| Hotline: 0983.970.780

Trung Quốc quyết tâm phát triển 'Thung lũng Silicon về nông nghiệp'

Thứ Ba 12/03/2024 , 12:52 (GMT+7)

Cơ sở Nghiên cứu Nhân giống và Khoa học Nam Vân là minh chứng cho thấy quyết tâm của Trung Quốc trong đổi mới nông nghiệp.

Quang cảnh từ trên cao tại thành phố Khoa học và Công nghệ Vịnh Nhai Châu ở tỉnh Hải Nam, miền Nam Trung Quốc. Ảnh: Global Times.

Quang cảnh từ trên cao tại thành phố Khoa học và Công nghệ Vịnh Nhai Châu ở tỉnh Hải Nam, miền Nam Trung Quốc. Ảnh: Global Times.

Cơ sở này đã phát triển hơn 70% giống cây trồng mới cho đất nước và hiện mong muốn tận dụng đổi mới công nghệ để đóng góp cho an ninh lương thực toàn cầu, nhằm vươn lên trở thành "Thung lũng Silicon về nông nghiệp Nam Vân".

Trần Phàm, Phó Gám đốc Phòng thí nghiệm Quốc gia Vịnh Nhai Châu, là người đã đi đầu trong công tác đổi mới. Dành hai thập kỷ để nghiên cứu nhân giống tại Cơ sở Nghiên cứu Nhân giống và Khoa học Nam Vân, ông ví cơ sở này như một "Thung lũng Silicon về nông nghiệp".

Theo ông Trần Phàm, "Thung lũng Silicon Nam Vân" không phải là một khu công nghiệp, mà là một khu nghiên cứu khoa học thực chất. Ông cho biết đây sẽ là nơi các hoạt động nghiên cứu được thực hiện nhằm đáp ứng các mục tiêu công nghiệp và là nơi nhu cầu đổi mới của ngành nông nghiệp được giải quyết bằng khoa học kỹ thuật, thúc đẩy sự phát triển của ngành lên một tầm cao mới.

"Điều chúng ta cần nhất bây giờ là lực lượng sản xuất chất lượng mới. Do đó, chúng ta cần tận dụng thành quả của các tập đoàn công nghệ để thực hiện quá trình chuyển đổi từ nông nghiệp truyền thống sang hiện đại", ông Trần Phàm cho biết.

Theo ông Trần Phàm, Cơ sở Nghiên cứu Nhân giống và Khoa học Nam Vân hiện đang nghiên cứu "nhân giống phù hợp", nghĩa là các giống cây trồng được chỉnh sửa gen phù hợp với từng điều kiện môi trường mà chúng được trồng.

"Những hạt giống biến đổi gen này hứa hẹn sẽ được sử dụng rộng rãi hơn nữa, đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa nông nghiệp và tăng độ chính xác trong canh tác. Hy vọng rằng trong tương lai chúng tôi sẽ sản xuất hạt giống cụ thể cho các công ty dựa trên những gì họ cần. Bất cứ điều gì họ yêu cầu, chúng tôi có thể tạo ra cho họ", ông Trần Phàm nói.

Nằm ở phía nam Ngũ Chỉ Sơn ở tỉnh Hải Nam, nhiệt độ mùa đông tại đây luôn ở mức trên 16 độ C. Trong khi các khu vực phía bắc của Trung Quốc thường phải trải qua mùa đông giá rét, khí hậu ôn hòa của khu vực cho phép hoạt động nghiên cứu giống diễn ra quanh năm, khiến khu vực này trở thành địa điểm lý tưởng và thu hút nhiều nhà khoa học vào mùa đông.

"Chúng tôi đã làm bắt đầu nghiên cứu giống cây từ những năm 1970, điều này đã góp phần đáng kể vào việc đảm bảo an ninh lương thực ở Trung Quốc. Trong tương lai, chúng tôi hy vọng sẽ phát triển các giống cây trồng chiến lược ở Thung lũng Silicon Nam Vân và đóng góp vào sự phát triển ngành công nghiệp hạt giống toàn cầu, nhằm mục đích không chỉ nuôi sống Trung Quốc mà còn góp phần đảm bảo an ninh lương thực thế giới", ông Trần Phàm nói.

Các nhà nghiên cứu che phủ cánh đồng lúa của họ bằng màng bảo vệ để ngăn chim tại Cơ sở Nghiên cứu và Khoa học Nam Vân ở Tam Á, tỉnh Hải Nam. Ảnh: China Daily.

Các nhà nghiên cứu che phủ cánh đồng lúa của họ bằng màng bảo vệ để ngăn chim tại Cơ sở Nghiên cứu và Khoa học Nam Vân ở Tam Á, tỉnh Hải Nam. Ảnh: China Daily.

Cơ sở Nam Vân cũng là một trung tâm hợp tác nông nghiệp quốc tế. Theo dữ liệu chính thức từ Sở Nông nghiệp và Nông thôn tỉnh Hải Nam, cơ sở này đã đào tạo hơn 5.000 cán bộ từ 99 quốc gia và đang phát triển Khu Triển lãm Hợp tác Nông nghiệp Sinh thái Nhiệt đới Trung Quốc - Campuchia ở Campuchia nhằm đẩy mạnh phát triển nông nghiệp địa phương.

Ông Trần Phàm cho biết cơ sở cũng đang hợp tác nghiên cứu về đậu nành trên phạm vi quốc tế.

"Chúng tôi đang nghiên cứu khả năng trồng các giống đậu nành do Trung Quốc phát triển ở Brazil, điều này không chỉ giúp cải thiện các giống đậu nành của Brazil mà còn mang lại nhiều lợi nhuận hơn cho nông dân địa phương", ông nói.

"Các giống lúa của chúng tôi, bao gồm cả giống lúa lai của nhà nông học Viên Long Bình, đã được đưa đến nhiều quốc gia. Trong tương lai, chúng tôi cũng hy vọng sẽ xuất khẩu các giống đậu nành và ngô của mình sang nhiều nơi hơn", ông Trần Phàm nói.

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Israel tấn công trả đũa nhắm vào các mục tiêu quân sự của Iran

Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) sáng 26/10 tuyên bố đã tiến hành ‘các cuộc tấn công chính xác vào các mục tiêu quân sự’ ở Iran.

Mỹ lần đầu sử dụng máy bay ném bom tàng hình B-2 tấn công Houthi

Mỹ đã lần đầu tiên sử dụng máy bay ném bom tàng hình B-2 Spirit tấn công các kho vũ khí của lực lượng Houthi ở Yemen vào sáng 17/10.

Nga: Cây cầu 60 tấn bị trộm đem bán phế liệu

Cảnh sát Nga đang điều tra vụ trộm một cây cầu đường sắt khổng lồ ở phía tây đất nước dường như đã được bán phế liệu với giá chỉ hơn 15.000 USD.