Quy trình chuẩn chôn lợn nhiễm dịch tả lợn Châu Phi thế nào?

NGUYÊN HUÂN - Nguyễn Kiên Cường - Chủ Nhật, 12/05/2019 , 11:03 (GMT+7)

Trả lời bạn Đào Văn Đức lo lắng khi hàng xóm chôn lợn bị dịch ngay trong vườn cách giếng nước nhà anh chừng 20 m, liệu có nguy hiểm?

Khi lợn chết cần báo cơ quan thú y địa phương. Ảnh: Nguyễn Kiên Cường.


Quy trình báo cáo dịch tả Châu Phi

Lo lắng của anh Đức cũng là tâm tư của rất nhiều bạn đọc đã phản ánh, thắc mắc gửi đến Báo Nông nghiệp Việt Nam suốt thời gian diễn ra dịch tả lợn Châu Phi vừa qua. Vậy theo khuyến cáo của FAO, OIE và Bộ NN-PTNT việc chôn lấp, tiêu hủy lợn dương tính với dịch tả lợn Châu Phi theo đúng quy trình nên thực hiện như thế nào?

Hiện tại, tại Trung ương và tất cả 63 tỉnh thành đều đã thành lập Ban Chỉ đạo phòng chống dịch bệnh động vật từ cấp tỉnh, cấp huyện cho tơi cấp xã đối với những địa phương đã xuất hiện dịch tả lợn Châu Phi.

Theo đúng quy trình, khi thấy lợn bị chết hoặc có dấu hiệu mắc bệnh người chăn nuôi có trách nhiệm thông báo cho cán bộ thú y xã hoặc thành viên trong Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh động vật cấp xã để cán bộ thú y huyện tới lấy mẫu xét nghiệm xem có dương tính với dịch tả lợn châu Phi hay không để làm căn cứ thống kê, tiêu hủy hỗ trợ sau này. Bên cạnh đó, tùy quy mô, mức độ của ổ dịch mà có các biện pháp tiêu độc, khử trùng, vệ sinh, lập chốt phù hợp.

Tuy nhiên, hiện nay do dịch xảy ra quá nhiều nên một số địa phương đã bỏ qua khâu xét nghiệm nếu nhận thấy biểu hiện lợn chết do dịch tả lợn Châu Phi quá rõ ràng để việc tiêu hủy được nhanh chóng, kịp thời tránh để lợn chết lâu gây ô nhiễm và nguy cơ phát tán dịch bệnh.

Việc tiêu hủy lợn và sản phẩm của lợn bệnh dịch tả lợn Châu Phi bắt buộc và phải thực hiện đúng quy trình, bởi virus dịch tả lợn Châu Phi có sức đề kháng cao, có khả năng chịu được ở nhiệt độ thấp, virus có thể tồn tại trong phân, máu, bài tiết, thịt xương, của lợn nhiều tuần cho tới vài tháng, thậm chí một nghiên cứu tại Bỉ cho thấy virus dịch tả lợn Châu Phi tồn tại trong xác lợn rừng chết tới 6 tháng.

Tuyệt đối không được vứt xác lợn ra sông suối ao hồ kênh rạch. Ảnh: Nguyễn Kiên Cường.

Do đó, bà con chăn nuôi vì chính mình, họ hàng, làng xóm và cộng đồng tuyệt đối không được vứt xác lợn chết ra ngoài sông, suối, ao, hồ, kênh, rạch bởi khi đó việc kiểm soát dịch bệnh tả Châu Phi sẽ khó hơn gấp nhiều lần.
 

Nguyên tắc tiêu hủy lợn dịch tả Châu Phi

Đầu tiên khi xác định được lợn dương tính với dịch tả lợn châu Phi, cần phải tiến hành làm chết động vật bằng điện hoặc phương pháp khác.

Lợn trước khi tiêu hủy cần được làm chết. Ảnh: Nguyễn Kiên Cường.

Địa điểm tiêu hủy phải theo hướng dẫn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, theo khuyến cáo của OIE và FAO nên ưu tiên chọn địa điểm tiêu hủy ngay tại khu vực chăn nuôi có động vật mắc bệnh hoặc địa điểm thích hợp khác gần khu vực có ổ dịch để hạn chế việc vận chuyển xác lợn đi xa khiến virus phát tán ra ngoài môi trường ảnh hưởng tới các khu chăn nuôi an toàn khác.
 

Biện pháp tiêu hủy

Phương tiện, dụng cụ được sử dụng để vận chuyển phụ phẩm và sản phẩm khác đến địa điểm tiêu hủy phải có sàn kín để không làm rơi vãi máu và chất thải của lợn trong quá trình vận chuyển. Phải được vệ sinh, khử trùng tiêu độc trước và sau khi vận chuyên đến địa điểm tiêu hủy, người tham gia vào quá trình tiêu hủy lợn bệnh, nghi lợn bệnh cần phải thực hiện vệ sinh, sát trùng để tránh làm lây lan mầm bệnh.

Hiện theo khuyến cáo có hai biện pháp tiêu hủy chính là chôn và đốt, nhưng đa phần các địa phương chọn chôn lấp bởi việc đốt vừa không có lò chuyên dụng lại tốn kém tiền bạc.

Trường hợp địa điểm tiêu hủy ở ngoài khu vực có ổ dịch, xác động vật, sản phẩm động vật phải được cho vào bao, buộc chặt miệng bao và tập trung bao chứa vào một chỗ để phun khử trùng trước khi vận chuyển. Trường hợp động vật lớn không vừa bao chứa phải sử dụng tấm nilon hoặc vật liệu chống thấm khác để lót bên trong (đáy và xung quanh) thùng của phương tiện vận chuyển.

Nhưng thực tế hiện quy định này các địa phương hầu như không tuân thủ tuyệt đối nên cũng là một nguyên nhân khiến dịch bệnh lây lan, phát tán mạnh hơn.

Chôn lợn là biện pháp tiêu hủy phổ biến nhất hiện nay. Ảnh: Nguyễn Kiên Cường.


Quy cách hố chôn

Địa điểm hố chôn được khuyến cáo phải cách nhà dân, giếng nước, nguồn nước khu chuồng nuôi động vật tối thiểu 30m và có đủ diện tích, nên chọn nơi chôn trong vườn (tốt nhất là vườn cây ăn quả hoặc lấy gỗ). Kích cỡ hố chôn phải đủ rộng phù hợp với khối lượng động vật, sản phẩm động vật và chất thải cần chôn, theo quy định phải sâu từ 1,5 - 3 mét.
 

Các bước chôn lấp

Sau khi đào hố, cần rải bạt sau đó rải lớp vôi củ (vôi chưa tôi) xuống đáy hố theo tỷ lệ khoảng 1 kg vôi/m2, cho bao chứa xuống hố, phun thuốc sát trùng hoặc rắc vôi bột lên trên bề mặt, lấp đất và nện chặt; yêu cầu khoảng cách từ bề mặt bao chứa đến mặt đất tối thiểu là 0,5m, lớp đất phủ bên trên bao, phải chứa dày ít nhất là 1m và phải cao hơn mặt đất để tránh nước chảy vào bên trong gây sụt, lún hố chôn. Phun sát trùng khu vực chôn lấp để hoàn tất quá trình tiêu hủy.

Cần chôn lấp đúng quy cách khi tiến hành chôn lợn. Ảnh: Nguyễn Kiên Cường.


Quản lý hố chôn

Hố chôn xác động vật phải có biển cảnh báo người ra vào khu vực. UBND cấp xã có trách nhiệm quản lý, tổ chức kiểm tra định kỳ và xử lý kịp thời các sự cố sụt, lún, xói mòn, rò rỉ, bốc mùi của hố chôn. Địa điểm chôn lấp phải được đánh dấu trên bản đồ của xã, ghi chép và lưu giữ thông tin tại ủy ban nhân dân cấp xã. Trường hợp thuê các tổ chức, cá nhân khác thực hiện tiêu hủy, cơ quan quản lý chuyên ngành thú y địa phương tổ chức giám sát việc thực hiện, bảo đảm tuân thủ kỹ thuật theo quy định. 

Đặc biệt, bà con chỉ được phép tái đàn chăn nuôi lợn khi có sự đồng ý, khuyến cáo của cơ quan thú y và chức năng địa phương, tuyệt đối không được tự ý chăn nuôi lợn khi chưa có sự hướng dẫn của thú y để tránh dịch bệnh bùng phát trở lại.

NGUYÊN HUÂN - Nguyễn Kiên Cường
Việt Nam dẫn đầu về xuất khẩu gạo vào Singapore
Việt Nam dẫn đầu về xuất khẩu gạo vào Singapore

Việt Nam xuất khẩu gạo sang Singapore từ lâu, nhưng luôn đứng sau một số nguồn cung khác. Đầu năm nay, gạo Việt Nam đã chiếm vị trí số 1 tại thị trường này.

Loài dược liệu củ như khoai lang, lãi hơn 250 triệu đồng/ha
Loài dược liệu củ như khoai lang, lãi hơn 250 triệu đồng/ha

HƯNG YÊN Cây địa hoàng trồng 6 tháng sẽ cho thu hoạch, trừ chi phí, nông dân lãi khoảng 250 triệu đồng/ha.

Nông sản Việt - nguồn cung chiến lược cho các siêu thị, tập đoàn toàn cầu
Nông sản Việt - nguồn cung chiến lược cho các siêu thị, tập đoàn toàn cầu

Kinh tế thế giới dần phục hồi, nhiều tập đoàn, siêu thị hàng đầu thế giới đẩy mạnh đa dạng hóa nguồn cung, và Việt Nam là điểm đến thu mua nông sản chiến lược.

Thủ phủ sake say men lá Chợ Đồn
Thủ phủ sake say men lá Chợ Đồn

Từ chai rượu được nấu theo phương pháp truyền thống, Hợp tác xã Thanh Tâm đã nâng tầm đưa sản phẩm này chinh phục thị trường Nhật Bản.

Mơ Bắc Kạn được người Nhật ưa chuộng
Mơ Bắc Kạn được người Nhật ưa chuộng

Những năm gần đây, cây mơ tại Bắc Kạn bất ngờ hồi sinh mạnh mẽ, nhiều hộ có thu nhập tiền tỷ, sản phẩm chế biến xuất khẩu dễ dàng sang Nhật Bản.

Chuối Việt Nam vượt chuối Philippines ở Trung Quốc
Chuối Việt Nam vượt chuối Philippines ở Trung Quốc

Trước đây, Philipines luôn là nước cung cấp chuối lớn nhất cho thị trường Trung Quốc. Nhưng đầu năm nay, chuối Việt Nam đã chiếm vị trí này.

Miến dong 5 sao vươn đến trời Âu
Miến dong 5 sao vươn đến trời Âu

Từ sản phẩm truyền thống, miến dong Bắc Kạn vươn mình trở thành mặt hàng nông sản chủ lực của tỉnh, nhiều năm liên tục xuất khẩu sang thị trường châu Âu.

Hơn 1,5 triệu USD nâng cao chất lượng 4 mặt hàng trái cây chủ lực
Hơn 1,5 triệu USD nâng cao chất lượng 4 mặt hàng trái cây chủ lực

Xoài, bưởi, sầu riêng và chanh leo tại 5 tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông, Đồng Tháp, Bến Tre, Tiền Giang sẽ hưởng lợi từ Pha 2 Dự án GQSP, từ nay đến năm 2026.

Chủ tịch Bình Định 'kéo' doanh nghiệp, ngân hàng tiêu thụ ớt cho nông dân
Chủ tịch Bình Định 'kéo' doanh nghiệp, ngân hàng tiêu thụ ớt cho nông dân

Trước tình hình giá ớt bấp bênh khiến nông dân lâm cảnh ‘đánh bạc’ với cây ớt, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định kiểm tra, chỉ đạo đẩy mạnh liên kết sản xuất, tiêu thụ ớt.

Giá cà phê tăng nhanh, tăng cao thách thức chuỗi cung ứng
Giá cà phê tăng nhanh, tăng cao thách thức chuỗi cung ứng

Giá cà phê liên tục tăng cao trong thời gian qua dẫn tới nguy cơ đứt gãy chuỗi cung ứng. Ngành cà phê cần hành động để giữ uy tín cho cà phê Việt Nam.

Mây, tre, cói, thảm lập 'kỷ lục 2 năm', hướng tới mục tiêu 'tỷ đô'
Mây, tre, cói, thảm lập 'kỷ lục 2 năm', hướng tới mục tiêu 'tỷ đô'

Trong tháng 3/2024, nhóm mặt hàng lập kỷ lục cao nhất trong 2 năm qua, đạt 85 triệu USD, tăng 79,9% so với tháng 2/2024 và tăng 35,4% so với cùng kỳ năm 2023.

Rau quả nhiều cơ hội lập kỷ lục xuất khẩu 6 tỷ USD
Rau quả nhiều cơ hội lập kỷ lục xuất khẩu 6 tỷ USD

Tăng trưởng mạnh trong quý I/2024, sầu riêng đông lạnh và dừa tươi sắp được mở cửa thị trường... là những tín hiệu giúp ngành hàng rau quả vững tin vào tốc độ tăng trưởng.