| Hotline: 0983.970.780

Đọc sách có ích gì cho mỗi người? [Bài 1]: Người Việt xây dựng và bồi đắp văn hóa đọc

Thứ Ba 18/04/2023 , 17:57 (GMT+7)

Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm nay (21/4) được xác lập bằng một chuỗi sự kiện sôi nổi và thiết thực trên khắp cả nước.

Các hội sách luôn thu hút sự quan tâm của nhiều người.

Các hội sách luôn thu hút sự quan tâm của nhiều người.

Xây dựng và bồi đắp văn hóa đọc được xem như một sứ mệnh chung của cộng đồng, trách nhiệm hành động không của riêng ai và thành quả thụ hưởng cũng không bỏ quên ai. Làm bạn với sách, ở độ tuổi nào, cũng không bao giờ quá sớm mà cũng không bao giờ quá muộn.

Từ rất xa xưa, ông bà chúng ta đã có câu “Vạn ban giai hạ phẩm/ Duy hữu độc thư cao” (Mọi việc đều thấp kém, chỉ có đọc sách là cao thượng). Ý niệm ấy tuy hơi có chút thiên vị cho các nho sinh, nhưng không phải hoàn toàn vô lý. Bởi lẽ, đọc sách đâu phải một thú vui lúc nhàn rỗi, mà là một thói quen để hình thành sự tu dưỡng cho mỗi người. Hình ảnh đứa trẻ ngồi trên lưng trâu đọc sách, dù cách đây vài trăm năm nay hay xảy ra ngay bây giờ, vẫn là hình ảnh đáng trân trọng nhất, đáng hy vọng nhất.

Người Việt có truyền thống hiếu học. Đọc sách là khởi điểm của sự học, học tự giác, học suốt đời. Chính tinh thần ấy mà bước vào kỷ nguyên hội nhập, giữa rất nhiều ngổn ngang danh lợi thử thách nền tảng đạo đức và nhân tính của dân tộc, việc thúc đẩy nhu cầu đọc sách đã được sự quan tâm của nhiều giới, nhiều ngành.

Năm 2014, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hàng năm là Ngày Sách Việt Nam nhằm khuyến khích và phát triển phong trào đọc sách trong cộng đồng, nâng cao nhận thức của nhân dân về ý nghĩa to lớn và tầm quan trọng của việc đọc sách đối với việc phát triển kiến thức, kỹ năng và phát triển tư duy, giáo dục và rèn luyện nhân cách con người.

Vì sao ngày 21/4 được chọn làm Ngày Sách Việt Nam? Rất đơn giản, ngày 21/4//1927, cuốn sách “Đường kách mệnh” của Hồ Chí Minh đã được ra đời, bởi bàn tay những người thợ in Việt Nam. Từ cơ sở Ngày Sách Việt Nam, ngày 4/11/2021, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định nâng cấp Ngày Sách Việt Nam lên thành Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam với quy mô toàn quốc.

Sau lần tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ nhất vào năm ngoái rất thành công, năm nay Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam đưa ra thông điệp “Sách: Nhận thức - Đổi mới - Sáng tạo” và “Sách cho bạn, cho tôi”. Nương vào không khí lan tỏa của Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam, mỗi người có dịp suy tư sâu sắc hơn về ý nghĩa của sách và giá trị của sách với cuộc đời chính mình, với văn hóa cộng đồng.

Ai cũng có thể liệt kê nhiều lợi ích của việc đọc sách. Ví dụ, đọc sách giúp tăng cường kiến thức bản thân. Đúng vậy, những kiến thức ấy chưa hẳn đã mang lại tiền bạc hay vật chất nhất thời trước mắt nhưng lại thành một bệ phóng tương lai. Những kiến thức được trang bị từ đọc sách của mỗi người, gần như không thể bị tước đoạt hay được ban phát như chức vụ hoặc tài sản, nhưng lại khiến mỗi người tự tin để làm người tử tế, làm người lương thiện. Kỳ diệu hơn, kiến thức từ việc đọc sách là thứ mà mỗi người có thể chia sẻ cho kẻ khác mà không sợ bị hao hụt mà có khi còn được mở rộng trong quá trình tương tác lẫn nhau.

Với người trẻ, đọc sách với mục đích tối ưu là chuẩn bị hiểu biết cho quá trình lập thân lập nghiệp. Còn với người già thì sao? Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, kích thích tinh thần có thể làm chậm lại tiến độ hoặc ngăn chặn các triệu chứng của bệnh Alzheimer và mất trí nhớ. Cũng giống như bất kỳ các cơ khác trong cơ thể, não đòi hỏi phải được tập thể dục để luôn mạnh khoẻ, mà đọc sách chính là một sự vận động hiệu quả.

Từ việc đọc sách cá nhân, dẫu có động cơ khác nhau, để xây dựng văn hóa đọc cho một đất nước thì rất cần nhiều hoạt động cụ thể và thiết thực. Một khảo sát gần đây cho biết, một người Việt Nam mỗi năm chỉ bỏ ra 2 USD để mua sách, trong khi một người Trung Quốc chi 10 USD để mua sách và ở các nước phát triển thì bình quân mỗi người chi 200 USD để mua sách.

Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam và Đông Nam Á lại cho ra số liệu, 26% dân số Việt Nam không bao giờ đọc sách, 44% thỉnh thoảng đọc và 30% đọc thường xuyên. Trong số 30% người Việt đọc sách thường xuyên, thì sách giáo khoa và sách tham khảo đã chiếm khoảng 40%. Do đó, phải phát triển nhu cầu đọc sách không vụ lợi, không toan tính thì mới có thể bồi đắp văn hóa đọc từng ngày cho cộng đồng.

Những cuộc tọa đàm sách sẽ giúp củng cố văn hóa đọc cho cộng đồng.

Những cuộc tọa đàm sách sẽ giúp củng cố văn hóa đọc cho cộng đồng.

Hiện nay, Việt Nam đã có Hiệp hội Xuất bản và Hiệp hội Thư viện. Đồng thời, cũng đã có Giải thưởng sách quốc gia. Ngoài ra, sau khi xuất hiện Đường sách TP.HCM, cũng đã có Đường sách Hà Nội, Đường sách Vũng Tàu, Đường sách Ban Mê Thuột, Đường sách Đồng Tháp...

Thế nhưng, tầm ảnh hưởng của sách vẫn rất khiêm tốn. Dù chưa có một cuộc điều tra công phu nào để có con số thống kê đáng tin cậy nhất, nhưng sẽ là lạc quan tếu nếu nói người Việt Nam hôm nay có nhu cầu đọc sách ngang với nhu cầu ngồi quán uống bia hoặc nhu cầu dạo phố mua sắm. Giữa bối cảnh ấy, tôn vinh sách hay chỉ chứng minh được tính ưu việt khi góp phần trực tiếp vào ham muốn đọc sách của cộng đồng. Vì vậy, đã đến lúc phải tư duy rất nghiêm túc rằng sách hay sẽ được ai đọc?

Nếu sách hay để một nhóm nhỏ đọc và tán tụng với nhau, thì e cái danh xưng mọi giải thưởng có vẻ y phục bất xứng kỳ đức. Còn nếu sách hay để mọi người cùng chia sẻ thì phải chứng minh được sức tác động của từng tác phẩm với sự phát triển về nhận thức của độc giả. Cho nên, văn hóa đọc phải bắt đầu từ những người truyền cảm hứng đọc sách. Thầy cô truyền cảm hứng đọc sách cho học sinh. Cha mẹ truyền cảm hứng đọc sách cho con cái. Lãnh đạo truyền cảm hứng đọc sách cho nhân viên.

Mặt khác, văn hóa đọc nhất định phải góp phần gạn đục khơi trong bạt ngàn những ấn phẩm đang được cấp phép xuất bản một cách phóng khoáng theo nhịp điệu tăng trưởng kinh tế xã hội. Phải có sự tham gia của đội ngũ chuyên gia, những nhà phê bình đích thực để khơi mở thế giới tinh thần mà mỗi cuốn sách gói ghém, nhằm giúp công chúng tiếp cận những chuẩn mực văn hóa đọc!

Hơn nữa, với những cuốn sách có chất lượng và bổ ích cho tâm hồn và trí tuệ người Việt, thì cần có nguồn kinh phí để xuất bản với số lượng tương đối lớn, hòng lan tỏa đến tay giới thưởng lãm mọi vùng, mọi miền. Sách hay mà in vài trăm bản rồi cất giữ cẩn thận ở đâu đó, không được bàn luận, không được phân tích, không được tọa đàm thì văn hóa đọc vẫn loay hoay trong những khẩu hiệu cầm chừng và hẹn hẹp.

Xem thêm
Diễn viên Midu sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6

Diễn viên Midu vừa thông báo sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6/2024. Cô cũng đã gửi thiệp đến những người bạn thân thiết về sự kiện trọng đại này.

Nhận định Man United vs Burnley: Thắng để hy vọng

Trận đấu giữa Man United vs Burnley trong khuôn khổ vòng 35 Premier League sẽ diễn ra vào lúc 21h00 ngày 27/4/2024 trên sân vận động Old Trafford.

Thua tối thiểu U23 Iraq vì VAR, U23 Việt Nam chính thức dừng bước

Tình huống thổi phạt đền ở phút 69 là bước ngoặt khiến U23 Việt Nam để thua trước U23 Iraq ở tứ kết U23 châu Á.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm