Nông nghiệp Trung Quốc 'lột xác' nhờ công nghệ thông minh

Văn Việt - Thứ Bảy, 25/05/2024 , 15:40 (GMT+7)

Trung Quốc đang thúc đẩy ứng dụng tự động hóa và công nghệ thông minh vào sản xuất nông nghiệp ở nhiều địa phương, đưa sản lượng và hiệu suất tăng vọt.

Công nhân kiểm tra tình trạng lúa tại một nhà kính ở thị trấn Vu Hồ, tỉnh An Huy, Trung Quốc, hôm 2/5. Ảnh: China Daily.

Công nhân kiểm tra tình trạng lúa tại một nhà kính ở thị trấn Vu Hồ, tỉnh An Huy, Trung Quốc, hôm 2/5. Ảnh: China Daily.

Tại một cơ sở trồng rau ở huyện Đức Thành, tỉnh Chiết Giang, những chùm cà chua màu đỏ và xanh lá cây treo trên cành như đồ trang trí Giáng sinh, trong khi công nhân liên tục đi lại, bận rộn thu hoạch, phân loại và đóng gói sản phẩm để phân phối trên toàn quốc.

Trải rộng trên một diện tích gần 2,7ha, nhà máy rau Shuimu là tổ hợp nông nghiệp đầu tiên của Trung Quốc có quyền sở hữu trí tuệ độc lập cấp quốc gia. Khác với các cơ sở nông nghiệp Trung Quốc truyền thống, nhà máy sản xuất rau kỹ thuật số này chỉ cần 10 nhân viên.

Cơ sở này cho biết họ đã sử dụng các kỹ thuật tiên tiến như canh tác không cần đất và tưới tiết kiệm nước, cùng với hệ thống điều khiển tự động thông minh, nhờ đó có thể phá vỡ các hạn chế về mùa vụ của việc trồng trọt truyền thống và cho phép sản xuất quanh năm không bị gián đoạn.

Ví dụ, việc trồng cà chua tại nhà máy được quản lý bằng máy móc một cách toàn diện, đảm bảo không chỉ kiểm soát chất lượng sản phẩm mà còn giảm chất thải. Với sản lượng hàng năm là 1,25 triệu kg cà chua, nhà máy có thể đáp ứng nhu cầu tiêu dùng hàng năm của gần 50.000 người.

“Chúng tôi đang áp dụng phương pháp canh tác không cần đất và quản lý kỹ thuật số toàn diện. Nguồn cung cấp điện ổn định cho phép chúng tôi trồng trọt và canh tác liên tục”, Alfa, giám đốc nhà máy, nói.

Ông cho biết nhà cung cấp điện địa phương đã giúp kiểm tra các máy biến áp và đường dây phân phối trong nhà máy, tiến hành kiểm tra chuyên sâu các nhà kính thông minh và kiểm tra các cơ sở như máy bón phân tự động và hệ thống bơm nhiệt để đảm bảo sử dụng điện liền mạch.

“Theo gợi ý của họ, chúng tôi đã thay thế thiết bị làm nóng nồi hơi khí đốt tự nhiên cũ bằng thiết bị địa nhiệt hoặc quang điện để giảm chi phí năng lượng. Giờ đây, mức tiêu thụ năng lượng của thiết bị đốt đã giảm khoảng 50%, tiết kiệm một khoản chi phí điện năng đáng kể”, giám đốc nhà máy giải thích.

Để phục vụ quá trình chuyển đổi kỹ thuật số của ngành nông nghiệp Trung Quốc và thúc đẩy sức sống nông thôn, huyện Đức Thành đã tăng cường nỗ lực xây dựng mạng lưới lưới điện cấp làng, cung cấp dịch vụ điện trực tiếp và tích cực thúc đẩy các sáng kiến quản lý năng lượng thông minh.

Zhou Mi, nhà nghiên cứu cấp cao tại Học viện Hợp tác Kinh tế và Thương mại Quốc tế Trung Quốc, cho hay đà phát triển nhanh chóng của nông nghiệp thông minh chắc chắn sẽ khiến nhu cầu năng lượng tăng cao. Vì vậy, việc đảm bảo cung cấp điện ổn định, an toàn cho các đơn vị liên quan là hết sức quan trọng.

“Nhà cung cấp điện nên tính đến những đặc điểm khác nhau của khu vực nông thôn Trung Quốc cũng như các công nghệ thông minh mà họ đã áp dụng để điều chỉnh gói dịch vụ phù hợp nhất. Sự kết hợp tốt giữa nhà cung cấp điện và người tiêu dùng điện có thể giúp giảm tổn thất năng lượng và từ đó tăng hiệu quả sử dụng”, Zhou nói.

Tương tự, tại một nhà kính ở làng Chỉnh Đổng, thị trấn Tam Đường, tỉnh An Huy, hàng chục công nhân đang tất bật thu hoạch rau cải chíp Thượng Hải.

Hoạt động sản xuất và bán cải chíp trên địa bàn đang bước vào mùa cao điểm. Sau khi cân và đóng gói, rau được vận chuyển đến kho bảo quản trước khi vận chuyển số lượng lớn đến khu vực đồng bằng sông Dương Tử như Thượng Hải và Nam Kinh (Giang Tô).

Một nhà kính có cảm biến theo dõi cường độ chiếu sáng và nồng độ CO2 theo thời gian thực ở huyện Sùng Nhân, tỉnh Giang Tây, phía đông Trung Quốc, hôm 1/2. Ảnh: Xinhua. 

Một nhà kính có cảm biến theo dõi cường độ chiếu sáng và nồng độ CO2 theo thời gian thực ở huyện Sùng Nhân, tỉnh Giang Tây, phía đông Trung Quốc, hôm 1/2. Ảnh: Xinhua. 

Tam Đường là một trong những cơ sở trồng cải chíp lớn nhất của ngành nông nghiệpTrung Quốc. Những năm gần đây, một số nông dân địa phương đã tăng sản lượng và thu nhập bằng cách áp dụng công nghệ và thiết bị mới để canh tác quy mô lớn.

“Năm nay, tôi trồng tới 60 mẫu cải chíp. Tất cả thiết bị tưới nước đã được nâng cấp lên tự động hóa và chỉ cần nhấn nút, quá trình tưới sẽ bắt đầu. Những công nghệ và thiết bị mới đã tăng cả hiệu quả lẫn thu nhập”, Wang Wenpeng, chủ nhà kính ở làng Chỉnh Đổng, nói.

Wang cho biết với sự trợ giúp từ các công nghệ tiên tiến, những dữ liệu như nhiệt độ, độ ẩm, độ phì nhiêu của đất và cường độ ánh sáng có thể được theo dõi theo thời gian thực, đảm bảo điều kiện thích hợp cho việc trồng rau.

“Với nguồn điện ổn định và đủ kết nối với nhà kính, hệ thống quản lý thông minh sẽ giúp đạt được sản lượng cao hơn và tiết kiệm một khoản chi phí đáng kể”, Wang nói, thêm rằng thu nhập của người dân địa phương đã tăng lên đáng kể, từ khuyến khích nhiều nông dân tham gia trồng rau trong nhà kính hơn.

Sản lượng rau hàng năm tại thị trấn Tam Đường đã đạt trên 100.000 tấn. Trồng rau trong nhà kính trở thành một ngành đặc trưng của  khu vực.

“Nông nghiệp thông minh tạo nền tảng vững chắc cho sức sống nông thôn”, Cui Ningbo, giáo sư tại Đại học Nông nghiệp Đông Bắc, Trung Quốc, nhấn mạnh.

Theo Cui, canh tác thông minh cho phép khu vực nông thôn phân bổ hiệu quả các nguồn lực địa phương và phát triển một loạt ngành công nghiệp mới, như máy bay không người lái (UAV) để bảo vệ mùa màng, máy kéo tự lái và thương mại điện tử ở nông thôn.

Những công nghệ thông minh như vậy cũng giúp giảm bớt tính không chắc chắn trong sản xuất nông nghiệp Trung Quốc, từ đó giảm chi phí sản xuất và đảm bảo tăng trưởng bền vững thu nhập từ nông nghiệp.

Tại các vùng nông thôn của huyện Ngũ Liên, tỉnh Sơn Đông, thiết bị mô phỏng môi trường tự nhiên thông minh cho phép nhà kính trồng nấm hoạt động quanh năm.

Tích hợp nghiên cứu, phát triển, sản xuất, chế biến và bán nấm, công viên trình diễn khoa học và công nghệ nấm thực phẩm và nấm dược liệu ở Ngũ Liên có tổng vốn đầu tư lên tới 6,9 triệu USD với diện tích hơn 30.000m2. Nơi đây chủ yếu trồng các loại nấm ăn cao, được bán cho các thành phố hạng nhất như Bắc Kinh và Thượng Hải, thúc đẩy đà phát triển của ngành công nghiệp nấm cao cấp ở hàng loạt ngôi làng xung quanh, đồng thời tạo thêm việc làm cho nông dân địa phương.

Vì sự phát triển của nấm đòi hỏi các yêu cầu cao liên quan đến nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng cùng các điều kiện môi trường khác nên việc trồng nấm đòi hỏi một bộ công nghệ canh tác sinh học điện khí hóa hoàn chỉnh.

Do đó, mỗi nhà kính đều được trang bị cảm biến nhiệt độ và độ ẩm, có khả năng giám sát và kiểm soát tự động.

Tuy nhiên, những hệ thống thông minh như vậy cũng yêu cầu nguồn điện hỗ trợ ổn định.

“Gần đây, nhiệt độ trong nhà kính tương đối cao và cần tưới nước hàng ngày. Với nguồn điện được đảm bảo, chúng tôi cảm thấy yên tâm hơn”, quản lý tên Gao, người phụ trách công viên, cho biết.

 “Chúng tôi đã thành lập một nhóm đặc biệt để cung cấp dịch vụ tận nơi và giải quyết các vấn đề về điện tại chỗ theo nhu cầu của từng giai đoạn nhằm đảm bảo sự phát triển ổn định của ngành nấm địa phương”, công ty điện lực huyện Ngũ Liên cho hay.

“Những thay đổi về dân số nông thôn và sự phát triển của các ngành công nghiệp nông thôn sẽ dẫn đến một loạt tác động sâu rộng tới việc quy hoạch, xây dựng và vận hành cơ sở hạ tầng cũng như dịch vụ điện nông thôn”, Yan Hu, chuyên gia từ Viện Nghiên cứu Năng lượng Lưới điện Nhà nước Trung Quốc, nhận định.

Văn Việt (Theo China Daily)
Những nữ kiểm lâm dũng cảm của bản làng Indonesia
Những nữ kiểm lâm dũng cảm của bản làng Indonesia

Ở Indonesia, đội ngũ nữ kiểm lâm không ngại khó khăn, ngày đêm giữ rừng, đã truyền cảm hứng mạnh mẽ cho người dân trong công tác tuyên truyền bảo vệ rừng bền vững.

Nhu cầu sầu riêng lớn của Trung Quốc giúp nông dân Đông Nam Á đổi đời
Nhu cầu sầu riêng lớn của Trung Quốc giúp nông dân Đông Nam Á đổi đời

Trong bối cảnh mặt hàng sầu riêng phát triển nhanh chóng, nhiều nông dân đã trở thành triệu phú và một công ty Thái Lan sắp niêm yết trên sàn chứng khoán.

Mỹ: Hàng chục đơn vị tham gia phát triển vacxin cúm gia cầm ở gia súc
Mỹ: Hàng chục đơn vị tham gia phát triển vacxin cúm gia cầm ở gia súc

Bộ trưởng Nông nghiệp Mỹ Tom Vilsack hôm 12/6 cho biết 24 đơn vị đang phát triển vacxin cúm gia cầm cho gia súc trong bối cảnh virus lây lan rộng ở bò sữa.

New Zealand hủy kế hoạch đánh thuế khí thải nhà kính đối với nông nghiệp
New Zealand hủy kế hoạch đánh thuế khí thải nhà kính đối với nông nghiệp

New Zealand hôm 11/6 đã tuyên bố loại bỏ lĩnh vực nông nghiệp khỏi kế hoạch đánh thuế khí thải nhà kính nhằm giảm bớt áp lực tài chính cho nông dân.

Siêu bò đắt nhất thế giới giá 101 tỷ đồng
Siêu bò đắt nhất thế giới giá 101 tỷ đồng

Một ‘siêu bò’ thuộc giống bò bản địa của Brazil đã lập kỷ lục Guinness thế giới với giá bán lên tới hơn 4 triệu USD (khoảng 101 tỷ đồng).

Ngựa hoang trở lại thảo nguyên Kazakhstan sau hai thế kỷ vắng bóng
Ngựa hoang trở lại thảo nguyên Kazakhstan sau hai thế kỷ vắng bóng

Bảy con ngựa Przewalski hoang dã cực hiếm trên thế giới đã được chuyển đến quốc gia Trung Á từ các vườn thú ở châu Âu.

Những công nghệ và kỹ thuật nổi bật của nông nghiệp Trung Quốc
Những công nghệ và kỹ thuật nổi bật của nông nghiệp Trung Quốc

Trung Quốc gần đây đã triển khai nhiều công nghệ và kỹ thuật canh tác hiệu quả cao, trong đó phải kể đến 'bộ não kỹ thuật số', siêu lúa 8022 và hạn canh.

Thái Lan hưởng lợi từ việc hạn chế hóa chất bảo vệ thực vật
Thái Lan hưởng lợi từ việc hạn chế hóa chất bảo vệ thực vật

Thái Lan đã ghi nhận những kết quả tích sau khi cấm thuốc diệt cỏ paraquat và thuốc trừ sâu chlorpyrifos độc hại, cũng như hạn chế sử dụng thuốc diệt cỏ glyphosate.

Trung Quốc 'khoe' nhà kính trồng lúa trên sa mạc trong 60 ngày
Trung Quốc 'khoe' nhà kính trồng lúa trên sa mạc trong 60 ngày

Ở Tân Cương, Trung Quốc, các nhà khoa học đang ứng dụng các công nghệ nhà kính tiên tiến để phát triển nông nghiệp trên vùng đất khô cằn.

Tân Cương - Miền đất thép và những hạt bông vàng rực rỡ
Tân Cương - Miền đất thép và những hạt bông vàng rực rỡ

Câu chuyện về những người nông dân Tân Cương dũng cảm, sáng tạo, làm nên kỳ tích trên vùng đất khô cằn.

Vương quốc Anh hợp lực bảo tồn di sản văn hóa trước biến đổi khí hậu
Vương quốc Anh hợp lực bảo tồn di sản văn hóa trước biến đổi khí hậu

Cộng đồng đam mê khảo cổ học ở Anh Quốc phát hiện hàng nghìn di tích, hiện vật vào thời kỳ Đồ đồng và những con đường La Mã phát lộ bằng công nghệ LiDAR.

Đầu tư mạnh, Trung Quốc vẫn khó giảm phụ thuộc ngũ cốc nhập khẩu
Đầu tư mạnh, Trung Quốc vẫn khó giảm phụ thuộc ngũ cốc nhập khẩu

Trung Quốc đã đặt mục tiêu giảm đáng kể sự phụ thuộc vào nhập khẩu ngũ cốc từ nước ngoài, song giới chuyên gia nhận định điều này khó thành hiện thực.