Những bài đăng báo cuối cùng của cụ Lương Văn Can: [Kỳ 1] Bút danh N.C, Lương Ôn Như là ai?

Nguyên Phong - Thứ Ba, 03/10/2023 , 06:22 (GMT+7)

Chúng tôi tìm thấy khoảng gần 30 bài báo kí tên N.C mang những tiêu đề rất tiêu biểu cho con người yêu nước, thương dân và nặng lòng với văn hóa dân tộc...

Để rộng đường dư luận, chuyên mục Văn Việt- Tiếng Việt- Người Việt trích đăng lại một số bài kí tên N.C mà chúng tôi cho rằng của cụ Ôn Như Lương Ngọc Can để bạn đọc cùng thẩm lại nội dung và tinh thần của bài viết, coi như một tư liệu để cùng tìm hiểu về cụ cử Can và báo chí Việt Nam trước 1945.

Cụ cử Lương Văn Can không chỉ là người có công và đóng góp to lớn đối với phong trào Đông Kinh nghĩa thục, mà cụ còn để lại nhiều tác phẩn viết về văn học và lịch sử Việt Nam. TS Lý Tùng Hiếu trong bài “Di sản trước tác của Lương Văn Can” đăng trên Tạp chí “Xưa và nay” năm 2022 đã thống kê được 19 tác phẩm của cụ Lương Văn Can để lại cho đời. Tuy nhiên, ngoài 19 tác phẩm đó, chúng ta còn biết thêm cụ cử Lương Văn Can vẫn còn hàng chục bài báo đăng trên “Thực nghiệp dân báo” vào năm 1926 đầu năm 1927 trước lúc cụ qua đời (tháng 6/1927). 

Cụ Lương Ôn Như trong sách 'Thương học phương châm'.

Cụ Lương Ôn Như trong sách “Thương học phương châm”.

Những bài báo của Lương Văn Can với bút danh N.C

"Thương học phương châm” là cuốn sách của cụ Lương Văn Can do Nhà in Thụy Kí- Hà Nội xuất bản năm 1928. Cuốn sách như một cẩm nang cho các nhà buôn, người kinh doanh, như trong Lời tựa, Lương Văn Can viết: “Nhặt lấy các sách quan hệ về sự buôn bán, lược dịch ra như sau này để độc giả chọn lấy mà xem cho biết sự thể tình hình, may ra nghề buôn bán nước ra có phát đạt hơn trước được chăng”. Sách dày 39 trang với nhiều đề mục theo thứ tự là: Tư bản, Tổ chức sự buôn, Tính toán, Sổ sách, Thơ từ, Mua hàng, Thương hiệu, Thương tiêu, Thương địa, Thương điếm, Bầy hàng, Bán hàng, Quảng cáo, Giao tế tiếp dẫn, Điều lệ nhà băng, Thiếp hiện, Hối đoái, Sự buôn bán nước ta”.

Và manh mối đầu tiên mà chúng tôi tìm thấy được những bài báo của Lương Văn Can trên Thực nghiệp dân báo được bắt đầu từ mục “Sự buôn bán nước ta” trong cuốn sách này. Theo đó, mục này được đặt ở cuối cùng cuốn sách, từ trang 33 đến trang 39, và khác với các đề mục khác, dưới tên đề mục “Sự buôn bán nước ta” có dòng đề tựa: “Báo Thực nghiệp vào số mùng hai tháng hai năm Bính Dần, có một bài nói về sự buôn bán nước ta rất là rõ ràng thống thiết, nay biên ra như sau này để các nhà buôn ta coi đó làm gương”.

Lật giở lại chồng báo cũ Thực nghiệp dân báo, số mùng hai tháng hai năm Bính Dần, tức là ngày 15/2/1926 cho mấy kết quả:

Thứ nhất, đây là bài đăng kì 2 của một bài viết cùng nội dung “Sự buôn bán nước ta”, trước đó bài đăng kì 1 vào ngày 13/2/1926, và bài báo có tiêu đề là “Nghề buôn bán của người mình” được kí tên tác giả là N.C. Như vậy, chúng ta biết thêm được bút danh N.C là của cụ Lương Văn Can. Như chúng ta đều biết, cụ Lương Văn Can nguyên tên là Lương Ngọc Can, tự Ôn Như, biệt hiệu Sơn Lão. Có bài báo cụ kí tên là Lương Ôn Như và báo chí trước 1945 nhiều lúc vẫn gọi cụ là Lương Ngọc Can. Phải chăng bút danh N.C là viết tắt của tên chữ Ngọc Can chăng?

Thứ hai, điều để chúng tôi khẳng định bút danh N.C là của cụ Lương Văn Can bởi lẽ, bài “Nghề buôn bán của người mình” đăng trên Thực nghiệp dân báo có nhiều câu, chữ không hẳn giống với bài “Sự buôn bán nước ta”, tức là khi in sách “Thương học phương châm” đã được biên tập, chỉnh sửa.

Dấu ấn của sự biên tập, chỉnh sửa của chính tác giả bài “Nghề buôn bán của người mình” trong bài viết là: Tại số báo đăng kì 1, ngày 13/2/1926 viết “Xét ra cho kĩ thì biết cái nguyên nhân việc buôn bán của người mình không được tấn tới, bới có mười điều…”, nhưng sang số báo kì 2, đăng ngày 15, 16/2/1926 tác giả chỉ liệt ra 9 liệt điểm của nghề buôn nước ta và viết: “Chín cái điều liệt điểm đã nói như trên này, chính là những cái bệnh rất lớn, làm cho nhà buôn ta bó buộc vào cái đất eo hẹp mà không có đường mở mang, sa hãm vào cái cảnh thua sa sút….”

Như vậy, mặc dù ở đầu thống kê là 10 điều nhưng cuối bài chỉ có 9 điều (thiếu 1 điều) và cũng không được thống nhất. Sự thiếu sót này của cụ Lương Văn Can đã được điều chỉnh trong “Thương học phương châm” với sự bổ sung liệt điểm thứ 10, đó là “Khinh nội địa hóa”. Sự thay đổi nội dung “Chín” đã sửa thành “Mười” khi tác giả viết: “Mười cái điều nhược điểm đã nói như trên này, chính là cái bệnh rất lớn, làm cho nhà buôn ta bó buộc vào cái đất eo hẹp mà không có đường mở mang, sa hãm vào cái cảnh thua sút mà không có cơ phát đạt được…”.

Như vậy, chỉ có chính cụ Lương Văn Can viết bài “Nghề buôn bán của người mình” đăng 2 kì trên Thực nghiệp dân báo thì cụ mới dám sửa chữa lại bài viết của mình và đưa vào in trong sách của mình. Qua đó, có thể thấy bút danh N.C chính là của cụ Lương Văn Can.

Tìm hiểu Thực nghiệp dân báo năm 1926, chúng tôi tìm thấy khoảng gần 30 bài kí tên N.C và những bài báo này mang những tiêu đề rất tiêu biểu cho con người yêu nước, thương dân và nặng lòng với văn hóa dân tộc của cụ Lương Ngọc Can như: Pháp Việt đề huề (1/1/1926), Dân quyền ở xã hội ta (4/1/1926), Bàn về hợp quần (6/2/1926), Cái thái độ ôn hòa của người Việt Nam (26/2/1926), Mùa cờ bạc (10/3/1926), Lại sắp có việc hưng công đại chẩn chăng? (20/3/1926), Quan tham bởi đâu (22/3/1926), Ta cần phải bảo tồn cựu học (29/4/1926), Làm người cần phải tri sỉ (8/5/1926), Cái tục kiêng tên của người mình (13/5/1926), Lòng ước vọng của người Việt Nam đối với công nghệ (21/5/1926), Bàn về tư tưởng quốc gia (28/5/1926), Bàn về thượng võ (7/6/1926), Tấm lòng trung thực đối với nước (21/6/1926), Ta phải phòng bị tật bệnh đương mùa hạ (25/6/1926), Thế nào là Viện hàn lâm (1/7/1926), Bàn về tân dân (3/7/1926), Thích nghĩa tân dân (18/7/1926),  Công nghệ ta tại sao mà kém (29/7/1926), Một việc quan trọng trong mùa nước lớn (5/8/1926), Công đức (6/8/1926), Người trong một nước thì thương nhau cùng (13/8/1926).

Những người bán gạo - Sưu tập của Albert Kahn. 

Những người bán gạo - Sưu tập của Albert Kahn. 

Trong số những bài đó, ngoài những bài rút ruột rút gan từ tấm lòng tận trung, tận hiếu, vì nước, thương dân của cụ Cử thì có nhiều bài do Cụn lược dịch từ tác phẩm của Ẩm Băng Lương Khải Siêu – một trong những tác giả của “tân thư” mà Đông Kinh nghĩa thục đã từng truyền bá như: Bàn về thượng võ, Bàn về tân dân, Thích nghĩa tân dân, Công đức… Điều này cho thấy, Đông Kinh nghĩa thục chỉ bị dập tắt về hành chính và mặc dù thực dân Pháp bắt bớ, đàn áp, tù đầy nhưng tinh thần của Đông Kinh nghĩa thục thì không gì có thể dập tắt, không sức mạnh nào có thể đàn áp.

Những bài báo kí tên Lương Ôn Như

Thực nghiệp dân báo năm 1927 đăng 3 bài kí tên tác giả là Lương Ôn Như, đó là các bài: Kính cáo quan giới (16/2/1927), Trung cáo quốc dân (21/2/1927) và bài Tứ dân luận (27/2/1927).

Tờ Thực nghiệp dân báo cũng thể hiện sự kính trọng, cảm phục đối với cụ cử Lương Ngọc Can khi đăng bài Trung cáo quốc dân, bên dưới tít báo có dòng đề tựa của bản báo: “Bài này của cụ cử hàng Đào, bản quán đăng lên đây để cộng đồng lãm”.

Trong phạm vi tờ Thực nghiệp dân báo, bài báo cuối cùng của cụ Lương Ngọc Can đăng vào ngày 27/2/1927. Như chúng ta đã biết, cụ cử Lương Ngọc Can mất ngày 13/6/1927, như vậy cụ vẫn tích cực tham gia viết báo, hoạt động giáo dục cho quốc dân đến những ngày cuối cùng của cuộc đời. Và đặc biệt hơn là tinh thần Đông Kinh nghĩa thục trong người cụ cử sáng chói đến hơi thở cuối cùng.

Thiết nghĩ, những thông tin về bút danh N.C và những bài báo cuối cùng của cụ cử Can chúng tôi trình bày ở đây mới chỉ là giả thuyết ban đầu, nhưng dẫu thế nào, đọc các bài kí tên N.C bạn đọc ngày nay vẫn thấy tấm lòng yêu nước, thương nòi, mong muốn cho nước Nam ta được tấn tới phát triển của tác giả bài báo đó. (còn nữa)

Nguyên Phong
Đôi điều suy nghĩ của một Phật tử về câu chuyện xung quanh ông Minh Tuệ
Đôi điều suy nghĩ của một Phật tử về câu chuyện xung quanh ông Minh Tuệ7

Là một Phật tử, theo dõi hành trình và xem gần hết các video trên mạng về ông Minh Tuệ, chúng tôi nhận thấy văn bản của Giáo hội Phật giáo Việt Nam có thể gây hiểu lầm.

Tác giả trẻ phủ sóng một cuộc thi Thơ Hay
Tác giả trẻ phủ sóng một cuộc thi Thơ Hay

Tác giả trẻ thuộc thế hệ 8X, 9X đã chiếm ưu thế tuyệt đối tại cuộc thi Thơ Hay vừa tổ chức trao giải thưởng vào sáng 16/5 tại TP.HCM.

Nhân hiện tượng Minh Tuệ: Đi tu để được gì?
Nhân hiện tượng Minh Tuệ: Đi tu để được gì?10

Hiện tượng ông Minh Tuệ một lần nữa nhắc cho ta biết rằng cũng như trong căn nhà đóng kín, chúng ta sẽ không thấy được gì, nhưng chỉ cần một tia sáng lọt vào, lập tức thấy bụi bặm nhảy múa đảo điên.

Thổn thức cùng sông Nghèn
Thổn thức cùng sông Nghèn

Quy luật muôn đời là các dòng sông đều chảy, nhưng khi thực hiện dự án 'ngọt hóa', thau chua rửa mặn thì sông Nghèn thành dòng sông duy nhất ở Việt Nam... không chảy.

Từ trường hợp Minh Tuệ: Y pháp bất y nhân
Từ trường hợp Minh Tuệ: Y pháp bất y nhân1

Câu ấy có nghĩa là [người tu phải] căn cứ vào giáo pháp (chân lý) chứ không được căn cứ vào cá nhân.

Tác phẩm hay trong sự tiếp nhận hiện nay như thế nào?
Tác phẩm hay trong sự tiếp nhận hiện nay như thế nào?

‘Tác phẩm hay trong sự tiếp nhận hiện nay’ là cuộc tọa đàm văn chương giữa các tác giả thuộc Hội Nhà văn TP.HCM và Hội Văn học nghệ thuật Phú Yên.

Bên dòng Kiến Giang huyền thoại
Bên dòng Kiến Giang huyền thoại6

Sự hiểu biết cùng cảm xúc rất đặc biệt của cô bé Hà Nội 12 tuổi về đất và người Lệ Thủy, Quảng Bình.

'Dân Ông Tạ' cất giữ một phần ký ức đô thị phương Nam
'Dân Ông Tạ' cất giữ một phần ký ức đô thị phương Nam

'Dân Ông Tạ' là cộng đồng người gốc Bắc di cư vào nam, được tác giả Cù Mai Công phản ánh trong bộ sách 'Sài Gòn một thuở - Dân Ông Tạ đó'.

Viết ngược từ theo sở thích làm méo mó ngôn ngữ Việt
Viết ngược từ theo sở thích làm méo mó ngôn ngữ Việt

Gần đây, trường hợp viết đảo ngược từ xuất hiện tràn lan và ngày một phát triển. Có cơ hội, có dịp là đảo ngược. Đảo lấy được. Nhà văn, nhà báo cũng đua nhau viết ngược từ.

Chùa Một Cột trên thành phố bị lãng quên Bandipur, Nepal
Chùa Một Cột trên thành phố bị lãng quên Bandipur, Nepal

Đi hành hương lần này, đoàn chúng tôi có 8 người. Đi một chuyến đi 'lịch sử đời người', vì sẽ đến những nơi chưa từng đến, những nơi mà để đến được, thì vô cùng khó khăn mới đến được, nhưng đã đến được thì quá xứng đáng để đi. Đến dãy Núi Tuyết Hy Mã Lạp Sơn, và thành phố cổ Bandipur...

Giá trị tiếng Việt kết nối cội nguồn người Việt khắp nơi
Giá trị tiếng Việt kết nối cội nguồn người Việt khắp nơi

Giá trị tiếng Việt trong tâm hồn người Việt, một lần nữa được nhắc nhớ qua chương trình đặc biệt kỷ niệm Giỗ tổ Hùng Vương trên Nông nghiệp Radio tối nay (18/4).

Giỗ Tổ nhớ 'Cảm tưởng của ta về Hội đền Hùng' của cụ Dương Bá Trạc
Giỗ Tổ nhớ 'Cảm tưởng của ta về Hội đền Hùng' của cụ Dương Bá Trạc

Nhà báo, nhà văn Dương Bá Trạc (1884-1944), hiệu Tuyết Huy, là anh trai của nhà giáo Dương Quảng Hàm. Cụ cùng các chiến sĩ đã sáng lập phong trào Đông Kinh nghĩa thục.