổ phì ra, rồi cắn, nhai, rồi rít nước, rồi lại nhổ bã xuống ngay sát chân. Bỗng nhiên tôi thấy mình bị tổn thương sâu sắc. Nhưng tổn thương nhất là tôi thấy nó tạt vào một cái bụi cây, tụt nhanh quần, ngồi thụp xuống đái. Tôi cảm thấy rõ trái tim đang tan ra thành trăm mảnh. Tôi bèn lủi thủi đi tắt cánh đồng về nhà, không muốn gặp bất cứ ai. Về sau tôi vẫn không quên được cái Thoa, nhưng đi kèm bao giờ cũng là động tác nó ghé miệng, mắt trợn ngược tước mía.
Sau này tôi thấy Nam Cao cũng có một truyện tương tự, chỉ khác là cô gái trong truyện của Nam Cao ăn bún ốc, húp sì sụp khiến mọi tình cảm lãng mạn của anh con trai như bị dội gáo nước lạnh và tình yêu của họ chết tươi ngay sau đó.
Tình cảm của tôi dành cho cái Thoa cũng y như thế.
Tôi vẫn quan niệm tình yêu là thứ tình cảm thiêng liêng, phải vô hình như ý nghĩ, trong suốt, mỏng manh, chỉ chạm nhẹ vào là tan mất.
Làng Thi Phổ thuộc huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi, là nơi sản xuất loại mạch nha thơm ngon nổi tiếng trong cả nước, gọi là 'mạch nha Thi Phổ'.
Tác phẩm Hồ Biểu Chánh không chỉ được chuyển thể thành phim truyền hình và phim điện ảnh, mà còn liên tục tái bản với số lượng lớn để phục vụ độc giả.
Trong 'Quốc văn trích diễm', giáo sư Dương Quảng Hàm trích bài thơ 'Bán than' và cho là của Trần Khánh Dư. Tuy nhiên, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng tác giả là người khác.
Nhà văn Nguyễn Quang Sáng, tác giả được giải thưởng Hồ Chí Minh, được hậu sinh kỷ niệm 10 năm ông đi xa, bằng một hội thảo tổ chức tại TP.HCM sáng 6/12.
Trên bia đá đền thờ tổ nghề chạm bạc Đồng Xâm có tuổi đời gần 600 năm ghi dấu ấn tinh hoa làng nghề và những điều răn dạy con cháu giữ nghiêm phép nghề.
Nội dung của 'Hưng Hóa kí lược' có 12 đề mục, bao gồm đầy đủ nội dung truyền thống của một cuốn địa chí.
Nhà thơ Đinh Nho Tuấn với chùm thơ về vẻ đẹp đô thị năng động và bao dung, đã được trao giải nhất cuộc thi thơ ‘Nhân nghĩa đất phương Nam’ năm 2024.
Nhà thơ xứ Nghệ Trần Quang Khánh chắt chiu cảm xúc những ngày quân ngũ và những năm dạy học để gửi gắm vào vần điệu chân thành và sâu lắng.
Vẻ đẹp núi rừng ở miền tây xứ Nghệ được tác giả Hữu Vi phác họa sinh động và quyến rũ qua tập truyện ngắn ‘Cái chết của bầy ong’.
Nhà văn Sơn Nam đã được nhiều tác giả tập trung nghiên cứu, và chuyên luận ‘Khí chất Nam Bộ qua truyện Sơn Nam’ chứng minh rằng ông có thêm một khách tri âm nữa.
Học giả Nguyễn Đình Tư ở tuổi 104 được trao giải A của Giải thưởng sách quốc gia 2024 với công trình nghiên cứu về lịch sử đô thị phương Nam.
Đào tạo tiếng Việt tại Lào có thêm một địa chỉ mới ở Viên Chăn, với sự phối hợp giữa Trường Đại học Cửu Long và Viện Nghiên cứu khoa học giáo dục Lào.