Những con chữ ngoài trang sách hé lộ văn hóa đọc của người Việt

Phạm Tuấn - Thứ Sáu, 05/05/2023 , 15:15 (GMT+7)

‘Những con chữ ngoài trang sách’ là chuyên khảo của tác giả Trần Đình Ba, giúp công chúng hình dung văn hóa đọc của người Việt như thế nào cách đây 100 năm.

Cuốn sách biên khảo về văn hóa đọc của người Việt cách đây một thế kỷ. 

Cuốn sách biên khảo về văn hóa đọc của người Việt cách đây một thế kỷ. 

 

“Những con chữ ngoài trang sách” được Nhà xuất bản Tổng hợp TP.HCM ấn hành trong không khí Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam 2023. “Những con chữ ngoài trang sách” giới hạn mốc thời gian một quãng lịch sử ra đời, phát triển của nghề xuất bản sách ở Việt Nam, kể từ khi kỹ thuật in chữ rời bằng máy của phương Tây du nhập sang nước ta vào nửa cuối thế kỷ XIX, cho đến tháng 8 năm 1945.

Bấy lâu nay, độc giả cầm trên tay cuốn sách, đọc nội dung, biết tác giả, nhưng đã mấy ai chợt nghĩ, để một tác phẩm đến được với độc giả, thì sách trải qua sự khai sinh như thế nào? Việc tác giả viết, bản thảo thành hình, biên tập, in ấn, phát hành… thực bao nhiêu việc phải làm để một cuốn sách có thể hiện diện trên giá sách?

Đó là những câu chuyện hậu trường đơn giản, “Những con chữ ngoài trang sách” muốn phác thảo một bức tranh khái quát hơn về diện mạo văn hóa đọc của người Việt cách đây một thế kỷ.

“Những con chữ ngoài trang sách” được chia làm 3 phần với 48 bài viết theo dạng chủ đề, giúp độc giả tiếp cận và khám phá đời sống xuất bản 100 năm trước.

Ở phần 1 “Phía sau trang sách” tập trung nội dung về xuất bản ở Việt Nam từ nửa cuối thế kỷ XIX khi máy móc in ấn của phương Tây được người Pháp đưa sang Việt Nam. Việc ra đời các nhà in nhà nước nửa cuối thế kỷ XIX tạo nền cho xuất bản hiện đại. Sang đầu thế kỷ XX, xuất bản dần chuyển sang tay các nhà xuất bản công và tư, trong đó hai trung tâm xuất bản lớn ở Sài Gòn và Hà Nội. Nhưng đơn vị xuất bản lớn được đề cập đến có NXB Tân Dân, NXB Mai Lĩnh ở Hà Nội, Tín Đức thư xã ở Sài Gòn. Trung Kỳ cũng góp tiếng nói với Nhà in Tiếng Dân, Nhà in Qui Nhơn…

Hoạt động phát hành sách qua hệ thống nhà sách, mối quan hệ tác giả - nhà xuất bản, dịch thuật các danh tác thế giới cũng được đề cập tới. Những con người, công việc góp phần làm nên sự hấp dẫn cho tác phẩm cũng được giới thiệu từ việc “điểm phấn tô son” làm bìa, vẽ tranh nội dung, viết lời tựa cho đến sửa chữ sai, lời đề tặng sách của tác giả…

Hoạt động trong thời gian bị thực dân Pháp, phát xít Nhật đô hộ, lĩnh vực xuất bản cũng bị chiếc “vòng kim cô” là kiểm duyệt bao vây, khiến nhiều tác giả, tác phẩm lao đao. Bài viết “Sách gặp bà kiểm duyệt” thông tin “Xuất bản, phát hành sách trước năm 1945, các sách yên ổn để phát hành khi nội dung không đụng chạm tới chính quyền thực dân, Nam triều hay phát xít Nhật. Còn một số sách đấu tranh cách mạng, hoặc bị quy chụp từ Sở Kiểm duyệt của thực dân sẽ bị thu hồi, cấm phát hành”.

Những tác giả “vào tù ra khám” của thực dân, phát xít vì yêu nước như Phan Bội Châu, Trần Huy Liệu, Nguyễn An Ninh, Phan Văn Hùm… tác phẩm luôn bị để ý và nhiều cuốn bị cấm. Có thể kể đến “Tuyên cáo quốc dân” của Phan Bội Châu, “Một bầu tâm sự” của Trần Huy Liệu, “Ngồi tù Khám Lớn” của Phan Văn Hùm…

Thậm chí, sách văn học cũng có cuốn bị cấm như tiểu thuyết “Anh chỉ yêu em” của Cuồng Sĩ bị cấm lưu hành, tàng trữ ở Trung Kỳ năm 1942.

'Những con chữ' - Tranh của họa sĩ Nguyễn Thị Hiền.

"Những con chữ" - Tranh của họa sĩ Nguyễn Thị Hiền.

Trong phần 2 “Vui buồn giấy mực” giới thiệu đến độc giả nhiều hoạt động liên quan đến xuất bản. Nhiều nhà văn, nhà văn, tác giả, dịch giả tham gia xuất bản nhưng “đứt gánh” vì không biết kinh doanh hoặc ít vốn. Trong số họ có những tên tuổi quen thuộc Tản Đà, Huy Cận, Xuân Diệu, Nguyễn Đức Chính, Phạm Cao Củng… Những con mọt chữ cũng được điểm danh như Lê Văn Trương, Vũ Bằng, Nguyên Hồng, Tô Hoài, Vương Hồng Sển…

Phần này cũng điểm qua những dòng sách thịnh hành thời đó, trào lưu làm sách Tết được khởi phát từ năm 1928 với sự tiên phong của Tân Dân thư quán, và cuộc triển lãm sách báo đầu tiên ở Việt Nam được tổ chức tại Sài Gòn năm 1942…

Sang phần 3 “Cảo thơm lần giở”, chúng ta có dịp nhìn lại nhiều tấm gương yêu sách, đọc sách và cả quan điểm của họ về vai trò của sách vở trong đời sống. Vua Lê Thánh Tông thì cho rằng đọc sách giúp cho kẻ sĩ hiểu nghĩa lý, biết giữ mình; vua Minh Mạng thì xem trọng sách vở, cầu sách trong nhân gian không kém gì cầu hiền tài. Những tên tuổi của làng bút mực Thạch Lam, Thiếu Sơn cũng có những quan điểm hữu ích về cách đọc, sự đọc…

Với dung lượng gần 400 trang, “Những con chữ ngoài trang sách” là một tài liệu hữu ích giúp chúng ta hồi cố về lĩnh vực xuất bản với những hoạt động cơ bản in ấn, xuất bản, phát hành của ngành xuất bản trong gần 100 năm. Thông qua “Những con chữ ngoài trang sách”, độc giả cũng biết thêm, vì sao trước khi có tên “Chí Phèo”, tác phẩm này đã bị ai đổi tên ở lần in đầu thành “Đôi lứa xứng đôi”, hoặc “Thế lực Khách trú và vấn đề di dân vào Nam Kỳ” của Đào Trinh Nhất năm 1924 vì sao mới xuất bản đã hết sạch?

Phạm Tuấn
Đôi điều suy nghĩ của một Phật tử về câu chuyện xung quanh ông Minh Tuệ
Đôi điều suy nghĩ của một Phật tử về câu chuyện xung quanh ông Minh Tuệ10

Là một Phật tử, theo dõi hành trình và xem gần hết các video trên mạng về ông Minh Tuệ, chúng tôi nhận thấy văn bản của Giáo hội Phật giáo Việt Nam có thể gây hiểu lầm.

Tác giả trẻ phủ sóng một cuộc thi Thơ Hay
Tác giả trẻ phủ sóng một cuộc thi Thơ Hay

Tác giả trẻ thuộc thế hệ 8X, 9X đã chiếm ưu thế tuyệt đối tại cuộc thi Thơ Hay vừa tổ chức trao giải thưởng vào sáng 16/5 tại TP.HCM.

Nhân hiện tượng Minh Tuệ: Đi tu để được gì?
Nhân hiện tượng Minh Tuệ: Đi tu để được gì?11

Hiện tượng ông Minh Tuệ một lần nữa nhắc cho ta biết rằng cũng như trong căn nhà đóng kín, chúng ta sẽ không thấy được gì, nhưng chỉ cần một tia sáng lọt vào, lập tức thấy bụi bặm nhảy múa đảo điên.

Thổn thức cùng sông Nghèn
Thổn thức cùng sông Nghèn

Quy luật muôn đời là các dòng sông đều chảy, nhưng khi thực hiện dự án 'ngọt hóa', thau chua rửa mặn thì sông Nghèn thành dòng sông duy nhất ở Việt Nam... không chảy.

Từ trường hợp Minh Tuệ: Y pháp bất y nhân
Từ trường hợp Minh Tuệ: Y pháp bất y nhân1

Câu ấy có nghĩa là [người tu phải] căn cứ vào giáo pháp (chân lý) chứ không được căn cứ vào cá nhân.

Tác phẩm hay trong sự tiếp nhận hiện nay như thế nào?
Tác phẩm hay trong sự tiếp nhận hiện nay như thế nào?

‘Tác phẩm hay trong sự tiếp nhận hiện nay’ là cuộc tọa đàm văn chương giữa các tác giả thuộc Hội Nhà văn TP.HCM và Hội Văn học nghệ thuật Phú Yên.

Bên dòng Kiến Giang huyền thoại
Bên dòng Kiến Giang huyền thoại6

Sự hiểu biết cùng cảm xúc rất đặc biệt của cô bé Hà Nội 12 tuổi về đất và người Lệ Thủy, Quảng Bình.

'Dân Ông Tạ' cất giữ một phần ký ức đô thị phương Nam
'Dân Ông Tạ' cất giữ một phần ký ức đô thị phương Nam

'Dân Ông Tạ' là cộng đồng người gốc Bắc di cư vào nam, được tác giả Cù Mai Công phản ánh trong bộ sách 'Sài Gòn một thuở - Dân Ông Tạ đó'.

Viết ngược từ theo sở thích làm méo mó ngôn ngữ Việt
Viết ngược từ theo sở thích làm méo mó ngôn ngữ Việt

Gần đây, trường hợp viết đảo ngược từ xuất hiện tràn lan và ngày một phát triển. Có cơ hội, có dịp là đảo ngược. Đảo lấy được. Nhà văn, nhà báo cũng đua nhau viết ngược từ.

Chùa Một Cột trên thành phố bị lãng quên Bandipur, Nepal
Chùa Một Cột trên thành phố bị lãng quên Bandipur, Nepal

Đi hành hương lần này, đoàn chúng tôi có 8 người. Đi một chuyến đi 'lịch sử đời người', vì sẽ đến những nơi chưa từng đến, những nơi mà để đến được, thì vô cùng khó khăn mới đến được, nhưng đã đến được thì quá xứng đáng để đi. Đến dãy Núi Tuyết Hy Mã Lạp Sơn, và thành phố cổ Bandipur...

Giá trị tiếng Việt kết nối cội nguồn người Việt khắp nơi
Giá trị tiếng Việt kết nối cội nguồn người Việt khắp nơi

Giá trị tiếng Việt trong tâm hồn người Việt, một lần nữa được nhắc nhớ qua chương trình đặc biệt kỷ niệm Giỗ tổ Hùng Vương trên Nông nghiệp Radio tối nay (18/4).

Giỗ Tổ nhớ 'Cảm tưởng của ta về Hội đền Hùng' của cụ Dương Bá Trạc
Giỗ Tổ nhớ 'Cảm tưởng của ta về Hội đền Hùng' của cụ Dương Bá Trạc

Nhà báo, nhà văn Dương Bá Trạc (1884-1944), hiệu Tuyết Huy, là anh trai của nhà giáo Dương Quảng Hàm. Cụ cùng các chiến sĩ đã sáng lập phong trào Đông Kinh nghĩa thục.