Nỗi nhớ xa xăm, tùy bút nhà văn Trần Huy Quang: [Kỳ 3] Chuyện huyền dị trong lùm cây

Trần Huy Quang - Thứ Tư, 27/07/2022 , 06:40 (GMT+7)

Không chuyện gì hấp dẫn, lôi cuốn và ấn tượng nhất đối với bọn trẻ bằng chuyện ma, nghe xong đứa nào đứa nấy són hết ra cả quần.

Minh họa của Ngô Xuân Khôi.

Minh họa của Ngô Xuân Khôi.

Có chuyện Phạm Nhan rất lạ.

Con nít làng Mơ, không tụ lại với nhau thì thôi chứ mỗi khi tụ lại độ chừng năm bảy đứa là chỉ kể chuyện ma. Chuyện ma ở làng thì nhiều, mỗi cái cồn cái lùm là có một loại ma, ma lợn, ma chó, ma chết trôi, ma thắt cổ lè lưỡi dài hàng gang, ma đàn bà chết oan là nhiều nhất.

Bài liên quan

Cồn Cao trập trùng gò đống cạnh con đường đi ra biển, ở đó đêm nào cũng thấy ma chó. Ma chó nếu ai gặp chết ngất luôn. Trong đêm trời tối mưa dầm, đom đóm bay mù mịt loạn xạ, sẽ thấy hai con mắt xanh lè, hàm răng trắng nhởn và bên dưới là cái lưỡi đỏ như than dài như một lưỡi kiếm, đó là những con ma chó dẫn thần trùng đi bắt người. Chu cha, hãy hình dung xem, trời tối mù mịt, gió lạnh thổi hoang vu chợt nhìn thấy một con chó trắng, lưỡi dài như thanh kiếm, đỏ rực phát sáng hồng ra xung quanh, trên cái lưỡi khủng khiếp ấy là hai con mắt xanh lè, nhìn vào chỉ thấy lạnh xương sống.

Lùm Liêu cũng là một lùm cây hoang, có một cái miếu cổ đổ nát từ lâu, dưới gốc cây gạo bị sét đánh chết có nhiều đồ sành còn nguyên, có cả đầu lâu người trắng hếu, là chỗ ma họp chợ. Chợ ma chưa ai trong làng được đến họp, không biết mua bán loại hàng hóa gì, không thấy ai nói. Nhưng về ban đêm, từ trong làng, đêm thanh vắng, ai cũng nghe thấy tiếng ồn ào mua bán của các phiên chợ ma họp ở lùm Liêu. Có người bảo, phiên chợ tết năm Tí và năm Tuất, ma đánh ghen nhau tơi tả, loạn cả chợ, quần áo, tóc tai cấu xé nhau tanh bành. 

Không chuyện gì hấp dẫn, lôi cuốn và ấn tượng nhất đối với bọn trẻ bằng chuyện ma, nghe xong đứa nào đứa nấy són hết ra cả quần. Nghe mê li, nghe như nuốt từng lời, sợ đến run cầm cập mà chẳng đứa nào bỏ dở không nghe cho hết. Hôm sau nếu có đứa nào kể lại cả bọn lại ôm chặt lấy nhau nghe cho bằng hết. Nhưng chuyện ma có rùng rợn đến mấy cũng không bằng chuyện con quỷ Phạm Nhan ở cây gạo trong vườn nhà ông Ninh Được. Con quỷ này mới kinh. Nó là quỷ chứ không phải ma, nó không chờ những đêm mưa to gió lớn sấm chớp đùng đùng mới xuất hiện như ma chó, ma lợn, ma chết trôi mà nó như ở cùng với người, ai làm gì nó cũng biết, ai định mua bùa phép trừ nó, nó cũng biết. Thỉnh thoảng những đêm trăng nó hiện ra, áo trắng quần trắng tóc trắng, cao lêu đêu đến ba mét, nó cứ phất phơ, đung đưa dọc đường lẫn trong ánh trăng, tóc tai quần áo bay lên như phất cờ. Có người mang dao bôi máu chó đuổi theo nó, đến cạnh thì nó biến mất, rồi nó xuất hiện cười như điên đằng sau lưng người đi tìm giết nó. Quả phục kích này làm cho kẻ kia bạt vía kinh hồn, có người về ốm mấy tháng mới lấy lại hồn vía.

Khi thày mệ tôi vì là con trưởng nên lại trở về nhà từ đường, tôi cũng từ giã một vùng kí ức tuổi thơ êm đềm chứa đầy những tiếng chim gù gọi đôi khi vườn hoang đổi màu lá vàng trên những chóp cây cao độ cuối thu. Chỗ ở cũ giao lại cho hai chú, tức là chú Đang và chú Tự khi các chú cũng đã có gia đình. Ngày mới trở về từ đường, tôi còn nhớ cứ chiều đến lúc hoàng hôn nếu không thấy mự Đang trên khung cửi là cả nhà loạn lên. Thường hai khung cửi hai người kê gần nhau trong nhà ngang, mệ tôi phải trông chừng mự nhưng có lúc sơ ý nhìn lại thì mự đã biến đi lúc nào không biết. Khi ấy cả nhà, cả hàng xóm hò hét nhau tỏa đi tìm mự. Cả xóm đốt đuốc đi tìm mà có khi không thấy. Ngoài biển thì rừng phi lao mênh mông. Trong đồng thì gò đống, quanh co bờ bụi cao thấp, bờ rào tre pheo dày đặc kín mít. Cồn tha ma thì chẳng ai dám xông vào. Nhiều lần mãi nửa đêm vẫn không tìm ra mự. Người ta bảo mự bị con Phạm Nhan bắt, cứ gần tối là mự lẻn đi, bị nó bắt mất hồn cứ theo nó mà đi, dẫn đi đâu đi đó. Cả đêm chẳng có ai yên ổn, lúc lúc có người bảo, hay là nó bắt mự giam ở miếu bà cô. Miếu bà cô là miếu hoang từ lâu, mọi người lại đèn đuốc đi đến đó nhưng cũng không có mự, không có vết tích gì. Sáng ra lại đi tìm. Có người mách nghe tiếng rên trên cây gác lùm ông Tơng Xơng. Lùm ông Tơng Xơng? Lùm này chỉ có tre và cây gác, loại cây này lá rất độc mà quỷ không dám ở mà. Mọi người vào lùm tìm mãi không thấy, định bỏ đi thì nghe tiếng rên như ở đâu trên trời. Nhìn lên thì ra… mự ngồi vắt vẻo trên chạc ba cây gác, mặt mày tái xanh. Moi người gọi mự xuống đi xuống đi nhưng mự chỉ lắc đầu, tay ôm riết lấy chạc cây. Lạ quá, không hiểu sao mự leo lên cây gác to và cao như vậy. Mự đâu phải là người bạo dạn leo trèo. Mà làm sao mự leo lên được hay ai đưa mự lên. Chú Đang tôi mang thang tre trèo lên, buộc dây vào người mự rồi dìu mự xuống. Một cuộc giải cứu vã mồ hôi mới đưa được mự xuống đất an toàn. Trường hợp như đêm ấy cũng hiếm, lâu lâu mới bị. Còn thì sáng hôm sau tỉnh ra, mự lặng lẽ trở về nhà, mặt mày nhợt nhạt thất thần, quần áo thì lấm lem bùn đất. Hỏi đêm qua mự ở mô thì bảo Lùm Liêu. Lùm Liêu là bãi tha ma mà chuyện ma người, ma lợn, ma chó không chỉ đầy rẫy trong cửa miệng dân gian mà có người còn thề là đã thấy ma tụ họp, nhảy múa trong Lùm Liêu lúc nửa đêm. Nghe là mọi người đã lạnh xương sống.

Mệ tôi hỏi, ai bắt mự đi, mà sao đi không nói với tui. Có ai bắt tui đi mô, hắn cứ gọi, giục đi giục lại, bảo ra nấu nước cho các quan, mọi người chờ. Làm gì có người ở ngoài ấy, chỉ có ma thôi chứ? Toàn người, chẳng có ma nào, tui không thấy ai là ma cả. Có gặp quỷ không? Cũng chẳng thấy quỷ. Toàn người mà. Trông ai cũng quen quen nhưng không nhận ra ai cả. Họ đang bàn cái chuyện gì đó quan trọng lắm mà cũng bí mật lắm. Mự có nghe họ bàn chuyện gì không? Tui có được vào đâu, tui phải nấu nồi nước to như cái chậu, nấu mãi không sôi, sờ vào nước vẫn lạnh ngắt.

Tui ngồi nghe lỏm các bà nói chuyện mà thấy lạ. Ai cũng bảo cái cồn tha ma ấy đầy ma, ma già ma trẻ, ma cụt đầu đêm tụ lại hát đò đưa, hát ví dặm với nhau cho đến khi gà gáy canh ba. Thế mà mự lại bảo toàn người, người sao bắt mự đi được? Hay là ma biến thành người?

Về sau, khi chiều chiều là mệ tôi phải giữ chặt lấy mự. Khi thấy mự nhớn nhác sắp bỏ chạy là hô hoán, ai nghe được liền đến giữ chặt mự, rồi đổ nước tiểu lên mặt, cạy răng ra đổ cả bát vào mồm. Một lúc sau, mự dần dần không chống cự nữa rồi tỉnh lại. Người ta bảo con Phạm Nhan này ở cây gạo nhà ông Ninh Được, chưa có cách gì để đuổi nó đi. Hỏi mự những đêm bị bắt đi như thế mự ngồi có nhớ gì không mự nói tui không biết gì cả, chỉ xem người ta nhảy múa đến sáng thì đi về, có người hẹn tối mai lại đến, còn hát tiễn nhau, Ra về bẻ lá cặm đây, từ mai ta cứ chốn này mà chơi… Mệ tui hỏi ai hẹn mự, mự cúi xuống chỉ lắc đầu.

Dần dần người ta cũng quên chuyện đó đi, không nhớ cho uống loại thuốc gì, cuối cùng mự cũng khỏi bệnh. Chuyện con quỉ Phạm Nhan không phải chỉ ở làng tôi mà có ở nhiều vùng, thế mới lạ. Không biết sau này người ta đã có cách gì trừ được nó hay đã đuổi nó đi các làng khác, cũng không nghe ai nói gì về chuyện đó. Đàn bà con gái sau chẳng có ai bị như mự tôi nên chuyện Phạm Nhan cũng như chuyện ma chó thần trùng lè lưỡi về bắt người cũng rơi dần vào quên lãng.

Làng quê khi có điện, không có chỗ nào gọi là tối tăm nữa cả, mọi sự việc đều được ánh sáng nhận thức chiếu rọi. Những lùm cổ thụ, bãi hoang hay miếu cổ làng tôi dần dần cũng khai hoang hết, tấc đất tấc vàng, nửa làng phải đi tìm đất mới sinh sống. Không còn gò hoang miếu cổ cũng đồng thời mất đi vẻ huyền bí thần tiên và ma quái trong đời sống tinh thần của những đứa trẻ lên năm lên mười với trí tưởng tượng vô bờ về giới hạn và màu sắc, cuối cùng trơ trọi còn lại những gì có tính kim tiền.

Nhà văn Trần Huy Quang.

Nhà văn Trần Huy Quang.

Bài viết cho chuyên mục xin được gửi về Báo Nông nghiệp Việt Nam, 14 Ngô Quyền, Hà Nội. Email: baonnvnts@gmail.com.

Hoặc liên hệ người phụ trách chuyên mục: Ông Tô Đức Huy, Trưởng ban Thư ký Tòa soạn; Điện thoại: 0913.378.918; Email: toduchuy75@gmail.com.

 
Trần Huy Quang Trích trong “Nỗi nhớ xa xăm”, chưa xuất bản.
Đôi điều suy nghĩ của một Phật tử về câu chuyện xung quanh ông Minh Tuệ
Đôi điều suy nghĩ của một Phật tử về câu chuyện xung quanh ông Minh Tuệ11

Là một Phật tử, theo dõi hành trình và xem gần hết các video trên mạng về ông Minh Tuệ, chúng tôi nhận thấy văn bản của Giáo hội Phật giáo Việt Nam có thể gây hiểu lầm.

Tác giả trẻ phủ sóng một cuộc thi Thơ Hay
Tác giả trẻ phủ sóng một cuộc thi Thơ Hay

Tác giả trẻ thuộc thế hệ 8X, 9X đã chiếm ưu thế tuyệt đối tại cuộc thi Thơ Hay vừa tổ chức trao giải thưởng vào sáng 16/5 tại TP.HCM.

Nhân hiện tượng Minh Tuệ: Đi tu để được gì?
Nhân hiện tượng Minh Tuệ: Đi tu để được gì?11

Hiện tượng ông Minh Tuệ một lần nữa nhắc cho ta biết rằng cũng như trong căn nhà đóng kín, chúng ta sẽ không thấy được gì, nhưng chỉ cần một tia sáng lọt vào, lập tức thấy bụi bặm nhảy múa đảo điên.

Thổn thức cùng sông Nghèn
Thổn thức cùng sông Nghèn

Quy luật muôn đời là các dòng sông đều chảy, nhưng khi thực hiện dự án 'ngọt hóa', thau chua rửa mặn thì sông Nghèn thành dòng sông duy nhất ở Việt Nam... không chảy.

Từ trường hợp Minh Tuệ: Y pháp bất y nhân
Từ trường hợp Minh Tuệ: Y pháp bất y nhân1

Câu ấy có nghĩa là [người tu phải] căn cứ vào giáo pháp (chân lý) chứ không được căn cứ vào cá nhân.

Tác phẩm hay trong sự tiếp nhận hiện nay như thế nào?
Tác phẩm hay trong sự tiếp nhận hiện nay như thế nào?

‘Tác phẩm hay trong sự tiếp nhận hiện nay’ là cuộc tọa đàm văn chương giữa các tác giả thuộc Hội Nhà văn TP.HCM và Hội Văn học nghệ thuật Phú Yên.

Bên dòng Kiến Giang huyền thoại
Bên dòng Kiến Giang huyền thoại6

Sự hiểu biết cùng cảm xúc rất đặc biệt của cô bé Hà Nội 12 tuổi về đất và người Lệ Thủy, Quảng Bình.

'Dân Ông Tạ' cất giữ một phần ký ức đô thị phương Nam
'Dân Ông Tạ' cất giữ một phần ký ức đô thị phương Nam

'Dân Ông Tạ' là cộng đồng người gốc Bắc di cư vào nam, được tác giả Cù Mai Công phản ánh trong bộ sách 'Sài Gòn một thuở - Dân Ông Tạ đó'.

Viết ngược từ theo sở thích làm méo mó ngôn ngữ Việt
Viết ngược từ theo sở thích làm méo mó ngôn ngữ Việt

Gần đây, trường hợp viết đảo ngược từ xuất hiện tràn lan và ngày một phát triển. Có cơ hội, có dịp là đảo ngược. Đảo lấy được. Nhà văn, nhà báo cũng đua nhau viết ngược từ.

Chùa Một Cột trên thành phố bị lãng quên Bandipur, Nepal
Chùa Một Cột trên thành phố bị lãng quên Bandipur, Nepal

Đi hành hương lần này, đoàn chúng tôi có 8 người. Đi một chuyến đi 'lịch sử đời người', vì sẽ đến những nơi chưa từng đến, những nơi mà để đến được, thì vô cùng khó khăn mới đến được, nhưng đã đến được thì quá xứng đáng để đi. Đến dãy Núi Tuyết Hy Mã Lạp Sơn, và thành phố cổ Bandipur...

Giá trị tiếng Việt kết nối cội nguồn người Việt khắp nơi
Giá trị tiếng Việt kết nối cội nguồn người Việt khắp nơi

Giá trị tiếng Việt trong tâm hồn người Việt, một lần nữa được nhắc nhớ qua chương trình đặc biệt kỷ niệm Giỗ tổ Hùng Vương trên Nông nghiệp Radio tối nay (18/4).

Giỗ Tổ nhớ 'Cảm tưởng của ta về Hội đền Hùng' của cụ Dương Bá Trạc
Giỗ Tổ nhớ 'Cảm tưởng của ta về Hội đền Hùng' của cụ Dương Bá Trạc

Nhà báo, nhà văn Dương Bá Trạc (1884-1944), hiệu Tuyết Huy, là anh trai của nhà giáo Dương Quảng Hàm. Cụ cùng các chiến sĩ đã sáng lập phong trào Đông Kinh nghĩa thục.